Tập huấn “Hướng dẫn sử dụng công cụ bài giảng trên website về nhận diện, phòng ngừa và ứng phó với quấy rối tình dục và bản dạng giới”
Sự kiện được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của cán bộ, giảng viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Y Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM.

Tại buổi tập huấn, cán bộ, giảng viên đã được nghe giới thiệu và hướng dẫn sử dụng website “giangduongantoan.csaga.org.vn” phục vụ công tác giảng dạy. Website thuộc dự án “Chấm dứt tình trạng quấy rối và phân biệt đối xử với phụ nữ và người nữ yêu nữ” của Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA).
Với website này, người học có thể chủ động học ở bất cứ không gian, thời gian nào phù hợp với công việc của mình. Mỗi bài học được thiết kế không quá 60 phút để đảm bảo giảng viên có thể sắp xếp thời gian để học mà không ảnh hưởng đến công việc. Khóa học có thể học lại nhiều lần và có thể chia sẻ với giảng viên các trường đại học/cao đẳng khác. Đặc biệt, hoạt động này không làm phát sinh chi phí mà còn trở thành tài sản sử dụng lâu dài trong tương lai./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 27.5.2022
Bài liên quan
- Kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghĩa trong giờ đọc – hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Xem nhiều
-
1
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
2
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
3
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
4
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
-
5
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
-
6
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hoạt động báo chí trong quá trình định hình Võ Nguyên Giáp như một nhà chỉ huy quân sự: tiếp cận từ lý thuyết trường của Pierre Bourdieu
Tiếp cận từ lý thuyết "trường" (field) của Pierre Bourdieu, bài viết đặt giả thuyết rằng việc hình thành tư duy chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không đơn thuần như một sản phẩm của “trường” quân sự, mà là kết quả của một quá trình dịch chuyển vốn và tập tính từ trường báo chí sang trường quân sự. Bài viết hướng đến làm rõ hoạt động báo chí của Võ Nguyên Giáp giai đoạn 1927 – 1944 không chỉ là hình thức tuyên truyền, đấu tranh chính trị, mà còn là một không gian rèn luyện tư duy tổ chức, năng lực huy động và năng lực tổng hợp – những yếu tố nền tảng cấu thành tư duy chiến lược quân sự sau này của ông. Trong điều kiện chưa tiếp cận đầy đủ các văn bản báo chí gốc, bài viết chọn hướng phân tích theo lối cấu trúc xã hội (social structure), sử dụng các khái niệm như vốn (capital), tập tính (habitus), và động lực liên trường (inter-field dynamics) để phân tích quá trình hình thành năng lực chiến lược quân sự ở Võ Nguyên Giáp, từ đó, mở ra hướng tiếp cận liên ngành giữa báo chí học, xã hội học và lịch sử tư tưởng quân sự.
Kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghĩa trong giờ đọc – hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghĩa trong giờ đọc – hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giờ đọc hiểu là một loại giờ dạy đặc thù trong môn học ngoại ngữ. Để người học hiểu được bài đọc, người dạy cần giúp sinh viên hiểu từ mới (từ mới từ góc độ người học). Việc xuất hiện các từ đồng nghĩa trong bài đọc hoặc trong sự liên hệ của người học là một tất yếu; nó yêu cầu người dạy đưa ra cách giải thích nghĩa của từ sao cho sinh viên dễ hiểu. từ kinh nghiệm giảng dạy, người viết đã sử dụng nhiều cách, trong đó có bốn cách cơ bản sau đây: giải nghĩa loạt từ đồng nghĩa bằng cách xác lập các dãy đồng nghĩa con (nhỏ); cụ thể hóa nghĩa của các từ thông qua hình ảnh, âm thanh; so sánh với từ trái nghĩa; đặt câu. Việc giải thích nghĩa của từ bằng các cách thức trên được dựa trên các nguyên tắc sau: đơn giản hóa việc kiến giải nghĩa từ; cụ thể hóa nghĩa của các từ đồng nghĩa; sử dụng sự so sánh, đối chiếu để người học dễ nhớ.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Bình luận