Về “công chúng bình dân” của văn học nghệ thuật hiện nay
1. Công chúng bình dân và những sự khác biệt tư duy thế hệ từ tác động xã hội
Báo cáo Đề dẫn Hội thảo Văn học - 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển (2016), PGS, TS Phan Trọng Thưởng đã chỉ ra nhiều yếu tố khách quan tác động tới đời sống văn học nghệ thuật, trong đó, yếu tố xã hội Việt Nam trong sự hội nhập, mở cửa là yếu tố đã được đề cập đến.
Chuyển từ xã hội bao cấp với tư duy được bao cấp và bị bao cấp nặng nề, ăn sâu vào nếp sống ba, bốn thế hệ sang xã hội mở cửa, hội nhập quốc tế - một trạng thái xã hội hoàn toàn mới, nhóm công chúng bình dân có nhiều sự thay đổi. Nếu xét về tư tưởng, quan điểm, lối sống, có thể tạm thời phân định giai đoạn từ 2007 đến nay, loại công chúng bình dân có thể được phân tách thành ba nhóm công chúng nhỏ: nhóm một - công chúng truyền thống, nhóm hai - công chúng “mới”, hiện đại và nhóm ba - công chúng trung tính.
Nhóm công chúng truyền thống còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư duy bao cấp; sâu hơn nữa là tư duy và lối sống thời chiến (trước 1975). Tuy nhiên, tư duy bao cấp vẫn thắng thế. Nhóm này “an phận” với những quyền lợi được nhà nước quy định, khó thay đổi, khó chấp nhận cái mới, quy tắc chuẩn mực xã hội được nhìn nhận, đánh giá cứng nhắc, có tính áp đặt.
Nhóm công chúng “mới”, hiện đại, được thụ hưởng nhiều thành quả của thế hệ trước, mà nổi bật nhất là sự được thụ hưởng một xã hội hòa bình - yên ổn, kinh tế đủ đầy, khoa học, giáo dục, các chế độ an sinh xã hội phát triển hơn nhiều so với các thế hệ trước. Thế hệ này dường như có tâm lý “mặc định” coi hòa bình, yên ổn (quốc gia) là điều tất yếu; việc đất nước bước qua chiến tranh và những câu chuyện hy sinh của thế hệ trước không/chưa thật ngấm sâu trong cảm thức của họ. Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ, thế hệ này ngay lập tức được tiếp cận với thế giới/ qua các kênh trực tiếp, gián tiếp với nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, họ tiếp thu nhanh cái mới, cái khác, lạ từ nước ngoài.
Việc “hòa trộn” có chọn lọc giữa các yếu tố truyền thống của dân tộc còn phù hợp với thời đại và những yếu tố hiện đại phù hợp với thuần phong mĩ tục dân tộc là nhiệm vụ cam go, là thách thức vô cùng lớn lao mà nhóm công chúng hiện đại cần giải quyết. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội Việt Nam còn nhiều mảng đen - trắng, sáng - tối; cái đúng - sai chưa dễ phân định như hiện nay thì xu hướng thế hệ trẻ hướng ngoại, bài xích giá trị truyền thống dân tộc có phần đang nổi trội (tuy nhiên, nếu xét lớp trẻ từ sinh ra trong thời khoảng 1980 - 2000 mức độ “hướng ngoại, bài nội” cũng khác nhau.
Nhóm công chúng “trung tính” (sinh ra trong thập niên 70) ảnh hưởng vừa đủ sâu, đậm cái cũ, cái truyền thống và chấp nhận đón nhận cái mới. Tuy nhiên, cái mới được nhóm công chúng này đón nhận có phần dè dặt, chưa có sự chủ động. Nên ở một chừng mực nào đó, trong sự thụ động của cách tiếp nhận, cái mới chưa được nhóm này đánh giá một cách khách quan. Sự lưu dấu, “dư âm” của thế hệ bao cấp trước vẫn là hình ảnh quá khứ đẹp khiến nhóm công chúng này tuy không bài xích cái mới nhưng cũng không làm được sứ mệnh “đốt đuốc” lựa chọn cái mới, đưa cái mới vào môi trường xã hội Việt Nam.
2. Sự khác biệt về tâm lý trong công chúng bình dân
Sự khác biệt về hoàn cảnh sống đã dẫn đến những tâm lý xã hội rất khác biệt trong nhóm công chúng bình dân hiện nay. Việc tìm một sự “hài hòa” thế hệ trong môi trường xã hội khó xảy ra. Điều này tạo nên nhiều khó khăn cho văn học nghệ thuật.
Nếu xét về tâm lý, nhóm công chúng truyền thống yêu thích đề tài chiến tranh, những góc khuất rất nhân bản, những mâu thuẫn thế hệ tạo nên xung đột cảm xúc, tư tưởng - cái vốn được người Việt đề cao. Nhóm này hướng tới các loại hình văn học nghệ thuật quen thuộc như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn; kịch nói, chèo, tuồng, múa rối… với cách khai thác có chiều sâu, nói “tới” được những thẳm sâu suy nghĩ mà họ muốn nói nhưng vì quen với lối sống kín đáo, tế nhị, họ nhờ văn học nghệ thuật nói hộ.
Nhóm công chúng mới lại khó tiếp nhận cái cũ/ truyền thống. Các loại hình nghệ thuật mới được tiếp nhận và “nhập” nhanh vào đời sống giới trẻ, như nhạc rap, nhảy hip - hop; beatbox, các hình thức nhảy múa hiện đại, vẽ tranh đường phố; các cách làm mới, làm lại các bài hát/ bản nhạc cũ theo hướng hiện đại… Nhóm công chúng trẻ này không ưa lối “nói” hàm ngôn, sâu sắc. Họ thích nói “ngay” và “luôn”; nói thẳng, trực tiếp, tường minh, trực diện. Họ không muốn mất công “giải mã” những hàm ngôn nghệ thuật ở những tác phẩm có chiều sâu như nhóm công chúng truyền thống mong muốn.
Với nhóm công chúng trung tính, họ bị níu bởi cái cũ nhưng cái mới vẫn có lực hấp dẫn nhất định. Họ không dễ dàng “thỏa hiệp” với cái mới. Sự khắt khe nhất định với cái mới được nhìn nhận trong sự đối chiếu, so sánh, suy ngẫm với cái đã có. Đây là nhóm công chúng có đủ phẩm chất và năng lực nhào luyện, hòa trộn cái mới và cái đã có thành một “chất” - một phẩm chất vừa quen vừa lạ, vừa cũ vừa mới, vừa cổ vừa kim, vừa kế thừa, nối tiếp lại vừa có sự đổi mới.
3. Thời gian và cách xử lý thời gian của công chúng bình dân
Thời gian và cách xử lý thời gian đã tạo nên những khác biệt rất lớn trong tâm lý của nhóm công chúng bình dân.
Nếu thời gian là yếu tố mà nhóm công chúng truyền thống không quá coi trọng thì với nhóm công chúng mới - trẻ - hiện đại, thời gian lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Từ tâm lý này, cách xử lý thời gian của nhóm công chúng truyền thống và nhóm công chúng mới khác nhau, thậm chí đối ngược lại nhau.
Nếu nhóm công chúng truyền thống xử lý các sự kiện trong cuộc sống theo trật tự tuyến tính thì nhóm công chúng “mới”, hiện đại tận dụng thời gian tối đa. Họ cùng một lúc làm nhiều việc. Nhóm công chúng truyền thống làm việc theo cách hết việc thứ nhất mới làm đến việc thứ hai, thứ ba… Cách làm việc đó khiến nhóm này tuy giải quyết công việc được thấu đáo nhưng chậm; chất lượng công việc tốt nhưng hiệu quả không cao vì họ luôn để mất cơ hội.
Nhóm công chúng mới có cách làm theo kiểu việc chồng việc; việc nối việc; việc trong việc; việc đan cài việc. Cùng một “khung” thời gian nhưng sự đan xen, chồng lấn công việc với nhiều loại hình công việc đã giúp họ có được cách tư duy nhanh nhạy nhưng họ không có nhiều thời gian để suy nghĩ sâu sắc cho công việc. Họ luôn biết cách xoay sở, xoay chuyển tình thế, thay đổi nếu cần để đẩy tốc độ và đạt được hiệu quả công việc như mong muốn. Vòng quay cuộc sống đối với họ có tốc độ cao. Đây là lý do vì sao họ không có thời gian và cũng không dành thời gian để suy ngẫm cho những tác phẩm cần tư duy sâu.
Với nhóm công chúng trung tính, họ có thể dành đủ thời gian cho một tác phẩm sâu sắc và không từ chối cái mới. Tuy nhiên, để cái mới có khả năng “thuyết phục” được họ, họ cũng cần thời gian. Thời gian, trong tâm lý của nhóm này là một “cỗ máy” có nhiều “bộ lọc”. Thời gian, với họ không gấp gáp, không phải để cùng lúc làm nhiều việc (như nhóm công chúng “mới”, hiện đại) nhưng thời gian cũng không thể trôi - chảy chậm (như nhóm công chúng cũ/ truyền thống).
Nếu nhóm công chúng truyền thống luôn coi thời gian là môi trường trong đó mọi người có thể “từ từ, không đi đâu mà vội” thì nhóm công chúng hiện đại luôn nói “ngay và luôn”, “đừng chần chừ”; còn nhóm công chúng trung tính có cách xử lý thời gian theo kiểu “(Hà Nội) không vội được đâu” - suy rộng ra, ở nơi đô thị, nơi cuộc sống hiện đại, nhịp sống nhanh, dù tâm lý muốn “vội” nhưng họ biết kiềm chế để hiểu “muốn nhanh thì phải từ từ” nên họ đã biết cách thích nghi, cách bình tĩnh xử lý công việc hợp lý nhất trong một khoảng thời gian cho phép - không quá dài và không quá gấp. Về tâm lý, nhóm trung tính muốn “rút ngắn khoảng cách” nhưng họ đã đủ “chín” để hiểu yêu cầu về chất lượng cuộc sống luôn là đòi hỏi mà thời gian sẽ đi cùng chất lượng. Mà chất lượng không phải lúc nào cũng đi cùng tốc độ.
Bởi vậy, ta dễ dàng nhận thấy, đối tượng của tiểu thuyết, kịch - chính kịch, ca trù, xẩm, chèo, cải lương, múa rối (tích cũ), dân ca (bài cổ)… là nhóm công chúng truyền thống. Với truyện vừa, truyện ngắn, nhạc rap, nhảy híp-hop, nhảy đường phố, tranh đường phố, các cách làm mới các bản nhạc xưa, nhạc dân gian là mảng nghệ thuật yêu thích của nhóm công chúng mới, hiện đại. Nhóm công chúng trung tính chấp nhận được các dòng, các xu hướng đối lập nhau của nghệ thuật. Nói hình ảnh, họ có thể nghe được ca trù, thưởng thức bolero và nhảy theo cả hip-hop, chơi beatbox. Đây là nhóm công chúng “lý tưởng”, có thể dung hòa, dung hợp được các sở thích của chính họ; họ sẽ là nhóm công chúng tiềm năng tạo điều kiện cho văn học, nghệ thuật có “đất” phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, số lượng nhóm công chúng này không đủ lớn để có thể làm được nhiệm vụ “đốt đuốc, soi đường”.
4. Nhu cầu về công nghệ, cách ứng xử với công nghệ - những khác biệt trong nhóm công chúng bình dân
Thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ và những cải tiến với tốc độ chóng mặt về công nghệ. Những tiện ích, ích dụng do công nghệ mang lại cho con người không thể phủ nhận. Từ đây, dẫn đến sự phân hóa rõ rệt các lớp công chúng theo nhu cầu sử dụng công nghệ và kỹ năng vận dụng công nghệ. Theo tiêu chí này, cũng có thể tạm thời phân loại công chúng bình dân theo ba mức độ: mức độ thứ nhất: nhóm công chúng chậm trong cách vận dụng công nghệ; theo đó, nhu cầu sử dụng công nghệ chưa cao; nhóm hai: nhóm vận dụng công nghệ ở mức độ cao và có nhu cầu cao trong sử dụng các ứng dụng công nghệ; nhóm ba: nhóm trung bình - đây là nhóm “vừa đủ” trong cả việc ứng dụng công nghệ và cũng “vừa đủ” trong nhu cầu sử dụng công nghệ.
Với nhóm một - “chậm” trong công nghệ, họ không biết cách khai thác, tận dụng hết tính năng của các ứng dụng công nghệ nên việc thưởng thức nghệ thuật của họ theo cách truyền thống: đến với rạp hát, rạp chiếu phim; đến trực tiếp với các phòng trà hoặc chương trình âm nhạc tại các nhà hát; họ tìm đến sách báo giấy.
Nhóm thứ hai, khi có công nghệ trong tay, các chương trình nghệ thuật chất lượng cao luôn được khai thác tối đa trên các nền tảng công nghệ từ các phương tiện như laptop, điện thoại thông minh... Họ thưởng thức được tất cả các loại hình nghệ thuật từ trong nước đến thế giới ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Do vậy, họ vẫn đủ đầy, thậm chí “dư thừa” nhu cầu thưởng thức nghệ thuật. Bởi vậy, họ là nhóm công chúng ít đến với các điểm trình diễn nghệ thuật như rạp chiếu phim các loại hình nhà hát (nhà hát kịch, nhà hát ca nhạc). Bên cạnh đó, từ các nền tảng công nghệ và kỹ năng sử dụng công nghệ, họ cũng có thể trở thành những tác giả không chuyên trên các lĩnh vực văn học, hội họa, âm nhạc…
Nhóm thứ ba, với sự “vừa đủ dùng” trong sử dụng và xử lý công nghệ, họ là những đối tượng biết lựa chọn, chọn lọc các chương trình, các loại hình, các tác phẩm trên nền tảng nào, ở đâu, lúc nào. Có thể nói, đây là nhóm có sự chọn lọc “thông minh”. Bởi vậy, để kéo họ đến với ánh đèn sân khấu, nhà hát, rạp chiếu phim, cả tác giả và người thể hiện cần đạt đến những đỉnh cao nhất định. Là đối tượng tiềm ẩn, có nhiều khả năng lựa chọn, họ luôn là khán giả, độc giả, thính giả tiềm năng của văn học nghệ thuật trên tất cả các kênh sóng, các nền tảng công nghệ, các hình thức diễn xướng/ thể hiện.
Như vậy, nhóm công chúng bình dân chiếm số lượng lớn trong tổng lượng công chúng thưởng thức văn học nghệ thuật. Đặc điểm của nhóm này chi phối nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật. Từ đây, văn học nghệ thuật phải vận động, đổi thay, không chỉ vì xã hội thay đổi, mà suy cho cùng, tác giả - tác phẩm - người nghệ sỹ chỉ có ý nghĩa khi sống được và được sống trong môi trường có người thưởng thức.
Có thể nói đến những yếu tố khác biệt khá lớn trong nhóm công chúng bình dân như sau: đầu tiên là hoàn cảnh, điều kiện cuộc sống khác nhau - nếu không nói là đối lập giữa các thế hệ. Chính yếu tố này đã tạo nên nhiều sự khác biệt khác trong các lớp công chúng bình dân. Đó là sự khác nhau về tư duy xã hội, về cảm thức và cách xử lý thời gian - cuộc sống; về trình độ và kỹ năng xử lý công nghệ. Tất cả những điều đó đã tạo nên những sắc màu khác nhau của văn học nghệ thuật và cách thể hiện văn học nghệ thuật trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, sau 2007, tuy xuất hiện các sắc màu khác nhau, có phần đối chọi nhau nhưng văn học nghệ thuật Việt Nam vẫn chảy trên cùng một dòng, kế tiếp truyền thống và phát triển để thể hiện hơi thở xã hội hiện đại ngày nay./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông tháng 2.2021
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận