Xu thế sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí trên điện thoại thông minh
Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định. Ảnh báo chí có tính khuynh hướng (thể hiện quan điểm, lập trường của chủ thể sáng tạo đối với một vấn đề, sự kiện, hiện tượng); tính đại chúng; tính chân thật, khách quan (phản ánh đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng) và tính thẩm mỹ. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sáng tạo một tác phẩm ảnh báo chí trên chiếc điện thoại di động nhằm đáp ứng xu hướng ứng dụng truyền thông đa nền tảng hiện nay ở Việt Nam?
Liệu điện thoại có thay thế máy ảnh trong sáng tạo ảnh báo chí?
Sự lấn lướt của các phương tiện tác nghiệp mới, trong đó có chiếc điện thoại di động đang là động lực và thách thức cho những người chụp ảnh hiện nay. Tháng 6.2013, một trong những tờ báo hàng đầu của Mỹ là The Chicago Sun Times cho biết đã sa thải toàn bộ 28 phóng viên ảnh, trong đó có cả người từng đoạt giải báo chí Pulitzer là John H. White để thử nghiệm mô hình phóng viên tác nghiệp bằng điện thoại iPhone. Thông tin gây sốc này bắt đầu lan truyền từ ngày thứ sáu tuần trước đó trên trang Facebook của phóng viên Robert Feder, trích từ bức thư của Thư ký toà soạn Craig Newman của tạp chí Sun-Times, “Trong những ngày tới, chúng tôi sẽ làm việc với các biên tập viên, phóng viên để đào tạo cách thức tác nghiệp để sản xuất nội dung cho tạp chí”. Ông ta cũng nhấn mạnh đến các lĩnh vực trọng tâm, trong đó có kỹ năng chụp ảnh từ iPhone, quay - biên tập video và truyền thông trên mạng xã hội. Thay vì sử dụng phóng viên ảnh chính thức, The Chicago Sun-Times tuyên bố sẽ thuê các nhiếp ảnh gia tự do (freelancer) - một chính sách giống với các ấn phẩm tạp chí nhưng vốn ít tồn tại trong làng báo chí phương Tây.
Ở Việt Nam, việc các phóng viên ảnh chuyên nghiệp phải đối mặt với sự thay đổi chóng mặt của xã hội, bao gồm cả nguy cơ mất việc là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong thời đại công nghệ 4.0. Theo báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, Việt Nam hiện nay có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu dân, đạt tỷ lệ 44,9%. Những con số này cũng giúp Việt Nam lọt vào nhóm 15 thị trường có số lượng người dùng điện thoại thông minh cao nhất thế giới, sánh vai cùng nhiều quốc gia phát triển khác như Anh, Nhật Bản, Đức, Indonesia. Những chiếc điện thoại thông minh sở hữu những tính năng chụp ảnh tuyệt vời, có thể sánh ngang với một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp. Đơn cử như với chiếc Iphone XS, người sử dụng có thể chụp được những bức ảnh chân thực và sống động nhờ chế độ Smart HDR mới. Người dùng cũng có thể sử dụng các ứng dụng như Halide để chụp ảnh định dạng RAW với các thiết lập thủ công, để bạn điều chỉnh sau đó, bao gồm độ phơi sáng, tiêu cự, độ sáng như đối với một chiếc máy ảnh kỹ thuật số.
Chúng ta có thể chỉ ra đây một số tính năng giúp điện thoại thông minh chụp ảnh không kém máy ảnh chuyên nghiệp. Đó là:
Một, chiếc camera kép trên iPhone 7 Plus, iPhone 8 Plus và iPhone X có thể đem tới tính năng xóa phông và zoom quang học, trong khi đó Huawei lại sử dụng ống kính thứ 2 để hỗ trợ chụp ảnh đen trắng và tăng độ sáng cho khuôn hình.
Hai, khẩu độ của ống kính trên chiếc điện thoại di động ngày càng được chú trọng mở rộng hỗ trợ ống kính camera thu sáng được nhiều hơn trong lúc chụp, giúp máy có thể chụp chi tiết và rõ màu hơn ở những điều kiện môi trường thiếu sáng.
Ba, các thiết bị di động cũng chú trọng tính năng mở rộng dải tương phản mở rộng HDR cho cho hình ảnh. Thông thường, để có thể có được một tấm hình HDR, một người chụp cần nhiều tấm hình với các giá trị phơi sáng khác nhau để ghép lại. Hiện nay, người dùng sử dụng điện thoại thông minh để chụp ảnh thiên nhiên, bầu trời hoặc chụp ảnh ở những nơi thiếu sáng.
Bốn, tính năng chống rung quang học (OIS) của điện thoại thông minh giúp hạn chế tình trạng nhòe, mờ ảnh do bị rung tay khi chụp. Trên dòng điện thoại iPhone, OIS bắt đầu được Apple trang bị từ thế hệ iPhone 6S Plus trở đi và là công cụ hỗ trợ chụp ảnh tuyệt vời cho người sử dụng.
Năm, khả năng lấy nét tự động là một trong những tính năng phổ biến hàng đầu của camera trên điện thoại thông minh hiện nay. Trong đó, có 3 loại tự động lấy nét phổ biến nhất là lấy nét tương phản, lấy nét laser và lấy nét theo pha. Hầu hết điện thoại thông minh trên thị trường đều có ít nhất 2 trong 3 cơ chế lấy nét này.
Sáu, tính năng chụp ảnh liên tiếp cho phép người dùng chụp hàng loạt bức ảnh liên tục chỉ với thao tác giữ nút chụp trong một khoảng thời gian. Một số chiếc điện thoại do Samsung sản xuất có thể chụp liên tiếp 100 bức ảnh trong một lần. Ưu điểm của chế độ này là giúp bạn có được nhiều lựa chọn để lọc ra bức hình ưng ý nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghép chúng lại để tạo ra một bức ảnh động.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là các “phóng viên công dân” sẽ phải làm gì để tạo ra một tác phẩm ảnh báo chí chất lượng? Bởi việc làm chủ công nghệ không phải là điều kiện duy nhất để hình thành nên một tác phẩm ảnh báo chí vốn có những tiêu chí tương đối khắt khe. Qua đánh giá và nhận xét của nhà lý luận và phê bình nhiếp ảnh Nguyễn Văn Thành (Báo ảnh Việt Nam), thì ảnh báo chí ở Việt Nam hiện nay đang bộc lộ những nhược điểm sau:
Thứ nhất, ảnh báo chí của chúng ta hầu như chỉ là những nhóm ảnh đơn giản. Nhiều khi nó lại được biên tập như seri ảnh mà không có sự am hiểu tính chất khác nhau của những thể loại này.
Thứ hai, phần nhiều phóng sự ảnh bị tác giả lầm lẫn với tường thuật sự kiện. Bởi lẽ trong phóng sự ảnh có những yếu tố của tường thuật, nhưng vai trò của con người trong sự kiện quan trọng hơn diễn biến của sự kiện như ở tường thuật.
Thứ ba, vai trò của con người và mối quan hệ biện chứng giữa con người và sự kiện không được chú ý đúng mức, vì vậy mà ảnh báo chí của chúng ta không có tính thuyết phục và gây ấn tượng cao. Thí dụ, một phóng sự ảnh về một xí nghiệp thì chủ yếu là về qui trình sản xuất của xí nghiệp đó; phóng sự ảnh về một vụ thu hoạch thì chỉ thể hiện không khí của vụ thu hoạch đó mà ít chú ý tới vai trò của con người trong sự thành bại của một vụ lúa ở nông thôn.
Thứ tư, tính chủ quan trong ảnh báo chí của chúng ta còn rất hạn chế, bởi lẽ tác giả đã thể hiện quan điểm của mình thông qua tác phẩm. Quan điểm của tác giả thông qua sự đánh giá trong tác phẩm sẽ góp phần không nhỏ giúp người xem suy nghĩ về mối quan hệ bên trong của sự kiện với những con người được miêu tả, thông qua kết quả lao động của nó. Nhân tố chủ quan cũng cần thiết cho phóng sự ảnh, bởi lẽ người phóng viên thường đứng sau sự kiện, nhưng lại xuất hiện như một người chứng kiến, đánh giá sự kiện trên quan điểm của mình. Qua phóng sự ảnh, người xem không chỉ tiếp xúc với phần thực tế khách quan do phóng sự miêu tả, mà còn tiếp xúc với quan điểm cá nhân của phóng viên. Điều này cũng thể hiện chính kiến của phóng viên ảnh còn yếu. Tức là, quan điểm chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp của phóng viên còn yếu, không dám chịu trách nhiệm với cái nhìn của riêng mình. Điều này làm cho các phóng sự ảnh của Việt Nam về những chủ đề giống nhau thì na ná như nhau, nên nhàm chán và đơn điệu.
Thứ năm, một bố cục thích hợp nâng cao rất nhiều sức biểu cảm của mỗi bức ảnh. Người ta thường gọi bố cục là sự sắp xếp các yếu tố hình học riêng lẻ thành một bức ảnh, một nhóm ảnh theo một trật tự nhất định nhằm giúp cho người đọc nhận thức được ngay nội dung của tác phẩm đồng thời nâng cao sức tác động của toàn bộ tác phẩm đối với cảm xúc của người xem. Sự sắp xếp các bức ảnh dựa trên sự tổng hợp giữa bố cục đường nét và bố cục của ánh sáng. Đồng thời vai trò của những mảng khối trong ảnh là không thể bỏ qua. Bố cục của phóng sự ảnh giúp cho người ta hiểu rõ ý đồ của tác giả cũng như những vấn đề mấu chốt của sự kiện mà người phóng viên muốn đề cập tới. Điều này nói lên nhận thức của phóng viên về lĩnh vực này chưa đầy đủ, cũng như trình độ của biên tập viên ảnh chưa đáp ứng được.
Qua cách nhìn nhận và đánh giá của nhà lý luận nhiếp ảnh Nguyễn Văn Thành, chúng ta có thể thấy, để tạo ra một tác phẩm phóng sự ảnh nói riêng hay một tác phẩm ảnh báo chí nói chung là điều không hề dễ dàng với ngay cả những phóng viên ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa những phóng viên ảnh tác nghiệp bằng các phương tiện tác nghiệp cồng kềnh với những “phóng viên công dân” dường như là cuộc chiến không cân sức, bởi những chiếc điện thoại iPhone đang được trang bị các tính năng chụp ảnh ngày càng dễ dàng cho ngay cả những người không hề có khái niệm về tạo hình. Thế nên, cũng không ngạc nhiên khi các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay đang có xu hướng không còn duy trì các phòng, ban chuyên về ảnh, như báo Lao động đến năm 2018 chỉ còn 2 phóng viên ảnh trên tổng số 100 phóng viên, chiếm 2%; báo Tuổi trẻ đến năm 2019 có 2 phóng viên ảnh trên tổng số 80 phóng viên, chiếm 2,5%. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, mỗi phóng viên trong tòa soạn đều phải thực hiện tất cả các thao tác, bao gồm chụp ảnh, viết và quay video, và những áp lực này đang dồn lên không chỉ phóng viên ảnh.
Như vậy, bước vào kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện, tính chuyên nghiệp của người chụp ảnh không chỉ nằm ở khái niệm anh ta được biên chế hay hưởng lương ở một cơ quan/tổ chức truyền thông, mà còn nằm ở các cách thức và phương pháp mà anh ta áp dụng để sáng tạo nên một tác phẩm ảnh báo chí hoàn chỉnh. Khi các phương tiện kỹ thuật hiện đại góp phần hỗ trợ người chụp ảnh, kể cả đối với những người chụp ảnh không chuyên thì yêu cầu về tính chuyên nghiệp vẫn áp dụng cho cả hai đối tượng này. Bản chất của ảnh báo chí là những câu chuyện về những nhân vật hoặc sự kiện có thực, được tái hiện bằng những góc chụp ấn tượng và mang tính thẩm mỹ. Phương tiện để tạo ra những hình ảnh có thể khác nhau nhưng phương pháp để thực hiện tác phẩm phóng sự ảnh là không thay đổi.
Các phần mềm chỉnh sửa ảnh trên điện thoại thông minh có làm thay đổi bản chất của ảnh báo chí?
Bước sang kỷ nguyên của nhiếp ảnh kỹ thuật số, những phần mềm chỉnh sửa hình ảnh đang là công cụ đắc lực để các nhà nhiếp ảnh khiến tác phẩm của mình trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Có nên làm đẹp hơn hiện thực ngay cả đó là khuôn mặt của cái chết? Bức ảnh đoạt giải ảnh báo chí thế giới của năm 2013 đã khiến quan niệm của nhiều người về ảnh báo chí có phần thay đổi. Bức ảnh chụp một đoàn người đưa thi thể của cậu bé Suhaib Hijazi và anh trai Muhammad đến nhà thờ Hồi giáo tại thành phố Gaza để tổ chức lễ tang. Bức ảnh đã được tác giả chỉnh phần ánh sáng, khiến các nhân vật như đang được tắm trong ánh hào quang, làm sáng hơn phần khuôn mặt như thiên thần đang ngủ của hai em bé. Lý giải về thao tác chỉnh sửa này, tác giả nói rằng ánh sáng tại thực tế đã khá tốt cho phần tạo hình, nên anh ta chỉ tăng thêm một chút ánh sáng cho phần khuôn mặt của hai em bé, và điều đó không làm ảnh hưởng tới nội dung của bức ảnh.
Có thể nói, trong thời đại nhiếp ảnh kỹ thuật số, người chụp ảnh cần thiết sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để hoàn thiện tác phẩm, như là một khâu hậu kỳ mà những người chụp máy phim vẫn làm thời kỳ trước. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm như thế nào, làm thay đổi hình ảnh đến đâu, lại nằm trong nguyên tắc đạo đức của người phóng viên ảnh. Một hãng thông tấn lớn về ảnh báo chí là Asscociated Press (AP) đã đưa ra các nguyên tắc về sử dụng hình ảnh kỹ thuật số, được áp dụng từ năm 1990 là: “chỉ chấp nhận xử lý hình ảnh kỹ thuật số bằng những nguyên tắc đã được xác định của kỹ thuật phòng tối truyền thống tiêu chuẩn, như phông quá sáng, che chắn, tăng giảm sắc độ và cắt cúp. Việc chỉnh sửa thường xuyên chỉ giới hạn trong các thao tác tẩy đi các vết bụi và dấu trầy xước”. Như vậy, trong nhiếp ảnh báo chí hiện đại, các phóng viên ảnh vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc phản ánh hiện thực, lấy việc sáng tạo nên các tác phẩm ảnh báo chí chân thật là mục tiêu sống còn. Người chụp ảnh cũng không nên coi các phần mềm chỉnh sửa là “chiếc đũa thần thánh” để biến những điều không thể thành có thể, mà chỉ nên coi đó như là phòng tối của người chụp ảnh kỹ thuật số, và thực tế là rất nhiều quá trình của phòng tối đã được Adobe tái tạo lại trong công cụ Photoshop. Việc hiểu đúng về bản chất của ảnh báo chí sẽ khiến người chụp ảnh và người biên tập ảnh sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh một cách hợp lý, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình truyền thông.
Không thể phủ nhận những ưu điểm của chiếc điện thoại thông minh trong quá trình sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, dù với phương tiện tác nghiệp nào thì ảnh báo chí cũng phải tuân thủ nguyên tắc chân thật, thời sự và có giá trị thẩm mỹ. Chỉ khi ấy, ảnh báo chí mới có thể phát huy sức mạnh khi được phát triển trên bất kỳ nền tảng truyền thông nào./.
__________________________________
TÀI LIỆU THAM KHÁO
1. http://nguoilambao.vn/bao-chi-da-nen-tang-trong-ky-nguyen-so-n11128.html
2. Nguyễn Văn Thành (2016), Nhiếp ảnh - Mối tương quan diệu kỳ giữa kỹ thuật và nghệ thuật, tham luận Hội thảo LLPB Nhiếp ảnh: Sáng tạo tác phẩm ảnh trong thời đại kỹ thuật số.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 2.2021
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận