Vững bước đến 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Mốc son chói lọi trong lịch sử nghìn năm
Ngày 2.9.1945, tại vườn hoa Ba Đình, hàng chục nghìn người Việt Nam tham dự cuộc mít tinh vĩ đại, chứng kiến giờ phút lịch sử thiêng liêng của dân tộc: Chính phủ cách mạng lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH.
Chính quyền cách mạng vừa ra đời đã phải chống trả cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. 20 giờ 30 phút ngày 19.12.1946, tiếng súng pháo đài Láng phát lệnh mở cuộc kháng chiến toàn quốc. Lời kêu gọi của Bác Hồ “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” vang lên trên từng góc phố, chiến hào của Liên khu I, Liên khu II. Suốt 60 ngày đêm, quân và dân Thủ đô kiên cường bám trụ, chiến đấu giành giật với giặc từng căn nhà, góc phố. Trung đoàn Thủ đô “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” làm rạng ngời hào khí Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội bằng chiến công mở đầu oanh liệt cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, ngày 10.10.1954, bầu trời, mặt đất Hà Nội rợp trong cờ hoa, biểu ngữ hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng qua năm cửa ô vào giải phóng Thủ đô.
Ngay sau ngày giải phóng, Đảng bộ và chính quyền nhân dân Thủ đô “chung sức, chung lòng” bắt tay ngay và phục hồi các ngành kinh tế, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đưa Hà Nội từ một thành phố tiêu thụ trở thành thành phố sản xuất, là đầu tàu của xây dựng CNXH ở miền Bắc. Cả Hà Nội là một công trường lớn với phong trào yêu nước dâng cao, dẫn đầu đưa miền Bắc quá độ lên CNXH. Đất nước lại bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay sau khi giặc Mỹ vừa ném bom xuống miền Bắc, 260 nghìn người con ưu tú của Thủ đô ghi tên “ba sẵn sàng” lên đường ra tiền tuyến. 12 ngày đêm, Hà Nội làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt, tiêu diệt 23 siêu pháo đài bay B52 và nhiều loại máy bay cánh cụp, cánh xòe F111, thần sấm, con ma... đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của giặc Mỹ xâm lược. Cả thế giới hướng về Hà Nội, hướng về “thủ đô của lương tri và phẩm giá của con người”. Hà Nội trở thành niềm vinh dự tự hào, tin yêu và hi vọng của cả nước. Bị thua đau, đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu giang sơn về một mối. Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam thống nhất. Hà Nội lại đi đầu cả nước bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH từng bước xây dựng cơ sở vật chất của CNXH. Từ năm 1986 đến năm 2000, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội đã kiên quyết đổi mới cơ cấu quản lý kinh tế, từng bước xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sau 20 năm đổi mới, kinh tế Thủ đô đã vượt qua những khó khăn chồng chất, ra khỏi tình trạng suy thoái, phát triển liên tục, đồng đều, đạt tốc độ tăng trưởng cao: giai đoạn 1986-1990, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,1%; giai đoạn 1991-1995 là 12,52%; giai đoạn 1996-2000 là 10,6%. Tầm vóc Hà Nội được xác định là: Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố hiện đại, trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước, xứng đáng là thủ đô của một nước gần 100 triệu dân vào đầu thế kỷ XXI.
Hành trang tiến đến nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Bước vào thế kỷ XXI, sau 6 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Thủ đô, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng; Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng bộ thành phố, Hà Nội đã từng bước tiến rõ nét, tương đối toàn diện. Tính bình quân năm 2001-2005, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 11,1%. So với năm 2000, GDP tăng 1,7 lần; vốn đầu tư xã hội tăng 2,1 lần, thu ngân sách lăng 2,1 lần, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác nông nghiệp tăng 1,5 lần. Nhiều sản phẩm công nghiệp của Hà Nội đã đứng vững trên thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu đến 187 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các hoạt động dịch vụ được mở rộng, chất lượng dịch vụ được từng bước nâng lên, một số dịch vụ trình độ cao đã phát triển khá như: bưu chính-viễn thông, ngân hàng, khách sạn và du lịch lữ hành, vận chuyển hành khách thương mại hiện đại. Thương mại quốc tế phát triển nhanh, kim ngạch xuất khẩu năm 2001-2005, tăng 14,9%/năm. Nông nghiệp ngoại thành từng bước khởi sắc cùng với quá trình đô thị hóa, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng tiến bộ, đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng nông nghiệp đô thị - sinh thái. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư, nâng cấp ngày càng hiện đại, 100% số thôn, xã và các hộ nông dân có điện sử dụng, 73% số hộ nông thôn được sử dụng nước sạch, thu nhập bình quân của nông dân tăng 1,8 lần so với năm 2000.
Diện mạo Thủ đô thay đổi nhanh chóng, ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Quản lý đô thị theo sát với quy hoạch, hạ tầng đô thị phát triển mạnh theo hướng văn minh, hiện đại. 70 tuyến phố văn minh được hình thành làm cho bộ mặt đô thị sạch - đẹp. Thành phố đã hoàn thành nhiều tuyến đường nút giao thông quan trọng; triển khai nhiều dự án xây dựng và cải tạo hệ thống cấp thoát nước; làm tốt công tác thu gom và vận chuyển rác thải; xây dựng, cải tạo nhiều hồ, công viên, vườn hoa. Hệ thống thông tin liên lạc được phát triển nhanh và hiện đại hóa, đến nay tỉ lệ máy điện thoại đạt cao nhất nước: 42 máy/100 dân. Vận tải hành khách công cộng có bước phát triển nhảy vọt, nâng khối lượng vận chuyển 12 triệu lượt người năm 2000 lên 300 triệu lượt người năm 2005. 40 khu đô thị mới như Linh Đàm, Định Công, Trung Hoà, Nhân Chính, Nam Thăng Long, Mỹ Đình, Việt Hưng... được triển khai xây dựng đồng bộ, hiện đại. Trong 5 năm đã xây dựng được 6 triệu m2 nhà ở, nâng bình quân diện tích nhà ở đầu người lên 7,5m2, từng bước đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho nhân dân. Các vấn đề bức xúc đô thị từng bước được giải quyết. Thành phố đã tập trung xử lý một số việc còn tồn đọng lâu ngày ở đô thị như: giải tỏa “xóm liều” Thanh Nhàn, ao Thước Thợ, nút Voi Phục - Cầu Giấy, nút Ngã Tư Vọng, đường Giang Văn Minh - Đội Cấn... Công tác giải phóng mặt bằng được chỉ đạo triển khai quyết liệt phục vụ cho đầu tư phát triển thành phố. Việc xây dựng con người mới được quan tâm toàn diện và trở thành phong trào quần chúng. Cùng cả nước, Hà Nội đã chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức thành công SEAGAMES 22, PARGAMES 2 và nhiều sự kiện văn hóa, thể thao lớn trên địa bàn. Phòng, chống dịch bệnh được quan tâm có hiệu quả, đặc biệt Hà Nội khống chế một số dịch bệnh nguy hiểm như SARS, cúm tuýp A, dịch cúm gia cầm... Bên cạnh việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, thành phố đã lồng ghép với chương trình giải quyết một số vấn đề bức xúc như tạo việc làm. Sau 5 năm, thành phố giải quyết việc làm cho 350 nghìn lao động. Toàn bộ người nghèo, người thuộc diện cứu trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Đến nay, toàn thành phố tỷ lệ hộ nghèo còn 0,3%.
Vị thế và uy tín chính trị của Thủ đô được nâng cao trên trường quốc tế. Hoạt động đối ngoại của Thủ đô ngày càng phong phú, đa dạng, phục vụ thiết thực yêu cầu hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa - khoa học, kỹ thuật giữa Thủ đô Hà Nội với các nước, đưa Hà Nội tham gia mạnh mẽ vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, Hà Nội đã có quan hệ hợp tác với 60 thủ đô, thành phố lớn trên thế giới. Nhờ mở rộng quan hệ đối ngoại, năm qua, Hà Nội đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) đạt 2,6 tỷ USD. Hà Nội đã trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn đối với các nhà đầu tư và khách du lịch quốc tế. Một nét mới đáng ghi nhận là sự phối hợp giữa Hà Nội với các bộ, ban, ngành trung ương và các tỉnh thành phố trong cả nước đang được tăng cường và đạt hiệu quả rõ rệt. Hà Nội đã chủ động phối hợp với 11 tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng Bắc bộ và một số tỉnh, thành trong cả nước, xây dựng, triển khai các kế hoạch hợp tác toàn diện. An ninh chính trị Thủ đô được giữ vững trong mọi tình huống, tạo được sự ủng hộ và đồng thuận của toàn xã hội, xứng đáng là chỗ dựa chính trị tin cậy của cả nước. Ghi nhận những thành tựu đó, Đảng, Nhà nước trao tặng Hà Nội danh hiệu cao quý “Thủ đô Anh hùng”.
52 năm sau giải phóng, Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn, nhất là chặng đường 20 năm đổi mới vừa qua. Nhưng Hà Nội cũng đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, đó là làm thế nào để khai thác tốt mọi tiềm năng để Hà Nội xứng đáng với vị trí, vai trò là thủ đô của đất nước, trung tâm chính trị - văn hóa - kinh tế và đầu mối quan trọng nhất trong giao lưu, hợp tác quốc tế. Trên thực tế, nhiều mặt Hà Nội còn chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế, cùng với sự mong đợi của Trung ương và đồng bào cả nước. Nỗi trăn trở đó được thể hiện thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 14 nhiệm kỳ 2006-2010. Đại hội đã xác định “tầm nhìn thủ đô 2020”. Theo đó, năm 2020, Hà Nội phải trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực; phát huy tốt vai trò là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục đào tạo, kinh tế và giáo dục quốc tế của cả nước. Trên địa bàn, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được thiết lập và vận hành thông suốt; đến năm 2020, GDP bình quân đầu người dự kiến đạt hơn 6.000USD, mức thu nhập của người dân tăng lên khoảng 3 lần so với hiện nay. Hà Nội phấn đấu đi trước 5 năm, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trước mắt là chặng đường đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô - chặng đường phấn đấu quyết liệt để tiến tới kỷ niệm một cách xứng đáng nhất sự kiện thiêng liêng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. ý thức được trách nhiệm nặng nề đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô bước vào năm 2006 với khí thế mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 14, Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Nhìn lại 9 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội Thủ đô đạt được bước phát triển mới đáng phấn khởi. Tổng sản phẩm nội địa GDP tăng 11,6% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 860 triệu USD, là tốc độ tăng cao nhất trong 6 năm gần đây. Toàn thành phố đã xây dựng được 900.000m2 nhà ở mới, vận chuyển 220 triệu lượt hành khách bằng xe buýt. Triển khai hàng loạt các dự án trọng điểm như đường vành đai 1 (Kim Liên - Ô Chợ Dừa), cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài; trình Chính phủ thông qua báo cáo đầu tư bốn dự án quan trọng: Xây dựng tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội; Thoát nước và cải tạo môi trường Hà Nội giai đoạn 2; Cầu Nhật Tân; Phát triển giao thông đô thị Hà Nội. Trong vòng 9 tháng, thành phố đã giảm 4.000 hộ nghèo, giải quyết việc làm cho 62.800 lao động; triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng KT3. Thành phố đảm bảo đầy đủ các điều kiện tốt nhất phục vụ thắng lợi Hội nghị cấp cao APEC. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung hợp tác đã được ký kết với 11 tỉnh, thành phố; tổ chức các hoạt động hợp tác, xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch tại Mỹ, Thụy Điển và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Thực hiện cải cách hành chính, tiết kiệm, chống lãng phí được tập trung triển khai quyết liệt theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tốc độ phát triển khá cao của đầu nhiệm kỳ 2006 - 2010, đang tạo thế và lực mới cho Hà Nội. Chúng ta tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô sẽ phát huy truyền thống và kinh nghiệm đã có, vượt qua khó khăn, viết tiếp những trang sử hào hùng, làm rạng rỡ truyền thống nghìn năm văn hiến, xứng đáng là Thủ đô Anh hùng./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 10.2006
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão và đóng vai trò then chốt cho sự phát triển, công tác tư tưởng, lý luận cũng đang đứng trước cơ hội để nâng tầm và hoạt động mạnh mẽ, hiệu lực, hiệu quả nếu biết tận dụng tốt những lợi thế cuộc cách mạng chuyển đổi số 4.0 mang lại.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận