Viện Quốc tế Pháp ngữ khởi động Chương trình đào tạo thạc sĩ Fintech đầu tiên tại Việt Nam
TS Ngô Tự Lập, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo - Viện trưởng IFI cho hay, những năm gần đây, ngành tài chính ngày càng gắn chặt với những tiến bộ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain và Internet vạn vật. Sự ra đời của các đồng tiền kỹ thuật số như bitcoin, libra... đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các ngân hàng trung ương nói riêng, đối với hoạt động tài chính truyền thống nói chung. Fintech cũng đang len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Thói quen tiêu dùng và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt đang biến mất. Ngay cả các phương tiện ưu việt hơn và cách đây không lâu còn rất mới mẻ như thẻ tín dụng cũng đang dần được thay thế bằng các hình thức thanh toán điện tử.
Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, tài chính. Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải làm chủ và khai thác một các hiệu quả những ưu thế của công nghệ tài chính. Nhận thức được xu thế lớn này, chính phủ Việt Nam chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế số, coi cuộc cách mạng số là một cơ hội to lớn để Việt Nam phát triển và vươn lên hàng ngũ các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Chìa khóa của quá trình này là một hệ sinh thái phát triển cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được đòi hỏi của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
TS Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI cho biết, Chương trình đào tạo thạc sĩ Fintech của IFI và EM Normandie được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhân lực trong lĩnh vực Fintech đang tăng lên mạnh mẽ tại Việt Nam. Chương trình cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về ngân hàng và tài chính; kỹ năng ứng dụng các công cụ Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và những kiến thức, kỹ năng và tinh thần khởi nghiệp.
Dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên, chuyên gia và doanh nghiệp quốc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, học viên sẽ dễ dàng thích nghi khi chuyển sang thực tập, làm việc hoặc làm nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài. Chương trình đào tạo theo hình thức tập trung vào các buổi tối và cuối tuần trong vòng 18 tháng. Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, do EM Normandie cấp bằng.
GS Paul Griffiths - Giám đốc Chương trình đào tạo thạc sĩ Ngân hàng, Tài chính và Fintech của Đại học Quản lý Normandie cho biết: Chương trình thạc sĩ Ngân hàng, Tài chính và Fintech không ngừng được đổi mới để tương thích với sự tương tác của các ngân hàng và các nhà kinh doanh về Fintech và giải quyết những vấn đề trọng yếu của các ngân hàng và doanh nghiệp Fintech. Nhờ có cách tiếp cận độc đáo và toàn diện của chương trình, sinh viên sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và công nghệ, đồng thời ươm tạo tinh thần khởi nghiệp.
Chương trình đào tạo thạc sĩ Ngân hàng, Tài chính và Công nghệ tài chính (Fintech) được Bộ Đại học và Nghiên cứu Pháp cấp phép và được kiểm định bởi nhiều tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế uy tín như AACSB Accreditation, EQUIS Accreditation và EPAS Accreditation. Là một trong số ít chương trình Fintech đầu tiên ở châu Âu, chương trình được đào tạo đồng thời tại IFI và Oxford campus của EM Normandie tại Vương quốc Anh.
Thảo Lan
Bài liên quan
- Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
2
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
3
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ TỪ NĂM 2025
-
4
Chi bộ Văn phòng Đảng – Hội đồng trường – Đoàn thể tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
5
Chi bộ Ban Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
6
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai mạc Hội thi Giảng viên giỏi cấp cơ sở lần thứ VI năm 2025
Sáng 19/3/2025, Học viện tổ chức Lễ khai mạc Hội thi Giảng viên giỏi cấp cơ sở lần thứ VI năm 2025. PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thi, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi dự và phát biểu khai mạc Hội thi.
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất. Nhưng để giao tiếp có hiệu quả phải cần đến năng lực ngôn ngữ (NLNN). Trong xã hội phát triển như hiện nay, việc mở rộng phạm vi, loại hình, không gian, cách thức giao tiếp là tất yếu, theo đó NLNN càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc phát triển NLNN cần phải trở thành điều kiện tiên quyết, nhất là đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT). Bài này nói về vai trò của NLNN đối với sinh viên của Học viện trong hoạt động tác nghiệp.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Bình luận