511 liệt sỹ là nhà báo hy sinh trong chiến tranh chưa có bia tưởng niệm
Chiều và đêm (27/7), tại chùa Âu Lạc, P.Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An long trọng tổ chức đại lễ cầu siêu cho 511 nhà báo báo cách mạng Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Nhà báo Trần Văn Hiền (71 tuổi) -Trưởng VP đại diện Tạp chí Người Làm Báo tại Nghệ An (nguyên Phó TBT Báo Nghệ An) cho biết, ông là phóng viên chiến trường từ năm 1969 đến 1972 ở Quảng Trị và Lào. Bản thân đến nay đã xuất bản 2 quyển sách “Khoảnh khắc và mãi mãi” và “Dáng đứng dưới tầm bom” viết về các nhà báo liệt sỹ.
Ông Hiền kể, sau 15 năm sưu tầm danh sách các nhà báo liệt sỹ trên cả nước, đến năm 2019, Bảo tàng Báo chí Cách mạng Việt Nam thẩm định và đưa vào tôn vinh danh sách 511 nhà báo tại bảo tàng.
![]() |
Nhà báo Trần Văn Hiền (phải); Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì chùa Âu Lạc (áo vàng) trước buổi lễ cầu siêu |
“Làm báo trong chiến tranh càng khốc liệt, sự sống và cái chết hết sức mong manh. Những hình ảnh, thước phim trong mưa bom bão đạn họ phải đổi bằng tính mạng của mình. Họ không những cấm máy tác nghiệp mà con cầm súng để chiến đấu với kẻ thù” - nhà báo Văn Hiền tâm sự.
Sự hy sinh của những anh hùng nhà báo vì bom đạn tại mặt trận và cả việc đi theo các đơn vị bộ đội chiến đấu, khi hy sinh không được ai đưa vào danh sách.
Ông Hiền trăn trở, đến bây giờ chưa có một nghĩa trang nào cho nhà báo. Đây là hy sinh lớn nhất của người làm báo ở chiến trường. Phần lớn các anh đều không có mộ chí, không tìm được hài cốt của họ. Chỉ có con số hy sinh ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) trở ra là có mộ phần.
Tâm nguyện được dựng bia nhà báo liệt sỹ
“Bản thân tôi từng là phóng viên chiến trường từ năm 1969 đến 1972, tại chiến Quảng Trị và Lào. Năm 1972, tôi cùng 5 anh em các báo đi vào chiến trường thì có 4 người đã hy sinh gồm Lê Viết Thế, Nguyễn Như Dũng, Lê Văn Bằng, Hồ Đình Nhu, và chỉ có Đoàn Công Tính và tôi là sống sót trở về” - ông Hiền nhớ lại.
Đoàn công tác 6 người công tác ở Xưởng phim Quân đội; Báo Quân đội Nhân dân; Thống tấn xã Việt Nam và Báo Nghệ An.
![]() |
Nhà chùa Âu Lạc tại buổi lễ cầu siêu các chư vị anh linh Anh hùng liệt sỹ |
![]() |
511 liệt sỹ là nhà báo hy sinh trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ chưa có bia tưởng niệm. |
Ông Hiền đặt vấn đề, tại sao liệt sỹ nhà báo lại không tìm thấy mộ? Vì cơ quan báo chí quản lý trực tiếp thiếu thông tin về phóng viên của mình khi tác nghiệp trên chiến trường. Mặt trận tác nghiệp của các nhà báo khốc liệt, phần lớn là đi phối hợp với các đơn vị chiến đấu. Đến khi hy sinh thì không được đưa vào danh sách của đơn vị chiến đấu.
Mãi đến 1995, khi có Nghị định 28 của Chính phủ về người có công với đất nước thì mới tổ chức đi tìm mộ của liệt sỹ đã thất lạc.
![]() |
Các phật tử và nhà chùa trong buổi lễ cầu siêu các chư vị anh linh Anh hùng liệt sỹ nhà báo cách mạng |
“Mong muốn các đồng nghiệp, cơ quan báo chí nên mở cuộc vận động viết về tấm gương nhà báo liệt sỹ nhiều hơn nữa. Và, dựng bia tưởng niệm liệt sỹ là nhà báo tại các chiến trường khốc liệt Tây Ninh; miền Đông Nam Bộ; Khu VI; Khu V và Quảng Trị - T.T.Huế” - tâm nguyện Nhà báo Trần Văn Hiền.
Trụ trì chùa Âu Lạc (chùa Da), Đại đức Thích Đồng Tuệ chia sẻ: Với tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và tri ân, báo ân của người đệ tử Phật, chúng tôi cùng những người làm báo tại Nghệ An tổ chức đại lễ tưởng niệm kỳ siêu chư anh linh chiến sỹ nhà báo cách mạng Việt Nam.
Với mong muốn các Anh hùng liệt sỹ nhà báo đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và Mỹ được nhẹ nhàng siêu thoát, gia hộ cho đất nước Việt Nam luôn được hùng cường, nhân dân được ấm no hạnh phúc.
Bài liên quan
- Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
- Lịch sử báo chí Kazakhstan
- Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
- Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
- KỶ NIỆM 80 NĂM BÁO CỨU QUỐC (1942-2022): Một thế hệ nhà báo gạo cội
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
[Video] Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Động lực mới cho phát triển kinh tế”
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
6
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Không thể bác bỏ giá trị thời đại lý luận của C. Mác về quá trình lưu thông tư bản
Lý luận về quá trình lưu thông tư bản của C.Mác trình bày trong quyển II bộ “Tư bản” là toàn bộ sự vận động của tư bản trong nền kinh tế hàng hóa cả về chất và về lượng thông qua lý luận tuần hoàn chu chuyển tư bản. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư kéo theo những thay đổi ở lĩnh vực lưu thông, làm nảy sinh nhiều khía cạnh mới về lưu thông, những yếu tố mới đó, các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc sự lạc hậu của chủ nghĩa Mác so với thời đại. Bài viết khẳng định giá trị thời đại của lý luận về quá trình lưu thông tư bản của C.Mác, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
“Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay: huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh giành độc lập dân tộc”. Đó là nhận xét của Trần Bạch Đằng về Huỳnh Tấn Phát, người không chỉ là kiến trúc sư, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn là một nhà báo can trường đã mở trận tuyến đấu tranh bằng báo chí giữa lòng Sài Gòn trong thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt.
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Vào thời cổ đại, trong điều kiện xã hội du mục ở Kazakhstan, không có báo chí như ngày nay, nhưng đã có những hình thức sơ khai của báo chí. Nghệ thuật dân gian truyền miệng đã trở thành một phương tiện tích lũy, xử lý, trình bày và phổ biến thông tin ở thảo nguyên Kazakhstan. Các nhà thơ du mục đã làm điều này và làm khá chuyên nghiệp. Họ được gọi là “akyns” và “zhyrau” - là nhà thơ, nhạc sĩ và người sưu tập các truyền thuyết, bài hát, di chuyển từ làng này sang làng khác, và kể lại tin tức một cách tự nhiên. Ở Kazakhstan, đây được gọi là “uzun - kulak” - “tai dài” và hiện tượng này là nguyên mẫu của “dịch vụ thông tin” ngày nay.
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
(LLCT&TTĐT) Báo chí Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển rất dài nhưng hiện nay chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và quan tâm đầy đủ. Các công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào báo chí cách mạng. Trong khi đó, còn nhiều nguồn tư liệu khác có thể khai thác và lấy thông tin, ví dụ như hồi ký của các nhà báo hoặc nhà văn làm báo. Bài viết sẽ cung cấp thêm một góc nhìn về báo chí nước ta thông qua 2 hồi ký tiêu biểu là “Bốn mươi năm nói láo” của Vũ Bằng và “Bốn mốt năm làm báo” của Hồ Hữu Tường.
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), sáng 14/6/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề "Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)". Đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức về Nhà báo Xuân Thủy gắn với những di sản báo chí cách mạng quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc mà Nhà báo để lại.
Bình luận