Nhà báo Nguyễn Khuê: Thành công từ lối đi riêng
Độc quyền trong lựa chọn đề tài
Nhà báo Nguyễn Khuê tên thật là Nguyễn Tiến Đạt, sinh năm 1980 tại vùng quê lúa Thái Bình. Tốt nghiệp Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV HN năm 2011, tháng 9/2011 anh về công tác tại báo Pháp luật & Xã hội. Tính đến nay, ngấp nghé tuổi 40 ,nhưng anh mới có hơn 7 năm gắn bó với nghề báo.
Tôi biết đến Nguyễn Khuê khi anh mới là phóng viên thử việc tại báo Pháp luật & Xã hội. Khi đó, với những quy chế thử việc khắt khe, khiến nhiều người đã phải dừng lại khi qua thời gian thử việc mà không đáp ứng được yêu cầu của toà soạn. Thế nhưng, Nguyễn Khuê đã trở thành phóng viên chính thức ngay sau lần đầu thử việc. Đáng nói, mới là phóng viên thử việc, nhưng Nguyễn Khuê đã thực hiện được nhiều đề tài điều tra khá thành công. Đọc những bài viết của anh, tôi thấy một sự khác biệt đó là sự độc quyền trong tất cả những đề tài điều tra.
Trưởng thành từ gian khó
Trước khi về nhận công tác tại báo Điện tử Nhân đạo & Đời sống, Nguyễn Khuê từng có 7 năm công tác tại báo Pháp luật & Xã hội. Trong 7 năm công tác tại báo PLXH, anh đã có vài tác phẩm được trao giải báo chí. Tôi không nhấn mạnh về số lượng tác phẩm đoạt giải, mà là cái chất báo chí điều tra trong anh luôn vượt trội để có những tác phẩm đoạt giải xứng tầm. Điều đó thể hiện việc phần nhiều tác phẩm được trao giải báo chí của anh là đề tài điều tra. Không chỉ những tác phẩm đoạt giải báo chí, mà hầu hết những đề tài điều tra của Nguyễn Khuê đều được làm đến cùng, đi đến tận cùng của sự việc.
Năm 2017, Nguyễn Khuê vinh dự được trao giải Báo chí Quốc gia với tác phẩm: "Đề án Ngoại ngữ 2020 tại Thái Bình đang bị phù phép như thế nào?". Đó là tác phẩm đầu tiên của anh được vinh danh.
Gặp anh sau lễ trao giải, anh chia sẻ: "Mỗi lần được trao giải báo chí, mình lại thấy có thêm động lực để tìm kiếm những đề tài mới... Theo Nguyễn Khuê, ngoài việc tìm cho mình một lối đi riêng cho từng đề tài, bên cạnh đó là sự giúp đỡ của Ban biên tập và các đồng nghiệp trong cơ quan.
Nhà báo Nguyễn Khuê không ngần ngại nêu quan điểm cá nhân: "Làm báo điều tra vốn hay phải va chạm, thậm chí là nguy hiểm. Do đó, đối với nghề báo, điều cốt lõi là sự say nghề".
Lê Hà
Nguồn: http://nguoilambao.vn/nha-bao-nguyen-khue-thanh-cong-tu-loi-di-rieng-n15481.html
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
3
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
4
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
5
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
6
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ TỪ NĂM 2025
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024
Chiều 21/03/2025, Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức chương trình “Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024”. Chương trình là dịp để tri ân những thành tích đáng tự hào, đồng thời, là nguồn động viên tinh thần to lớn, khích lệ các cá nhân và tập thể phấn đấu trong năm học 2024, cùng xây dựng một môi trường học thuật và phong trào công đoàn ngày càng phát triển.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận