Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong giai đoạn mới
Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp và đến năm 2045 trở thành một nước phát triển thu nhập cao(1). Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu đó, “Nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công” của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc là tiếp tục tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”(2).
Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là tổng hợp sức mạnh từ phẩm chất, năng lực trí tuệ, bản lĩnh, ý chí cách mạng, khả năng tổ chức, chỉ đạo của Nhà nước và hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, hiện thực hóa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thước đo năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trước hết thể hiện ở năng lực trí tuệ, kiên định, vận dụng sáng tạo lý luận khoa học và cách mạng để xác định đường lối cầm quyền đúng đắn; năng lực thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả trong thực tiễn; năng lực xây dựng đội ngũ cầm quyền và bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; năng lực tổ chức, xây dựng và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), xây dựng nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội; năng lực phát triển, phát huy nền dân chủ XHCN, tiềm năng, sức mạnh con người; năng lực xây dựng, phát huy sức mạnh của lực lượng vũ trang trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; năng lực kiểm soát, giám sát thực thi quyền lực nhà nước; năng lực dự báo, nắm bắt tình hình, xử lý các tình huống phức tạp, đảm bảo an ninh chính trị, xã hội.
Trong hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với trước đổi mới... Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(3). Có được kết quả đó là do Đảng ta không ngừng chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, lãnh đạo đất nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Đảng đã kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH), từng bước hoàn thiện đường lối xây dựng CNXH, xác định đúng đắn mô hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội trong thời kỳ quá độ phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn lịch sử, làm cơ sở lý luận, thực tiễn vững chắc để lãnh đạo sự nghiệp đổi mới giành những thắng lợi to lớn.
Bên cạnh những thành tựu đó, nền kinh tế - xã hội phát triển chưa thật vững chắc, còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức; sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước còn những hạn chế, bất cập, nổi lên là năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn thấp, hiệu quả lãnh đạo chưa cao, nhất là các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước; phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng; cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao(4).
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII, trước hết Đảng cần phải khắc phục những hạn chế, bất cập, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trên các mặt cơ bản sau đây:
- Nâng cao phẩm chất, năng lực trí tuệ, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa, thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại, không ngừng hoàn thiện đường lối đổi mới CNXH, vượt qua thách thức và ứng biến với những tình huống khó lường trong thực tiễn cách mạng. Năng lực trí tuệ, bản chất, tính tiên tiến là sức mạnh nội sinh, là cơ sở, điều kiện tiên quyết để thực hiện vai trò, sứ mệnh của Đảng trước nhân dân và dân tộc. Để nâng cao năng lực trí tuệ của Đảng, cần phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, làm rõ những vấn đề đặt ra về lý luận và thực tiễn con đường đi lên CNXH ở nước ta: xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới thể chế chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân, vì dân; hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, phát huy dân chủ XHCN. Đồng thời tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức, chính trị, bản lĩnh cách mạng trong Đảng và trong nhân dân.
Mọi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác. Đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng tố chất lãnh đạo, cầm quyền cần thiết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống. Các cơ quan lãnh đạo các cấp tiêu biểu cho phẩm chất, trí tuệ, thể hiện năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, vì vậy phải tăng cường đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu, lựa chọn những cán bộ có phẩm chất tốt, năng lực trí tuệ cao, ngang tầm nhiệm vụ, bố trí vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, các vị trí trọng yếu trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, có chính sách đúng đắn thu hút và trọng dụng nhân tài trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược.
- Nâng cao năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong các thời kỳ, mặc dù Đảng đã tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước trong quá trình cụ thể hóa, thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng thành pháp luật, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, nhưng trên nhiều mặt vẫn còn những hạn chế bất cập. Hệ thống pháp luật và thể chế chính sách chưa đồng bộ, chậm đổi mới, có mặt lạc hậu, chưa đáp ứng tốt yêu cầu vận động của thực tiễn đất nước, còn tình trạng “lợi ích nhóm”trong xây dựng và thực thi chính sách, ảnh hưởng đến hoạt động của người dân và doanh nghiệp, giảm hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý của Nhà nước, để cho tham nhũng, tiêu cực phát sinh.
Đây là những nguyên nhân chủ yếu hạn chế năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Vì vậy, tổ chức đảng ở các cấp phải tập trung lãnh đạo các cơ quan nhà nước phát huy dân chủ, pháp quyền XHCN, chủ động, kịp thời cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, xây dựng hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách đồng bộ, hiện đại, chặt chẽ, tạo điều kiện, động lực, nguồn lực để thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực trong thực thi quyền lực nhà nước. Năng lực tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung vẫn là khâu yếu, còn hạn chế(5), làm cho đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước chậm đi vào cuộc sống, chất lượng, lực, hiệu quả chưa cao. Đây là vấn đề Đảng cần phải tập trung lãnh đạo, trong đó mấu chốt là động lực con người, thể chế, chính sách, môi trường hoạt động, cần được đổi mới bằng những giải pháp mang tính đột phá.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, đất nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh vững chắc, tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật, thể chế chính trị nước ta đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, quan hệ giữa kinh tế và chính trị còn chưa thật phù hợp, ảnh hưởng đến vai trò tích cực trong sự tác động trở lại, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ hơn. Bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh, chi phí tốn kém, hiệu lực, hiệu quả thấp; tổ chức bộ máy chính quyền các cấp chậm được đổi mới, việc sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chính quyền còn bị động, lúng túng, hoạt động chưa đồng bộ; hội đồng nhân dân các cấp hoạt động còn hình thức, chất lượng hoạt động thấp; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đông nhưng không mạnh, một bộ phận phẩm chất, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, là những lực cản lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói riêng và công cuộc đẩy mạnh đổi mới toàn diện của Đảng nói chung.
Vì vậy, trong giai đoạn mới cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nhằm thực hiện đổi mới mạnh mẽ thể chế chính trị Việt Nam phù hợp với bản chất của CNXH, tuân theo quy luật khách quan và yêu cầu của thực tiễn lịch sử. Trước hết cần xác định mô hình đổi mới của thể chế chính trị XHCN trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp pháp quyền, dân chủ hóa XHCN và hội nhập quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trên cơ sở cải cách mạnh mẽ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực và thực thi quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc phân công, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, đồng thời giám sát lẫn nhau, trọng tâm là giám sát thực thi quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật, hoạt động lập pháp phải đảm bảo văn minh, hiện đại, hoạt động hành pháp phải nghiêm minh, hiệu quả, hoạt động tư pháp phải công minh, tôn nghiêm kỷ cương, phép nước. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng phải khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác lập quy, lập pháp, đảm bảo hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật phải đồng bộ từ trung ương đến các địa phương, tạo môi trường luật pháp thuận lợi, thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp.
Cần tập trung lãnh đạo kiện toàn, nâng chất lượng hoạt động của các cơ quan chính quyền các cấp, nhất là đối với hội đồng nhân dân. Năng lực, hiệu quả lãnh đạo, cầm quyền của Đảng được thực hiện và thể hiện bởi đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước. Vì vậy phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ điều hành, quản lý nền kinh tế thị trường, xây dựng chính phủ điện tử, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực của hệ thống chính trị, đảm bảo trong sạch, vững mạnh. Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong từng thành tố và toàn bộ hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng yếu của Đảng, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều mặt yếu kém, bất cập. Một thời gian khá dài công tác kiểm tra, giám sát bị buông lỏng, kỷ cương, phép nước thực hiện không nghiêm, cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng, Nhà nước chưa thật đầy đủ, đồng bộ(6), để cho tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tham nhũng, tiêu cực diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và chế độ XHCN.
Mặc dù, trong thời gian qua, nhất là nhiệm kỳ Đại hội khóa XI, XII, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh và thực hiện quyết liệt cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, nhưng tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp. Do đó cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên một cách quyết liệt, mạnh mẽ hơn, không chỉ trong Đảng mà còn trong cả hệ thống chính trị. Đồng thời, Đảng phải tăng cường lãnh đạo Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, cơ chế kiểm soát quyền lực đầy đủ, đồng bộ để “nhốt quyền lực trong lồng thể chế”, đồng thời thực hiện cuộc đấu tranh quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, để cán bộ, công chức “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi, đoàn kết các tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc, xây dựng nền tảng chính trị sâu rộng, vững chắc. Năng lực lãnh đạo, cầm quyền không chỉ trong bản thân Đảng, mà còn trong chính đối tượng lãnh đạo của Đảng, trong nền tảng, sức mạnh của các tầng lớp nhân dân. Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân, Đảng phải phát huy tốt sức mạnh ấy thì cách mạng mới thành công. Vì vậy Đảng phải tăng cường, nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng, quan tâm thiết thực đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống các tầng lớp nhân dân; phát huy dân chủ, tính tích cực của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị, xã hội. Trong điều kiện chế độ chính trị một Đảng cầm quyền, cần hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện đầy đủ cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, trong đó phải xây dựng cơ chế phát huy quyền làm chủ của nhân dân một cách thực chất. Đồng thời lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội.
Để thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, vấn đề có ý nghĩa then chốt là phải tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, để toàn bộ hệ thống các cấp của Đảng thực sự trong sạch, vũng mạnh.
Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị phải hết sức coi trọng khắc phục sự suy thoái về tư tưởng - chính trị, để giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, kiên định các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, nâng cao tính đảng, tính chiến đấu, bản lĩnh, lập trường cách mạng vững vàng trước mọi thử thách cho cán bộ, đảng viên, các cấp ủy, cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp, cán bộ cấp chiến lược; khắc phục sự yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hành dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng.
Tăng cường xây dựng Đảng về tư tưởng phải tập trung đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng, lý luận; kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, ngăn chăn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức, mọi cán bộ, đảng viên phải thực sự nghiêm túc thực hiện quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là cán bộ cấp cao của Đảng, kiên quyết xử lý kỷ luật đảng những trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm để giữ gìn thanh danh của người đảng viên cộng sản và uy tín của Đảng.
Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên, trong đó đề cao trách nhiệm chính trị của cấp ủy và tổ chức cơ sở đảng trong việc giáo dục, quản lý, rèn luyện, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, nhất là các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, nhằm đảm bảo định hướng chính trị, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực; sàng lọc, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những cán bộ, đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, trên cơ sở xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống quy chế về công tác cán bộ; xây dựng cho được đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, năng lực nổi trội, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao, thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết.
Hoàn thiện những quy định về thẩm quyền, trách nhiệm và kiểm soát quyền lực của người đứng đầu trong công tác cán bộ, chống tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh bằng kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và pháp luật “không vùng cấm”, “không có ngoại lệ” đối với những cán bộ có vi phạm, kể cả khi chuyển công tác hoặc về hưu. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; xử lý kịp thời, kiên quyết, triệt để, đồng bộ, nghiêm minh không chỉ trong các tổ chức đảng, cả trong các cơ quan, các tổ chức chính trị, xã hội.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đồng thời phải tăng cường đổi mới hơn nữa phương thức lãnh đạo, cầm quyền đối với hoạt động Nhà nước. Sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng phải quán triệt nguyên tắc lãnh đạo cầm quyền tuân thủ pháp luật, đề cao nguyên tắc pháp quyền; phải dân chủ, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo vai trò chủ động, theo pháp luật của các cơ quan nhà nước; phải đảm bảo tính khoa học, tính tiên tiến, phù hợp với yêu cầu đổi mới, sáng tạo trong phát triển đất nước.
Năm 2021 vừa diễn ra Đại hội XIII của Đảng thành công, nhưng đất nước đã phải trải qua đại dịch Covid-19 với biết bao thử thách cam go, hậu quả của nó như một cuộc chiến chấn động toàn cầu. Đối với nước ta, bệnh dịch lan tràn khắp đất nước, cướp đi sinh mạng hàng nghìn người và hàng triệu người lâm bệnh, đời sống nhân dân bị đảo lộn. Cùng với những tổn thất to lớn đó, đại dịch còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải oằn mình chống dịch. Chuỗi sản xuất, dịch vụ, lao động của nền kinh tế bị đứt gẫy, nhiều doanh nghiệp đình đốn, thiệt hại to lớn về kinh tế. Bên cạnh đó, đất nước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khác, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, toàn hệ thống chính trị và nhân dân cả nước đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua thử thách, dành đạt được những thành tựu.
Với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, đến cuối tháng 12 năm 2021, gần 89, 2% dân số trên 18 tuổi đã được tiêm đủ 2 liều vaccine phòng Covid-19(7), cao hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO. Đại dịch Covid-19 ở nước ta cơ bản đã được kiểm soát, nền kinh tế đã phục hồi nhanh chóng và kinh tế tăng trưởng tích cực, xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt kỷ lục với trên 670 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, Thu hút đầu tư nước ngoài 31 tỷ USD trong năm 2021, Việt Nam nằm trong tốp 20 nước thu hút FBI nhiều nhất trên thế giới(8).
Trong bối cảnh đầy hiểm nguy và bất trắc, để đạt những thành tựu to lớn như vậy là hết sức ấn tượng. Có thể nói, những khó khăn, thách thức ngay khi bước vào năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XIII, được coi là những thử thách nghiệt ngã, những đó là sự trải nghiệm đối với năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, sự vững mạnh của hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết thống nhất trong nhân dân, để vượt qua thử thách, giành thắng lợi, do đó càng củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và chế độ XHCN. Bước sang năm mới 2022, mặc dù tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, đất nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất trắc khó lường, nhưng với bản lĩnh, chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần quyết tâm phấn đấu, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chắc chắn vẫn vững vàng vượt qua mọi thử thách, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới, giành những thành tựu to lớn hơn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh./.
______________________________________________
(1), (2), (3), (4), (5), (6) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, T.I, tr36, 35-36, 25, 90-93, 32, 32.
(7) Nguồn https/suckhoedoisong.vn.chie.
(8) Dẫn theo nguồn tin: “Chào buổi sáng” 6 giờ ngày 28/12/2021 của Đài Truyền hình Việt Nam.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 1/2022
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận