Vấn nạn tin giả Covid-19 và vai trò của báo chí

Đại dịch tin giả
Khi mạng xã hội phát triển, bên cạnh những mặt tích cực như tốc độ chia sẻ, lan truyền thông tin một cách nhanh chóng, đồng thời cũng kéo theo nạn tin giả, tin xấu, độc... gây hệ lụy khó lường.
Ngay từ khi Trung Quốc công bố có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, song song với nó là một “đại dịch” mới đã tràn lan trên không gian mạng tại nhiều nước qua các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Youtube... đó là “đại dịch” tin giả về dịch Covid-19. Mỗi ngày, trên các nền tảng Facebook, Twitter, YouTube tràn ngập những thông tin mới, giật gân. Không chỉ tại Việt Nam, “đại dịch virus” tin giả đã lan truyền mạnh mẽ ra toàn cầu với tốc độ tăng nhanh hơn cả Covid-19. Theo các chuyên gia, tin giả về dịch viêm phổi cấp do chủng Virus nCov đã tạo nên một sự hoảng loạn trực tuyến và trong đời thực, làm giảm khả năng sàng lọc thông tin của người dân gây tâm lý hoang mang, lo sợ.
Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh này như là một phương tiện lý tưởng để kiếm tiền, hoặc để gây hoang mang dư luận. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số người không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, ác ý về tình hình dịch bệnh. Chẳng hạn, việc người từ vùng dịch trở về và buộc phải cách ly để theo dõi do yêu cầu của công tác phòng bệnh lập tức bị bóp méo thành ca mắc bệnh mới...
Không chỉ các hãng công nghệ, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã mạnh tay trừng phạt những kẻ tung tin giả. Facebook cho biết đang tiến hành quét tìm và loại bỏ càng nhiều nội dung sai lệch càng tốt. Nội dung bị gỡ bỏ liên quan đến phương pháp chữa bệnh hoặc phòng ngừa phản khoa học, cũng như thông tin tạo ra sự nhầm lẫn về các tài nguyên y tế có sẵn như: Nguồn cung khẩu trang và những trang thiết bị y tế khác.
Twitter khuyến nghị những người sử dụng mạng ở Mỹ tìm kiếm những hashtag của Trung tâm Kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh Mỹ (CDC) liên quan đến chủng Virus Corona. Đại diện Twitter nêu rõ các chính sách cấm người dùng mạng phối hợp với những ý đồ tung tin giả.
Theo đó, khi người dùng tìm kiếm thông tin về Covid-19, họ sẽ được hướng tới việc sử dụng các kênh chính thức như: Tổ chức Y tế Thế giới hoặc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật. Trong khi đó, Google kích hoạt cảnh báo SOS về Covid-19. Khi tìm kiếm trên Google với từ khóa “Coronavirus”, người dùng sẽ nhận được cảnh báo SOS và kết quả tìm kiếm đầu tiên là từ website của WHO.
Chính quyền Thái Lan đã bắt giữ hai đối tượng tung tin giả và cho biết, hai người này có thể chịu án tù lên tới 5 năm. Trước đó, Malaysia cũng bắt giữ một nghi phạm và truy lùng ba nghi phạm khác tung tin giả trên mạng xã hội về số người nhiễm bệnh và tử vong vì Covid-19.
Trung Quốc siết chặt quản lý mạng xã hội để ngăn tin giả về Covid-19, họ yêu cầu các nền tảng Internet và chính quyền địa phương phải “tạo ra một môi trường không gian mạng tốt để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19”.
Tại Việt Nam, từ khi bắt đầu phát hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19, trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện nhiều thông tin giả mạo, không đúng sự thật về dịch bệnh này. Những thông tin đó phần nào đã khiến người dân hoang mang, lo lắng. Rất nhiều trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử phạt nặng vì lan truyền tin giả.
Cụ thể, ngày 3/2, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn ghi âm dài 1 phút cùng hình ảnh được chụp lại từ đoạn đối thoại với nội dung đã có 33 người chết vì nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hay như thông tin về việc du thuyền World Dream có 3 hành khách bị nhiễm Covid-19 đã ghé thăm vịnh Hạ Long. Trên thực tế, du thuyền này không có chương trình đến Hạ Long... Đáng buồn hơn, nhiều người nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng cũng tuyên truyền những thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh.
Vai trò của báo chí
Tin giả đang là vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp. Dù nhiều trường hợp đưa tin sai bị công an xử phạt và công khai thông tin, tình trạng tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tình trạng này vừa tác động xấu đến việc tiếp nhận thông tin của người dân, vừa làm khó cho cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch.
Trước thực tế đó, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành với ý thức trách nhiệm cao của người dân trong việc hợp tác cùng chính quyền thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình. Đặc biệt, các cơ quan báo chí đã thể hiện được rõ vai trò quan trọng của mình. Cụ thể, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã chủ động tăng thời lượng, số lượng các tin, bài khuyến cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và cách thức phòng ngừa, cũng như nâng cao ý thức về việc tuân thủ các khuyến cáo, biện pháp của cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Cập nhật thường xuyên, liên tục, chính xác, đầy đủ trên tất cả các loại hình báo chí diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn lây lan dịch bệnh từ nguồn chính thức của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp Covid-19 của Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền... Đặc biệt, Tiểu ban Truyền thông đã chỉ đạo việc tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên báo chí rất quyết liệt, chủ động; chỉ đạo các nhà mạng đẩy mạnh việc tuyên truyền thông tin chính thống trên các mạng xã hội của Việt Nam giúp nhân dân hiểu và nâng cao ý thức về phòng, chống dịch Covid-19; tạo tinh thần lạc quan, tin tưởng trong toàn xã hội.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh thông tin chính thức trên báo chí và các phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội. Các bộ, ngành không chỉ cung cấp thông tin theo phương pháp truyền thống mà đã hợp tác với các trang mạng xã hội xóa bỏ tin giả, đưa thông tin chính thức lên trên khi tìm kiếm, ra mắt ứng dụng... Bởi vậy, không khó để kiểm chứng, phát hiện tin giả về Covid-19.
Để phát huy vai trò của báo chí trong cuộc chiến chống tin giả về Covid-19, cần tăng cường sự lành mạnh của báo chí, cung cấp thông tin nhanh nhạy, trung thực, chính xác giúp định hướng dư luận xã hội được tiếp cận với những luồng thông tin đúng đắn./.
______________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 20.3.2020
Phú Hưng
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia Ngày hội Tư vấn tuyển sinh tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sáng 22/03/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ. Khu vực gian tư vấn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các học sinh trong Ngày hội Tư vấn tuyển sinh. Tại đây, các bạn học sinh đã được các thầy cô và anh chị sinh viên giới thiệu, chia sẻ những thông tin về chương trình đào tạo, môi trường học tập năng động và những thông tin mới nhất về phương án tuyển sinh năm 2025 của Học viện. Các bạn học sinh đã có cơ hội để giao lưu trực tiếp để tìm hiểu sâu hơn về ngành học yêu thích. Dưới đây là một số hình ảnh trong Ngày hội Tư vấn tuyển sinh tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ:
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận