Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài 03 chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Dự lễ bế mạc, về phía Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh có TS Trần Đình Quang, Giám đốc Trung tâm. Về phía Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài có PGS,TS Bùi Duy Cam, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng đoàn; cùng các thành viên tham gia đoàn đánh giá ngoài.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS, TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Tự đánh giá; PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá; PGS, TS Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên lãnh đạo Học viện; Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; trưởng, pqhó các đơn vị; cán bộ, giảng viên của 3 khoa có chương trình được đánh giá.
Tại buổi lễ, thay mặt đoàn chuyên gia đánh giá ngoài, Trưởng đoàn PGS, TS Bùi Duy Cam và thành viên đoàn TS Đoàn Hải và TS Trần Ái Cầm đã trình bày Báo cáo sơ bộ kết quả khảo sát chính thức của Học viện.
Báo cáo cho biết, trong 5 ngày làm việc (21- 25.10.2022) đợt khảo sát 03 chương trình đào tạo, Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đã tập trung nghiên cứu hồ sơ minh chứng thực của Nhà trường, phỏng vấn các bên có liên quan trong và ngoài Học viện, khảo sát hệ thống cơ sở vật chất, vận hành thử một số trang thiết bị, trải nghiệm và quan sát các hoạt động chính khóa, ngoại khóa của Nhà trường…
Kết quả cho thấy mục tiêu của các chương trình xác định rõ ràng, cơ bản phù hợp với tầm nhìn sứ mạng của Nhà trường, được thể hiện cụ thể thông qua tiêu chuẩn đầu ra; nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo được thiết kế cơ bản phù hợp; các hoạt động dạy và học đa dạng; các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp với mục tiêu đào tạo; năng lực và kết quả thực thi nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên được quản lý và đánh giá tương đối rõ ràng; các chính sách và tiêu chí tuyển chọn người học được xác định cụ thể; người học được tư vấn, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cơ bản cho học tập, rèn luyện; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của chương trình đào tạo có việc làm cao. Bên cạnh những điểm mạnh, Đoàn cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, đồng thời đưa ra những đề xuất, khuyến nghị cụ thể cho 03 chương trình đào tạo của Nhà trường.
PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Tự đánh giá cho biết, Nhà trường trân trọng và nghiêm túc tiếp thu những nhận xét, góp ý của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài. Tập thể lãnh đạo Học viện sẽ cùng với 3 Khoa được đánh giá chương trình đào tạo đại học thực hiện tốt các khuyến nghị, cải tiến nâng cao chất lượng, phát huy hơn nữa các thế mạnh, khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại, đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả nhất, tiếp tục khẳng định giá trị, uy tín, thương hiệu của Nhà trường và của các khoa đào tạo đối với xã hội.
PGS, TS Phạm Minh Sơn ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và học viên, sinh viên Nhà trường trong thời gian qua, đã không quản ngại khó khăn vất vả, đồng lòng cùng với lãnh đạo Nhà trường nỗ lực tham gia đợt đánh giá ngoài bài bản, chuyên nghiệp, khách quan để khẳng định uy tín, chất lượng chương trình đào tạo của Nhà trường.
Phát biểu tại lễ Bế mạc, TS Trần Đình Quang, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh chúc mừng Học viện đã hoàn thành đợt khảo sát chính thức của quá trình đánh giá ngoài 3 chương trình đào tạo. Ông đánh giá cao những điểm mạnh của Nhà trường, tiêu biểu như: có tinh thần đổi mới và cải tiến chất lượng cao; môi trường làm việc thân thiện; đội ngũ cán bộ, giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết; hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học hiệu quả; Nhà sử dụng lao động đánh giá tốt về chất lượng sinh viên tốt nghiệp; cảnh quan môi trường sạch đẹp và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao, có số lượng cựu sinh viên thành đạt nhiều…
Kết thúc Lễ bế mạc, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Tự đánh giá cùng TS Trần Đình Quang, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh và PGS, TS Bùi Duy Cam, Trưởng đoàn đánh giá ngoài đã ký kết Biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài 3 chương trình đào tạo trình độ đại học theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tháng 10.2021, Học viện đã xây dựng kế hoạch tự đánh giá các chương trình đào tạo, đến nay, sau gần 1 năm triển khai công tác tự đánh giá, qua đợt khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức, đến nay, đoàn chuyên gia đã chính thức hoàn thành công tác đánh giá ngoài 3 chương trình đào tạo trình độ đại học của Học viện là: Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh, Xuất Bản (chuyên ngành Biên tập Xuất Bản).
Đây là lần thứ hai trong năm 2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiến hành rà soát, đánh giá một cách tổng thể và toàn diện nhất về các chương trình đào tạo bởi một đội ngũ chuyên gia đầy kinh nghiệm, bản lĩnh và chuyên nghiệp với phương pháp khoa học và một hệ thống các tiêu chí/chỉ báo, tính đến thời điểm này, thuộc vào loại tiên tiến nhất Việt Nam.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
- Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
- Bồi dưỡng phong cách công tác của chính ủy, chính trị viên ở Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở được đánh giá cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo chí, truyền thông trong nhiều năm qua. Nhưng trước những thay đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, những yêu cầu mới đã được đặt ra đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nhân lực cũng phải có những phẩm chất và kỹ năng tương ứng. Từ việc khảo sát nhu cầu của người học, một số vấn đề đã được đặt ra và có thể trở thành cơ sở quan trọng để điều chỉnh hướng phát triển trong đào tạo ngành báo chí, truyền thông tại Học viện trong thời gian tới.
Bình luận