Sự tác động của kinh tế tri thức đối với quốc phòng, an ninh và xây dựng quân đội hiện nay
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế tri thức, điều đó do cách tiếp cận và lập trường giai cấp của từng người khi nghiên cứu nó đem lại. ở nước ta quan niệm được nhiều người thừa nhận cho rằng: kinh tế tri thức là nền kinh tế phản ánh sự nhảy vọt về chất mang tính cách mạng của lực lượng sản xuất trên cơ sở các ngành sản xuất dựa vào tri thức và công nghệ cao; là nền kinh tế mà tri thức không ngừng được sáng tạo ra, được truyền bá, xâm nhập, chuyển hoá và chi phối các hoạt động kinh tế, nhờ đó đem lại những biến đổi sâu rộng chưa từng có trong đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức là thông tin. Tri thức khoa học - công nghệ là nhân tố chủ yếu tạo ra giá trị kinh tế; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch từ sản xuất vật chất là chủ đạo sang hoạt động sáng tạo tri thức, công nghệ và xử lý thông tin, tạo ra nhiều việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống con người; thông tin, tri thức khoa học - công nghệ biến đổi với tốc độ rất cao; xu thế toàn cầu hoá, nhất thể hoá của nền kinh tế quốc gia và khu vực tăng nhanh với tính hai mặt: cạnh tranh khốc liệt và hiệp tác hiệu quả. Kinh tế tri thức tạo ra một xã hội thông tin rộng khắp, đa chiều; phương thức quản lý có sự thay đổi căn bản, xuất hiện nhiều mô hình quản lý linh hoạt, dễ thích ứng với cái mới, khơi dậy sự năng động sáng tạo của con người; hình thành một xã hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời; đầu tư cho giáo dục và khoa học chiếm tỷ lệ rất cao; nhân tố quan trọng hàng đầu trong xã hội là phát triển nguồn nhân lực con người có tri thức.
Với tất cả các đặc trưng trên, sự phát triển kinh tế tri thức sẽ tác động đến quốc phòng - an ninh và xây dựng quân đội, cả mặt tích cực và tiêu cực, bước đầu có thể nêu lên một số vấn đề sau:
Một là, kinh tế tri thức phát triển sẽ cung cấp nguồn nhân lực cao cho quốc phòng - an ninh và xây dựng quân đội.
Phát triển kinh tế tri thức, nền quốc phòng - an ninh và xây dựng quân đội có điều kiện tri thức hoá ngày càng cao. Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc XHCN nếu xảy ra trong tương lai, chúng ta sẽ phải đối phó với kẻ thù có tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học - công nghệ, tiềm lực quốc phòng hùng mạnh, được trang bị vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại. Đây cũng là cuộc đọ sức về trình độ trí tuệ và tri thức cao giữa các bên tham chiến. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực cao của quân đội trong hoàn cảnh mới. Mỗi cán bộ, chiến sỹ không chỉ có tinh thần cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, lòng dũng cảm vô song, thể lực dẻo dai khoẻ mạnh, tâm lý bền vững, mà còn phải giàu chất trí tuệ (sâu sắc tri thức khoa học, nghệ thuật quân sự hiện đại, hiểu rõ kẻ thù, mưu trí sáng tạo trong mọi hoàn cảnh), có khả năng làm chủ vũ khí trang bị hiện đại, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện chiến tranh hiện đại khi kẻ thù sử dụng vũ khí công nghệ cao. Lênin từng chỉ rõ: "cuộc chiến tranh hiện đại đòi hỏi con người có chất lượng cao cũng như cần phải có kỹ thuật hiện đại".
Phát triển kinh tế tri thức tạo ra nguồn nhân lực có tri thức cao, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, tư duy năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì sự phồn vinh của đất nước. Theo đó, quân đội có điều kiện tuyển chọn nguồn nhân lực này phù hợp với với đặc thù quân sự.
Quá trình phát triển kinh tế tri thức, khoảng cách phát triển giữa nước ta với khu vực và thế giới được thu hẹp, sản phẩm hàng hoá và nền kinh tế đất nước ngày càng có ưu thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế, đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện và nâng cao. Những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, tinh thần của quân nhân và gia đình họ. Điều đó, có sức thuyết phục, cổ vũ to lớn đến cán bộ, chiến sỹ trong quân đội; làm tăng thêm lòng tin, sự gắn bó với Đảng, với chế độ, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ lúc thời bình cũng như thời chiến; làm cho họ tích cực xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt. Như vậy, phát triển kinh tế tri thức vừa trực tiếp, vừa gián tiếp chi phối đến chất lượng, số lượng nguồn nhân lực cung cấp cho quốc phòng an ninh, quân đội, góp phần nâng cao sức mạnh nền quốc phòng - an ninh, chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội.
Xu thế phân hoá giàu nghèo và tính chất phức tạp của cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi sẽ tác động đến nhận thức, tư tưởng, lối sống trong nhân dân cũng như trong quân đội. Hàng năm có một lực lượng lớn thanh niên thuộc nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội nhập ngũ, phục vụ trong quân đội. Về mặt tâm lý, tình cảm, nhận thức chính trị cũng như hành động cách mạng trong lực lượng thanh niên này có sự khác biệt không nhỏ, gây nhiều khó khăn đến xây dựng quân đội về chính trị. Mặt khác sự phân hoá giàu nghèo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng kỷ luật tự giác, nghiêm minh, xây dựng niềm tin và ý chí sắt đá của cán bộ, chiến sỹ trong quân đội. Tình hình đó tác động bất lợi đến sức mạnh chiến đấu và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới.
Hai là, kinh tế tri thức phát triển sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển khoa học - kỹ thuật quân sự đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao. Đồng thời cũng đặt quân đội trước nhiệm vụ phức tạp hơn.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công sinh học, công nghệ vật liệu mới... không chỉ thâm nhập mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mà còn thúc đẩy vũ khí công nghệ cao ra đời. Vũ khí công nghệ cao ra đời góp phần quan trọng làm thay đổi hình thái và phương pháp tiến hành chiến tranh hiện đại.
Phát triển kinh tế tri thức sẽ đẩy nhanh sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, nhờ đó có điều kiện tốt hơn để đầu tư phát triển khoa học công nghệ quân sự, nhanh chóng tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến của khu vực và trên thế giới, tạo ra những biến đổi cơ bản trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm quân sự ngày càng hiện đại, làm cho phương thức tác chiến của quân đội có sự biến đổi theo.
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, các hình thức quảng bá thương hiệu giới thiệu sản phẩm, giao dịch mua bán, kinh doanh trên mạng diễn ra ngày càng phổ biến hơn. Đây là mặt tích cực, song cũng là điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng kỹ thuật cao để kiếm lời bất chính, lừa đảo khách hàng bằng cách bán hàng xấu, hàng giả, lập các công ty ma, làm ăn bất chính; hoặc lấy cắp tài liệu, tiền bạc qua mạng... nếu không có biện pháp quản lý thích hợp sẽ gây nên sự rối loạn kinh tế xã hội, tạo ra khó khăn phức tạp cho quốc phòng an ninh xây dựng quân đội.
Mạng Internet trải rộng khắp toàn cầu, chứa đựng một khối lượng thông tin lớn, khổng lồ và đa dạng, ngoài khối lượng lớn thông tin hữu ích, còn xuất hiện nhiều thông tin xấu độc, nhiều trò chơi phim ảnh đồi trụy, bạo lực gây tác hại không nhỏ đến tư tưởng đạo đức, lối sống của nhân dân và cán bộ, chiến sỹ trong quân đội.
Các thế lực thù địch lợi dụng triệt để ưu thế về công nghệ thông tin để gieo rắc nhiều thông tin xấu chống phá chế độ XHCN, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; phát tán các tài liệu phản động; thu thập đánh cắp thông tin trên mạng; gây rối loạn, làm hỏng hóc hệ thống mạng và hệ thống thông tin liên lạc cả trong thời bình và thời chiến. Kẻ địch lợi dụng những thành tựu của công nghệ sinh học để có thể chế tạo ra vũ khí sinh học chống phá cách mạng nước ta, đặt ra cho quân đội nhiều yêu cầu nhiệm vụ mới cao hơn và phức tạp hơn.
Ba là, phát triển kinh tế tri thức ở nước ta sẽ tạo cơ hội thuận lợi để xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN; đồng thời các thế lực thù địch lợi dụng ưu thế về kinh tế tri thức để can dự, xâm nhập khống chế các nước khác trong đó có Việt Nam, gây bất lợi cho quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và xây dựng quân đội.
Sự nghiệp xây dựng quốc phòng - an ninh và xây dựng quân đội đặt ra yêu cầu cần phải được trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật công nghệ cao. Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta sẽ tạo cơ hội thuận lợi để xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, đáp ứng với yêu cầu đó, đồng thời phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng quân đội; thoả mãn các yêu cầu của quân đội về huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, công tác trong thời bình và phần lớn nhu cầu quân sự khi có chiến tranh.
Thông qua quá trình tham gia vào thị trường vũ khí và các sản phẩm quân sự trong khu vực và thế giới, công nghiệp quốc phòng của ta có điều kiện tiếp thu, cải tiến nâng cấp công nghệ, hướng xa hơn là sáng tạo ra công nghệ mới hiện đại.
Tuy nhiên các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học - công nghệ và quân sự của chúng, thông qua hợp tác phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ để thực hiện chính sách can dự, xâm nhập, khống chế và chuyển hoá đối với các nước XHCN. Có thể bằng các chương trình hợp tác về khoa học công nghệ, hỗ trợ đầu tư, chuyển giao xuất khẩu công nghệ kết hợp với xuất khẩu tư bản để xâm nhập, khống chế, buộc ta phải lệ thuộc vào công nghệ, kinh tế từ đó lệ thuộc về chính trị; lôi kéo nước ta vào vòng xoáy của chủ nghĩa tư bản. Do vậy, phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế tri thức với củng cố quốc phòng an ninh và xây dựng quân đội; kết hợp lợi ích kinh tế từng doanh nghiệp, từng địa phương với lợi ích quốc gia.
Kinh tế tri thức đang trong quá trình hình thành và phát triển. Nhận thức đúng bản chất, đặc trưng và sự tác động của kinh tế tri thức đến quốc phòng an ninh và xây dựng quân đội như trên mới chỉ là bước đầu. Mỗi cán bộ, chiến sỹ quân đội trên cương vị công tác của mình phải tích cực tìm hiểu sâu sắc hơn về nó, sẵn sàng tiếp nhận nó, và chủ động tham gia vào quá trình phát triển kinh tế tri thức, phát huy những nhân tố tích cực, đồng thời cảnh giác, tìm mọi biện pháp hạn chế các tiêu cực do nó gây nên./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11+12)/2005
Bài liên quan
- Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
- Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, vai trò của truyền thông trong việc kiến tạo, duy trì và bảo vệ hình ảnh công chúng của doanh nghiệp ngày càng trở nên trọng yếu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện – một lĩnh vực đặc thù, nơi giá trị thương hiệu gắn liền với tính chuyên nghiệp, uy tín tổ chức và trải nghiệm truyền thông trực tiếp của công chúng – thì công tác quản trị khủng hoảng truyền thông không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững. Thực tiễn truyền thông tại Việt Nam cho thấy, không ít sự kiện, lễ hội hay chương trình giải trí quy mô lớn từng vướng vào các khủng hoảng truyền thông ở nhiều cấp độ, từ sai sót trong tổ chức đến các phản ứng tiêu cực trên không gian mạng, gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu và mức độ tín nhiệm từ phía công chúng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết nêu trên, bài viết tập trung phân tích hiện trạng công tác quản trị khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp tổ chức sự kiện tại Việt Nam hiện nay, nhận diện các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực truyền thông ứng phó và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trong môi trường truyền thông số nhiều biến động.
Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đưa ra các luận điệu xuyên tạc, chống phá chủ trương của Đảng ta về việc đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Cần nhận diện rõ các luận điệu sai trái, thù địch đó; đồng thời, làm rõ nội dung liên quan, nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 30-4-2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025). Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn lễ kỷ niệm. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn:
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của niềm tin, ý chí kiên cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đó cần tiếp tục được phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, sánh vai các cường quốc năm châu.
Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, là minh chứng cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sự ủng hộ của quốc tế. Thắng lợi này đã củng cố thành quả của kỷ nguyên độc lập, tự do và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam do Đảng lãnh đạo; tiếp tục khẳng định hệ giá trị cho nhân loại về tính chính nghĩa của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và vươn mình phát triển.
Bình luận