Báo Nhân Dân lần đầu thông tin về cuốn "Nhật ký trong tù" như thế nào?
Mấy phút giải lao, Hữu Thọ ra sân phì phèo điếu thuốc lá và nói vui: “Tuần trước, một bạn đọc gửi báo Đảng một bài viết khá hay, kỷ niệm 50 năm tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ. Bài hơi dài nhưng có nhiều tư liệu, mình ký duyệt cho đăng luôn.
Khoảng 10 giờ đêm, anh em ở Ban Thư ký gọi điện thoại báo cáo do kẹt về diện tích, xin cắt ngắn bài ấy khoảng mươi dòng. Mình nói, các cậu cứ xử lý. Có điều cắt gì thì cắt, phải để nguyên đoạn tác giả nói Phan Quang là người đầu tiên giới thiệu cuốn “Nhật ký trong tù” với bạn đọc qua một bài đăng Báo Nhân Dân năm 1955. Bởi đó không chỉ là vinh dự của người viết mà là của tất cả chúng ta, những người làm việc tại Báo Đảng.
Chừng mươi năm sau, một hôm tôi nhận được cú điện thoại của một chị tự giới thiệu là chuyên viên công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, xin gặp và trao đổi ý kiến. Chị đang chuẩn bị cho ra cuốn sách giới thiệu “Nhật ký trong tù” từ bản gốc, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ viết bài cuối cùng của tập thơ. Vừa gặp chị tôi nói luôn: “Tôi đâu có biết gì nhiều về thơ của Bác. Có lần tôi nghe anh Hữu Thọ nói Báo Nhân Dân có đăng một bài của một bạn đọc ký Nguyên Khanh, có nhiều tư liệu tốt. Chị đến báo ấy mà tìm hiểu”.
Chị cười: “Nguyên Khanh là bút danh của cháu. Trong bài ấy cháu có dẫn câu bác Phan Quang giới thiệu cuộc Triển lãm về cải cách ruộng đất năm 1955, nói ý Hồ Chủ tịch đã cho Ban tổ chức Triển lãm tập thơ làm tư liệu trưng bày. Bản gốc cuốn “Nhật ký trong tù” nay đã được lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Có điều hiện có hai ý kiến khác chiều từ các vị phụ trách cuộc triển lãm năm ấy, nay đều đã nghỉ hưu hoặc chuyển sang công tác khác. Có người bảo Hồ Chủ tịch xem triển lãm xong, Bác rút từ túi áo ra cuốn sổ tay và nói: “Cho các chú mượn để trưng bày”. Có ý kiến khác lại quả quyết Văn phòng Phủ Chủ tịch gọi điện bảo Giám đốc Triển lãm lên Văn phòng nhận tập thơ mang về trưng bày trước khi Bác Hồ đến xem”.
Chị nói thêm:
- Bác Phan Quang là người lần đầu giới thiệu rộng rãi trên báo chí tập “Nhật ký trong tù”, qua bài đăng Báo Nhân Dân số ra ngày 13.9.1955. Cháu sẽ trích đoạn cuối bài ấy cho in vào cuốn sách đang làm. Theo bác, hai ý kiến cháu vừa nói ở trên, ý nào đúng? Câu chuyện đã nửa thế kỷ qua, làm sao có thể nhớ mọi chi tiết! Tôi đành đến tòa soạn Báo Nhân Dân mượn tập báo quý III năm 1952 lưu trữ tại Phòng Thư viện-Tư liệu của Báo, tìm đọc lại “tác phẩm” của mình. Đấy là một bài tường thuật mộc mạc đăng hai kỳ báo, cách nhau mười ngày. Bài 1, “Xem phòng triển lãm cải cách ruộng đất” giới thiệu cuộc sống của nông dân dưới chế độ phong kiến, thực dân qua nhiều văn bản và hiện vật, đăng ở trang 2 số báo đặc biệt Kỷ niệm 10 năm Ngày Quốc khánh 2/9/1955, và cũng là ngày khai trương triển lãm tại phố Bích Câu, Hà Nội. Bài 2 viết về phong trào nông dân đứng lên đòi địa chủ giảm tô, giảm tức rồi cải cách ruộng đất, đầu đề: “Đảng lãnh đạo nông dân đấu tranh tự giải phóng” đăng số báo ra ngày 13.9.1955, cũng là ngày đóng cửa triển lãm.
Tôi ghi chép tư liệu, viết luôn một lúc tại chỗ cả hai kỳ và đã được Tổng Biên tập báo ký duyệt. Dù vậy, trước khi giao bản thảo bài II cho Tòa soạn lên khuôn, tôi trở lại triển lãm gặp anh Giám đốc hỏi xem có sự kiện gì đáng chú ý trong mười ngày trưng bày.
Anh hào hứng: “Mời nhà báo sang đây, tôi chỉ cho xem cái đặc biệt, rất đặc biệt”.
Anh dẫn tôi sang gian triển lãm chính, lúc này đã vắng khách. Ở đây vừa mới được bày thêm một tủ nhỏ, bốn mặt tủ được ghép bằng bốn tấm kính dày. Bên trong có cái giá cũng làm bằng kính, cao vừa tầm mắt người xem, đặt cuốn sổ nhỏ bằng giấy bản đã ngả màu vàng: Tập “Ngục trung nhật ký” quen thuộc với người Việt Nam chúng ta và không ít người trên thế giới ngày nay. Bên dưới đề sách có hai dòng chữ ghi ngày thực hiện: từ 29.8.1932 đến 10.9.1933(1) .
Tiếp đó là bốn câu thơ, và phía dưới cùng vẽ hình hai cánh tay bị xiềng, hai bàn tay nắm chặt, quyết tâm bất khuất. Tôi xin phép được cầm tập thơ trên tay. Giám đốc cuộc Triển lãm cho gọi hai anh bảo vệ Triển lãm mang chìa khóa đến. Cái tủ kính nhỏ vừa mới đóng để trưng bày bảo vật quốc gia lần đầu giới thiệu với công chúng được khóa bằng hai ổ khóa. Mỗi ổ có hai chìa. Mỗi anh bảo vệ giữ một chìa. Phải có lệnh của Giám đốc, với sự có mặt của Đội trưởng đội bảo vệ Triển lãm, hai anh mới được phép cùng mở khóa, và đứng chờ ở đấy để ngay sau đó đặt tập thơ vào chỗ cũ và cùng khóa lại tủ trước mắt mọi người.
Anh Giám đốc Triển lãm cho biết: Sau lễ khai trương do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đó chủ trì, vào cuối giờ một ngày làm việc, đúng lúc Triển lãm chuẩn bị đóng cửa, Hồ Chủ tịch đột ngột đến, không báo trước. Cùng đi với Người, chỉ có vài anh cận vệ. Bác Hồ xem các hiện vật trưng bày, rồi rút từ túi áo ra tập “Ngục trung nhật ký” đưa Ban tổ chức triển lãm, cho phép trưng bày cho công chúng xem.
Tôi giật mình: Bài tường thuật (phần 2) mình đã chuẩn bị sẵn để đăng Báo Nhân Dân số ra ngày mai nhất thiết không thể thiếu phần nội dung này. Vội rời phố Bích Câu trở về phố Hàng Trống, báo cáo với Tổng Biên tập xin được bổ sung một đoạn vào cuối bài “Đảng lãnh đạo nông dân đấu tranh tự giải phóng”.
Đoạn viết thêm như sau: “Chúng tôi có được xem cuốn sổ tay “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch, ghi bằng thơ từ ngày 29.8.1942 đến 10.9.1943, trong khi người từ chiến khu Việt Bắc trở ra nước ngoài hoạt động và bị đế quốc giam giữ hơn một năm. Hồ Chủ tịch đã cho Ban tổ chức triển lãm cuốn sổ tay ấy làm tài liệu trưng bày. Cuốn nhật ký khổ nhỏ, đóng bằng giấy bản màu vàng. Trang bìa có hình vẽ hai nắm tay rắn rỏi giơ lên phá tung xiềng xích cùng mấy câu thơ viết bằng chữ Hán:
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại
(Nghĩa là: Thân thể ở trong ngục/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn thành sự nghiệp lớn/ Tinh thần cần phải cao).
Đấy là tinh thần của những người cộng sản lãnh đạo nông dân tự giải phóng” - bài báo kết thúc(2)
__________________________
(1) Đúng ra là “29.8.1942 – 10.9.1943”. Có người giải thích do Bác Hồ cố tình ghi sai để đánh lạc hướng địch, phòng khi cuốn sổ tay rơi vào mắt bọn lính Tưởng Giới Thạch canh tù.
(2) Đoạn này được trích in lại trong cuốn “Nhật ký trong tù” vừa nói ở trên (2003), Nxb Chính trị quốc gia, tr. 279.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 28.05.2021
Bài liên quan
- Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chi bộ Khoa Quan hệ quốc tế tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng 5/03/2025, tại phòng họp số 9, tầng 10, Nhà A1, Chi bộ Khoa Quan hệ quốc tế tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đại hội diễn ra trong không khí trang nghiêm, dân chủ và thẳng thắn, mang tính xây dựng cao; thể hiện quyết tâm tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong công tác lãnh đạo.
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất. Nhưng để giao tiếp có hiệu quả phải cần đến năng lực ngôn ngữ (NLNN). Trong xã hội phát triển như hiện nay, việc mở rộng phạm vi, loại hình, không gian, cách thức giao tiếp là tất yếu, theo đó NLNN càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc phát triển NLNN cần phải trở thành điều kiện tiên quyết, nhất là đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT). Bài này nói về vai trò của NLNN đối với sinh viên của Học viện trong hoạt động tác nghiệp.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Bình luận