Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ dân tộc thiểu số - một yêu cầu khách quan và cấp bách
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, 54 dân tộc anh em đã đoàn kết bên nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do hoàn cảnh địa lý, các dân tộc thiểu số thường sống ở những vùng có nhiều khó khăn, chậm phát triển kinh tế, còn nhiều hủ tục lạc hậu. Song trong suốt quá trình chiến đấu và xây dựng đất nước đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đã thực hiện tốt việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Họ luôn trung thành với lý tưởng của Đảng, tận tuỵ với công việc được giao. Tuy vậy, qua thực tiễn công tác còn bộc lộ nhiều yếu kém về tư duy lý luận trên các mặt:
Một là, tư duy chủ yếu còn mang tính trực quan, kinh nghiệm
Tư duy của cán bộ người dân tộc thiểu số vẫn mang nặng tính kinh nghiệm. Cách suy nghĩ, cách nói, cách làm còn trực quan, đơn giản chưa nắm được bản chất của sự vật để giải quyết vấn đề một cách hệ thống; chưa nhìn ra được sự vận động có tính quy luật nên dễ sa vào bệnh chủ quan, rập khuôn, máy móc chỉ nhìn thấy mặt này mà không thấy mặt kia. Đây cũng là nhược điểm chung, phổ biến trong tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số, nhất là trong thời kỳ bao cấp. Thời kỳ đổi mới, cán bộ lãnh đạo quản lý người dân tộc thiểu số vẫn còn biểu hiện tư duy đó trong hoạt động công tác của mình. Khi đề ra các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thường bỏ qua hoặc coi nhẹ khâu khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực tế, dành ít thời gian, vật lực để theo dõi những sự kiện, những vấn đề liên quan, mới xuất hiện. Hoặc, ít bám vào lý luận, quan điểm đường lối pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết còn thiên về tính chủ quan, chưa thấy được mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Điều đó dẫn tới các chỉ tiêu đề ra thường quá cao hoặc quá thấp, thiếu cơ sở thực tế và tính khả thi (cụ thể như chỉ tiêu phát triển công nghiệp, xoá đói giảm nghèo, sản xuất nông nghiệp). Nhiều Nghị quyết đề ra vẫn còn chung chung, trừu tượng, tính thiết thực không được cao.
Về năng lực thực tế, các tố chất của người cán bộ lãnh đạo chưa được phát huy triệt để, những vấn đề về lý luận, đường lối, nghị quyết còn chưa thực sự được hiểu thấu đáo, dẫn tới trong suy nghĩ và hành động còn lúng túng, giản đơn; chưa vận dụng đường lối chung vào thực tế địa phương một cách sáng tạo. Quá trình tổ chức thực hiện công tác cũng thường cảm tính, chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm những việc nào cần làm trước, việc nào cần làm sau. Việc kiểm tra thực hiện không được đầy đủ hoặc còn mang nặng tính hình thức. Chưa coi trọng công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, né tránh những bức xúc, khó khăn. Nếu có rút kinh nghiệm lại không được áp dụng vào thực tiễn nên kết quả công việc có nhiều hạn chế.
Hai là, tư duy còn ảnh hưởng nhiều ở phong tục, tập quán lạc hậu.
Tư duy cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số còn chịu ảnh hưởng nhiều của phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời. Nếp suy nghĩ, nếp sống cũ, thể hiện rõ ở sự bảo thủ, định kiến. Mặt khác, quá nhấn mạnh vai trò của cá nhân, quan hệ đồng tộc bền chặt, điều đó có ưu điểm của nó, song mặt trái trong hoạt động quản lý lãnh đạo lại gặp nhiều khó khăn, khúc mắc, mâu thuẫn, liên quan đến dòng tộc, họ hàng, anh em rất khó giải quyết bằng “lý”. Quan hệ “tình cảm” còn thể hiện rõ trong giải quyết công việc, trong thế ứng xử và hoạt động quản lý lãnh đạo. Với bản tính phóng khoáng ảnh hưởng nhiều của "tự nhiên chủ nghĩa" thói quen tự do làm cho cán bộ người dân tộc thiểu số không thích bị ràng buộc bởi luật lệ, quy tắc, nội quy dẫn tới ý thức chấp hành pháp luật vẫn còn yếu nên xử lý các vấn đề mâu thuẫn, các hiện tượng phát sinh... còn mang nặng quan hệ tình cảm thường thiên về "cái tình hơn cái lý".
Ba là, tư duy lý luận, tư duy lôgíc còn giản đơn, máy móc
Năng lực trình độ tư duy của cán bộ lãnh đạo người dân tộc thiểu số đặc biệt ở các vùng khó khăn về kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế. Mặc dù họ được cử đi học, trình độ được nâng lên một bước. Song chưa phát huy được vốn tri thức sẵn có và những tri thức mới lĩnh hội nên trình độ tư duy nhất là tư duy lôgíc, tư duy lý luận còn yếu, đặc biệt khả năng khái quát hoá ở những mức độ phân tích và tổng hợp còn kém. Từ đó ảnh hưởng đến việc tổng kết thực tiễn, đúc rút thành lý luận.
Bốn là, cách suy nghĩ còn mang nặng cảm tính, kinh nghiệm, thiên về lợi ích trước mắt.
Trình độ học vấn của đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số đã được nâng lên, được đào tạo bài bản hơn, hệ thống hơn, đó cũng là yếu tố tạo nên nền tảng rất quan trọng cho trình độ tư duy lý luận, song vẫn còn mang nặng cảm tính, kinh nghiệm trong tư duy xuất phát từ những yếu tố sau:
+ Do không có điều kiện học tập
+Do gắn liền với kinh nghiệm sản xuất vật chất cũ nên thỏa mãn với hiện tại dẫn đến thiếu ý chí học tập để trau dồi kiến thức cho bản thân, tầm nhìn chỉ bó hẹp trong khuôn khổ địa phương.
+ Tâm lý ngại học tập, ngại cập nhật những thông tin mới vì họ chưa thấy hết ý nghĩa sâu xa của việc học tập, nhất là học lý luận dẫn tới lạc hậu trong tư duy, cách nghĩ và cách làm chỉ dựa vào kinh nghiệm có sẵn theo lối mòn nên ít động não, sáng tạo nên trong hoạt động, lãnh đạo dễ bảo thủ, trì trệ, dè dặt với những cái mới, ngại thay đổi những cái cũ, bó hẹp trong khuôn khổ địa phương mình, không cần phải học tập nhiều hơn nữa, vì lẽ đó, dẫn tới sự hiểu biết đã ít lại ngày càng mai một.
Từ những hạn chế về trình độ tư duy lý luận nên trong hoạt động thực tiễn cũng như nhìn nhận các hiện tượng xã hội, các vấn đề nảy sinh mang nặng cảm tính chỉ thiên về lợi ích trước mắt, chỉ tin vào những cái có thể "nhìn thấy", "sờ thấy" một cách trực quan mà chưa thấy được tính chiến lược lâu dài, tính quy luật sâu sắc của các hiện tượng xã hội. Hệ quả của sự tư duy nói trên dẫn đến cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số dễ rơi vào bệnh chủ quan, duy ý chí. Cụ thể là cán bộ lãnh đạo đưa ra những chỉ tiêu, phương hướng, những giải pháp còn dựa vào ý muốn chủ quan, tâm đắc của mình, áp đặt cho thực tiễn, chưa xuất phát từ thực tế khách quan.
Xuất phát từ thực trạng trên, muốn nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số có hiệu quả, song song với việc phát triển, kinh tế - xã hội miền núi cần phải không ngừng nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân các dân tộc, xây dựng đời sống văn hoá mới, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu và nâng cao trình độ khoa học cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Bởi lẽ, chỉ trên cơ sở trình độ dân trí nhất định, chúng ta mới có thể tiếp thu được tri thức xã hội, nâng cao trình độ tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh người dân tộc thiểu số hiện nay.
Nghị quyết 22 NQ/TW ngày 27.11.1989 của BTC nêu rõ: "coi trọng ưu tiên đào tạo cán bộ dân tộc, tăng cường đầu tư cho việc xây dựng trường lớp, mở rộng và củng cố các trường phổ thông, các trường DTNT, vừa học, vừa làm, khôi phục các trường dành riêng cho cán bộ miền núi ở các trường Đảng, trường hành chính và trường của các đoàn thể quần chúng ở trung ương cũng nh ở địa phương, mở rộng chơng trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ... bổ sung chính sách, chế độ cho cán bộ dân tộc ít người và cán bộ miền núi".
Muốn xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số trước hết, phải có chiến lược đào tạo và bồi dưỡng cơ bản, dài hạn cho từng địa phương. Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số phải đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng miền biên giới. Chiến lược về xây dựng hoàn thiện chính sách cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải đi trước một bước, cụ thể mỗi địa phương phải có quy hoạch, kế hoạch cụ thể xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với cơ cấu thành phần các dân tộc thiểu số ở địa phương mình. Trên cơ sở đó có chính sách ưu tiên xây dựng củng cố phát triển các loại hình trường dân tộc nội trú, trường thiếu sinh quân dành cho con em các dân tộc thiểu số. Để thực hiện được chiến lược đó trước mắt cần:
- Tăng cường phát triển kinh tế miền núi
Phát triển kinh tế thị trường miền núi theo định hướng XHCN là một yêu cầu khách quan và cấp thiết trong hoàn cảnh hiện nay. Qúa trình này thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội và khoa học, kỹ thuật làm cho sản xuất mang tính xã hội sâu sắc. Xóa bỏ ranh giới, sự biệt lập, tách rời giữa các địa phương xoá bỏ tình trạng kinh tế tự cấp, tự túc, mở mang tầm nhìn của nhân dân góp phần nâng cao trình độ dân trí của nhân dân các dân tộc miền núi. Tiến trình này tạo cho người cán bộ năng động trong suy nghĩ, sáng tạo trong phương pháp, phát huy năng lực phân tích đánh giá tình hình, kịp thời phát hiện giải quyết những mâu thuẫn về kinh tế - xã hội, nhanh nhạy nắm bắt sự vận động phát triển của cuộc sống, tạo điều kiện cho nhận thức và hành động phù hợp với yêu cầu thực tiễn và quy luật khách quan. Từng bước làm thay đổi cách nghĩ, cách làm cũ. Đây chính là "con đường đi tắt" để xây dựng phương pháp tư duy khoa học, khắc phục bệnh giáo điều, kinh nghiệm, chủ quan duy ý chí. Phát triển kinh tế thị trường đẩy mạnh CNH-HĐH, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn miền núi... mới tạo điều kiện khách quan, cơ sở vật chất - kỹ thuật để khắc phục sự bảo thủ, trì trệ trong tư duy của người sản xuất nhỏ, phong kiến, phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến trình độ tư duy lý luận của cán bộ người dân tộc thiểu số.
- Bố trí đan xen cán bộ người kinh và người dân tộc thiểu số
Việc tăng cường cán bộ cho miền núi là một chủ trương rất đúng đắn, phù hợp với điều kiện khách quan của Đảng và Nhà nước. Điều này đã được chứng minh trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta. Cần phát huy truyền thống đó trong điều kiện hiện nay, khi công cuộc xây dựng đất nước, quá trình đổi mới đang diễn ra đòi hỏi quá trình thực hiện phải quán triệt quan điểm toàn diện, bố trí đan xen kết hợp với việc đẩy mạnh đào tạo cán bộ tại chỗ để từng bước thay thế, để họ phát huy hết nội lực, khả năng của mình là phù hợp với thực tế đất nước ta - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Phải chú trọng đào tạo bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi. Cố nhiên lãnh đạo người kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ địa phương, nhưng phải làm sao cho cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự quản lý lấy công việc ở địa phương, chứ không phải bao biện làm thay".
Rõ ràng, đây là giải pháp quan trọng nhằm khắc phục sự chênh lệch giữa cán bộ người dân tộc và trình độ quản lý kinh tế xã hội ,văn hoá trong quá trình đổi mới. Thực hiện bình đẳng đoàn kết, giúp đỡ nhau tiến bộ trên cơ sở tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ và tập quán tốt đẹp của các dân tộc. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện để cán bộ dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc khác, đồng thời giúp cán bộ lãnh đạo quản lý người dân tộc thiểu số nâng cao năng lực, trình độ tư duy lý luận.
Nâng cao trình độ tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo quản lý người dân tộc thiểu số là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Muốn nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý người dân tộc thiểu số hiện nay, điều tiên quyết là phải cải tạo thay đổi những điều kiện về kinh tế - xã hội, đưa kinh tế - xã hội miền núi thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc. Không ngừng xây dựng, phát triển nông thôn vững mạnh theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bên cạnh đó, có chủ trương chính sách, giải pháp cụ thể đồng bộ để xây dựng hoàn thiện đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý một cách hệ thống.
Hơn bao giờ hết, mỗi cán bộ đảng viên, trong đó có cán bộ người dân tộc thiểu số phải không ngừng học tập, rèn luyện tích cực, kiên trì không tự ty hoặc tự đại dân tộc, không ỉ lại trông chờ vào “ưu tiên” để nâng cao trình độ lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tư duy lý luận của mình - đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng một xã hội tiên tiến công bằng, dân chủ và văn minh, mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 5 (tháng 9+10)/2005
Bài liên quan
- Tương lai cho thế hệ vươn mình
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
- Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS. Tổng Bí thư Tô Lâm
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chi bộ Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng 05/03/2025, tại phòng họp số 1101, tầng 11, Nhà A1, Chi bộ Chi bộ Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đại hội diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, dân chủ và thẳng thắn, mang tính xây dựng.
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, lịch sử của Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn có dấu ấn, thể hiện rõ vai trò của các thế hệ thanh niên ưu tú, xuất sắc của dân tộc. Các đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên, các nhà lãnh đạo tài ba của Đảng, các trí thức lớn của Việt Nam đều đã giữ các cương vị trọng trách ngay từ khi còn đang tuổi thanh niên.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công tác tư tưởng có vai trò trọng yếu trong thành công của sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác tư tưởng lại càng có vai trò quan trọng để tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó tạo nên sức mạnh vô địch, là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu, kỳ vọng, đích đến của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Quốc Oai, Thành phố Hà Nội công tác nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện ngày càng đạt kết quả tích cực. Nâng cao chất lượng đảng viên là cơ sở, tiêu chí quan trọng trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, toàn diện. Bài viết làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ rõ những khó khăn, thách thức; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội thời gian tới.
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Thực hiện dân chủ ở cơ sở - xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức – là phương thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân làm, nhân dân kiểm tra, nhân dân thụ hưởng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là vấn đề quan trọng, luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Để dân chủ ở cơ sở được hiện thực hóa, việc đảm bảo thực hiện với những cơ chế cụ thể là vấn đề cấp thiết.
Bình luận