Truyền thông: Không thể vô can trước những hành vi lệch chuẩn văn hóa
Những trào lưu quái dị trên mạng xã hội
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện tràn lan những thông tin, lời nói, hình ảnh, video clip tiêu cực liên quan đến việc cổ xúy cho các hoạt động bạo lực, tội phạm, xã hội đen, giang hồ, trong đó nổi cộm là “Bảng xếp hạng giang hồ Việt Nam” (!). “Đồng hành” với các hoạt động phi giáo dục, phản văn hóa này là những sản phẩm “rác rưởi” mà có người gọi là dòng “nhạc tù”, “phim xã hội đen”, “tiểu phẩm giang hồ” nhằm bao biện cho lối sống bệnh hoạn, lệch lạc của một số đối tượng từng có những năm tháng lang thang, trộm cắp, vi phạm pháp luật, ra tù vào tội.
Điều đáng nói, những thông tin, hình ảnh này không những không bị ngăn chặn, tẩy chay, mà còn thu hút được một lượng bình luận, chia sẻ không hề nhỏ của một bộ phận giới trẻ. Ví như video clip quay cảnh đối tượng Khá “Bảnh” mãn hạn tù thu hút khoảng 12 triệu lượt xem và bộ phim ngắn “Tình anh em” của đối tượng này phát trên Youtube thu hút gần 26 triệu lượt xem.
Tình trạng một bộ phận giới trẻ có biểu hiện lệch lạc về “thần tượng” không phải bây giờ mới xuất hiện. Dư luận từng xôn xao về hiện tượng mạng xã hội cổ xúy cho cái gọi là “Hội những người hâm mộ Lê Văn Luyện”, “Hội những người phát cuồng vì Lê Văn Luyện” (năm 2011), dù đối tượng này trước đó đã ra tay thảm sát man rợ đối với một gia đình khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương.
Hay sau vụ việc thảm sát man rợ ở tỉnh Bình Phước năm 2015, trên mạng xã hội xuất hiện clip mô phỏng, tái hiện vụ thảm sát này của Nguyễn Hải Dương và đồng phạm đã thu hút trên 40.000 lượt xem. Cũng cách đây hai năm, phong trào tự phát “Việt Nam nói là làm” của một số người trẻ thách thức nhau lên mạng làm những trò quái đản, kỳ quặc như châm lửa đốt trường, nhảy xuống sông tự vẫn... từng “lây lan” như một “đại dịch” trên mạng xã hội.
Tại sao trào lưu “thần tượng thành phần bất hảo” lại trở thành một trong những “điểm nóng” trên “không gian ảo” của một bộ phận giới trẻ thời gian qua? Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do một bộ phận thanh thiếu niên ở lứa tuổi bồng bột, tâm sinh lý chưa hoàn thiện, lại thích hiếu kỳ, tò mò, ưa khám phá những điều “bí ẩn” liên quan đến “thế giới giang hồ, kiếm hiệp” trên mạng xã hội.
Trong cái gọi là “bộ phim” mang tên “Tình anh em” của Kh. dài khoảng 15 phút, ở phần cuối phim ghi đầy đủ 13 thành phần làm phim, bao gồm: Chịu trách nhiệm sản xuất, chỉ đạo nội dung, kịch bản, đạo diễn, quay phim, hậu kỳ, kỹ xảo, thiết kế đồ họa, chỉnh nét, chụp ảnh, thiết bị quay và ánh sáng, nhà sản xuất âm nhạc, các diễn viên chính (20 người). Ngoài ra, “đoàn làm phim” còn chân thành cảm ơn 1 khách sạn, 1 nhà nghỉ, 1 quán karaoke đã “giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bộ phim này”!
Trách nhiệm của báo chí, truyền thông
Nguyên nhân khác là do sự “tiếp tay” của một số công ty truyền thông chạy theo lợi nhuận đơn thuần. Vì món lời quảng cáo sản phẩm mà có công ty truyền thông đã chủ động dàn dựng kịch bản, tổ chức đạo diễn, quay phim để cho các đối tượng giang hồ “làm mưa, làm gió” trên mạng xã hội.
Như vậy có thể nói rằng, nhờ êkíp làm phim “hùng hậu” này mà những thành phần bất hảo như Kh. mới có cơ hội tạo ra những “sản phẩm hoàn thiện” như vậy để tung lên mạng xã hội “câu mồi, thả thính” những chàng trai, cô gái đang ở độ tuổi thừa nông nổi mà thiếu bình tĩnh, tỉnh táo nên để cho những sản phẩm văn hóa độc hại tự “tiêm nhiễm” vào tâm hồn mình!
Rõ ràng, việc một bộ phận giới trẻ tung hô những “người hùng bất hảo”, coi họ như những “thần tượng” là một hành vi lệch lạc rất đáng báo động. Để xảy ra tình trạng này là xuất phát từ sự bồng bột, non nớt về nhận thức, hành vi của giới trẻ; sự thiếu quan tâm kèm cặp, chỉ bảo của cha mẹ; sự thiếu định hướng, dẫn dắt, giáo dục của nhà trường và thầy cô giáo; thiếu nhiều sân chơi, hoạt động vui chơi giải trí bổ ích, lành mạnh cho thế hệ trẻ... Ngoài ra, còn có trách nhiệm của một số công ty truyền thông, một số cơ quan báo chí, phóng viên (dù số này rất ít) có lúc đã thông tin thiếu chọn lọc về các đối tượng bất hảo cũng như cho đăng tải thông tin, hình ảnh, sản phẩm thiếu chuẩn mực của họ.
Qua sự việc này, thêm một lần giới báo chí càng thấm thía rằng, thông tin về người tốt, việc tốt, những hành động nghĩa hiệp, nhân văn trong xã hội, những tập thể, cá nhân cống hiến hết mình vì lợi ích của nhân dân và Nhà nước, vì một môi trường văn hóa xã hội lành mạnh... cần phải được xác định và luôn duy trì là dòng thông tin chủ đạo để góp phần dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, qua đó giúp cho công chúng, nhất là giới trẻ được tiếp cận, hưởng thụ những tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí thật sự bổ ích, hấp dẫn./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 05.5.2019
Bài liên quan
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
- Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớt sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Cùng với báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, tạp chí điện tử đang ngày càng góp tiếng nói, nâng cao nhận thức về môi trường cho từng người dân và toàn xã hội. Các tạp chí điện đã có nhiều sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp môi trường như sử dụng các công cụ tác nghiệp báo chí hiện đại, tạo nên các sản phẩm hấp dẫn, có giá trị định hướng dư luận, phát huy hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Mặc dù một số nền tảng video ngắn đã cải tiến thuật toán nhằm ngăn ngừa các nội dung độc hại tiếp cận người dùng nhưng các nỗ lực này dường như mới chỉ nhằm xoa dịu dư luận và đối phó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các video xấu vẫn tràn ngập trên các nền tảng TikTok, YouTube Short, Facebook Reel, Bigo Bar, Instagram, Likee… tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội.
Bình luận