Lối đi nào cho tương lai của báo in?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - giảng viên Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam:
Sự đọc thường đem lại những hiệu ứng riêng
Cách đây vài năm, tôi có dự một cuộc hội thảo tại Malaysia người ta cũng đặt một câu hỏi: Tương lai của báo in sẽ ra sao? Có nhà báo nói khoảng 50 năm nữa báo in sẽ biến mất. Có nhà báo khác lại nói, chỉ 4 - 5 năm nữa, báo in sẽ bị thay thế bởi các loại hình báo chí khác. Riêng tôi, thì nghĩ rằng tình hình chung của báo in trên thế giới là như vậy nhưng ở Việt Nam có thể có một chút khác biệt.
Báo in ở Việt Nam cũng đang bị suy giảm, thay đổi, bị ảnh hưởng bởi các loại hình báo khác nhưng tôi tin rằng báo in ở Việt Nam vẫn có thể tồn tại, tuy có yếu đi. Bởi công nghệ thông tin và sự lớn mạnh của Internet - phương tiện truyền thông chưa thể phủ sóng rộng rãi khắp các địa phương, các vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Về mặt nào đó, báo in vẫn là thứ công cụ tuyên truyền để kết nối các nhu cầu thông tin của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và người dân. Nó có giá trị lưu giữ như những tài liệu thiết yếu của cuộc sống, nhất là đối với những người chưa có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại. Nếu những tờ nhật báo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự lớn mạnh của báo điện tử về các tin, bài, ảnh mang tính thời sự nhanh, nóng, kịp thời, tường thuật diễn biến của các sự kiện cập nhật đến từng phút... thì báo in vẫn có ưu thế hơn báo mạng ở chỗ cho đăng những bài phóng sự phản ánh, tường thuật sâu sắc, đậm đà, dài hơi và gây ấn tượng cao nhờ độ tin cậy đối với độc giả. Một con số thống kê cho thấy nhiều đơn vị, doanh nghiệp quảng cáo ở báo in nhiều hơn báo mạng là nhờ những ưu điểm đó của báo in.
Một nhà báo nước ngoài đã cho rằng tương lai của báo in chính là tạp chí, vì tạp chí không bị ảnh hưởng bởi tính thời sự như các nhật báo và những bài báo mang tính nghiên cứu sâu thì báo mạng ít ngó ngàng đến. Và còn một điều khác nữa chúng ta có thể thấy, sự đọc thường đem lại những hiệu ứng riêng giúp người ta nhớ sâu và lâu hơn mỗi thông tin và chắc chắn cũng mang lại hiệu quả cảm thụ không kém nghe và nhìn.
Nhà báo Nguyễn Tri Thức - Trưởng ban hồ sơ sự kiện, Tạp chí Cộng sản:
Báo in nên tìm thị trường ngách
Muốn có thông tin khách quan, có tính định hướng... báo in phải chuyển tải thông tin đến bạn đọc theo cách riêng, tận dụng những thế mạnh hiện thời của mình. Đó là, không tập trung vào thông tin thời sự, sự kiện mà nên phân tích, bình luận, lý giải để thấy được bản chất thông tin, sự toàn cảnh, đa chiều của vấn đề. Từ đó giúp bạn đọc nhận biết giá trị, bản chất căn cốt, tính khách quan, toàn cảnh của thông tin để có thể nhận thức đúng, ứng dụng trong thực tiễn công việc cũng như đời sống... Đó là cách mà chúng ta đi tìm thị trường ngách để tồn tại.
Với báo điện tử, áp lực về tính cập nhật, không có thời gian đưa những thông tin mang tính bình luận, lí giải... nên báo in cần hướng đến, tập trung làm tốt hơn nữa... Chính vì thế thời gian qua, ngay cả một số nhật báo như Tuổi trẻ TPHCM, Lao động, Tiền phong, Nông thôn Ngày nay... tập trung vào lấy ý kiến chuyên sâu, đa chiều, lấy sự phân tích, lí giải và định hướng dư luận để thu hút bạn đọc. Có thể nói, ngoài một số tờ báo ra ấn phẩm phụ, chạy theo kiểu làm báo thị trường, thì một số tờ báo đã biết tập trung hơn đến đối tượng độc giả quan trọng và đầy tiềm năng. Chúng ta thường quên một phân khúc độc giả tiềm năng, ít được tiếp cận đến báo chí như khu vực nông thôn, quên rằng có những người rất quan tâm đến các đồ họa, quan tâm tính lưu trữ của báo in, thích nghiền ngẫm đọc lúc rỗi rãi... Nhiều người thích đọc báo in chứ không hẳn là toàn bộ công chúng đều thích báo điện tử. Tôi không lạc quan với tương lai báo in nhưng trong một thời điểm đang nhiều bất lợi, ảm đạm như bây giờ thì ở Việt Nam, thị trường dành cho báo in vẫn còn chỗ đứng.
Nhà báo Trần Xuân Thân, Báo điện tử VOV - Đài Tiếng Nói Việt Nam:
Tương lai báo in không sáng sủa là hợp xu thế
Tôi nghĩ rằng, thị trường báo in hiện nay ảm đạm và tương lai không sáng sủa là bình thường, hợp xu thế. Bởi lẽ, trong lịch sử tồn tại và phát triển của truyền thông đại chúng nói chung, trong đó có báo in, công nghệ là yếu tố sống còn (chiếm khoảng 50%) quyết định sự mạnh - yếu của tờ báo, phần còn lại là nội dung thông tin. Công nghệ và nội dung báo in phải được xác định là 2 yếu tố cấu thành không thể tách rời của một tờ báo. Dù có không ít người cực đoan đề cao nội dung quyết định chất lượng báo chí, nhưng theo tôi, nếu làm nội dung tốt mà không có công nghệ tốt, không làm chủ được công nghệ tốt để thể hiện nội dung đó thì chính mặt này lại làm giảm đi cái tốt của nội dung. Hơn nữa, nhờ công nghệ tốt mà nội dung có thêm cơ hội đến được với công chúng.
Hiện nay công nghệ chi phối nội dung đã thể hiện rõ nét. Công nghệ chi phối cả cách thức làm nội dung truyền thông. Công nghệ báo in hiện tại đã trở nên lạc hậu so với thời đại truyền thông công nghệ mới. Báo in không chỉ phải cạnh tranh với phát thanh, truyền hình, báo điện tử mà còn cạnh tranh với mạng xã hội. Cuộc cạnh tranh này cũng không phải chỉ có báo in mà tất cả các phương tiện truyền thông đang đối mặt.
Cũng có những ý kiến đã cho rằng, báo in sẽ không chết mà nó sẽ làm mới mình bằng những công nghệ mới để truyền thông điệp báo in tới công chúng, công nghệ in mới... Nhưng cách nói này, theo tôi, chỉ là cố gắng gượng níu kéo thuật ngữ báo in. Còn khi nó làm mới mình về công nghệ, và thậm chí ra đời công nghệ mới để đưa báo in đến công chúng, ví dụ số hóa bản in, chuyển bản in bằng công nghệ mới đến công chúng tiếp nhận ở dạng file số, thì về bản chất, nó cũng không còn là báo in nữa. Nó là một loại mới ra đời. Cũng giống như thời kỳ đầu báo in được đưa lên Internet.
Nhà báo Nguyễn Văn Bắc, Báo Hải quan:
Cần có nét đặc sắc riêng...
Việc bị giành giật bạn đọc là một thực tế của báo in hiện nay. Tuy nhiên, báo in và báo điện tử vẫn có thể cùng nhau tồn tại và phát triển.
Đó là, tìm nội dung chuyên biệt, bản sắc riêng cho mình để cho bạn đọc thấy cần có tờ báo đó để đọc. Với các cơ quan báo chí có nhiều loại ấn phẩm thì cần có sự kết hợp, hỗ trợ nội dung để bạn đọc phải tìm tờ báo giấy để có thông tin đầy đủ, sâu sắc hơn. Bên cạnh việc tổ chức nội dung thì trình bày báo cũng cần luôn thay đổi để hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt các cơ quan cần hướng mạnh khâu phát hành đến những vùng mà vốn dĩ báo in ít có và người dân chưa sử dụng phương tiện điện tử nhiều.
Nhà báo Nguyễn Minh Đức - TBT Báo Kinh tế & Đô thị:
Vấn đề cốt tử vẫn là chất lượng thông tin
Thỉnh thoảng, lại xuất hiện thông tin tờ báo này ở Mỹ, tờ báo kia ở Anh phải đóng cửa, đình bản; trong nước nhiều cơ quan báo chí ngưng xuất bản báo in hay giảm kỳ phát hành... Thực tế ấy khiến những người làm báo chúng ta phải suy nghĩ: Phải chăng, một loại hình báo chí lâu đời nhất, được người đọc quý trọng nhất đang có nguy cơ biến mất? Phải chăng nó sẽ biến mất như những chiếc máy chữ, chiếc máy nhắn tin hay máy ảnh cơ... để nhường chỗ cho các thiết bị công nghệ kỹ thuật số?
Vậy thì vấn đề đặt ra là, làm thế nào để duy trì việc xuất bản các tờ báo in? Liệu rằng, bạn đọc có còn tiếp nhận báo in nữa hay không? Và muốn duy trì, các tòa soạn, những người làm báo cần phải làm gì? Theo tôi, có 3 lợi thế mà báo in có vẻ vượt trội hơn báo điện tử và các loại hình báo chí khác. Một là, một bộ phận bạn đọc vẫn duy trì thói quen đọc báo in. Hai là, độ chính xác, tin cậy của báo in cao hơn. Ba là, việc ăn cắp bản quyền, copy thông tin trên báo in diễn ra chậm hơn trên báo điện tử. Chính vì thế báo in muốn cạnh tranh với báo điện tử cần phát huy “lợi thế” của mình. Và yếu tố đầu tiên vẫn là chất lượng thông tin. Tại sao những tờ báo in được cho là “lá cải” vẫn bán được, người đọc vẫn tìm mua. Bởi vì đó là những thông tin chi tiết, hấp dẫn, lạ và độc mà trên mạng chưa có hoặc có thì rất sơ sài. Hai là, thông tin được trình bày trên những tờ báo hấp dẫn và bắt mắt hơn. Chính vì thế, khoan hãy bàn về tương lai lâu dài của báo in mà trước mắt chúng ta phải hành động ngay để may ra báo in vẫn còn tồn tại trong một thời gian nữa với những lợi thế của nó.
Qua thực tế điều hành tại báo Kinh tế & Đô thị, tôi cho rằng, hiện nay trong một tòa soạn, phải phân định rõ thông tin nào thì đưa ngay báo điện tử còn thông tin nào cần phải để dành đưa báo in. Chúng ta cũng cần tính toán để làm báo phát không theo xu hướng của báo chí thế giới. Có nghĩa là nguồn thu của tòa soạn không phải từ bán báo mà là từ nguồn quảng cáo của các tổ chức, doanh nghiệp quảng cáo. Như vậy, báo in vẫn tồn tại mà bạn đọc vẫn được phục vụ miễn phí. Và điều quan trọng nhất vẫn là, thông tin báo in phải chuyên sâu, nhằm vào một đối tượng bạn đọc nhất định thuộc một lĩnh vực cụ thể. Vấn đề là mỗi tòa soạn, mỗi Tổng biên tập và cộng sự ở tòa soạn đó có biết lựa chọn hướng đi, lựa chọn cách “thâm canh” để tiếp tục duy trì và phát triển tờ báo của mình hay không?./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo ngày 12.7.2016
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận