Cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đồng bằng sông Hồng với với việc thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng
Công tác lãnh đạo nói chung, lãnh đạo cấp tỉnh nói riêng thực chất là hoạt động thuyết phục, động viên, tập hợp cán bộ cấp dưới và quần chúng nhân dân - với tư cách là đối tượng lãnh đạo, tin tưởng và làm theo đường lối, chủ trương do người lãnh đạo - với tư cách là chủ thể lãnh đạo đề ra.
Bởi thế, nâng cao năng lực thuyết phục, tập hợp, động viên cán bộ cấp dưới và quần chúng của người cán bộ lãnh đạo là nhiệm vụ thường xuyên không thể thiếu được của người lãnh đạo chủ chốt nói chung, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nói riêng.
Để thuyết phục được cán bộ cấp dưới và quần chúng, trước hết người cán bộ lãn đạo phải có đạo đức cách mạng; phải gương mẫu, liêm khiết chí công vô tư. Cùng với phẩm chất đạo đức cách mang, người cán bộ lãnh đạo phải hiểu sâu sắc, hiểu đúng, làm đúng đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó thuyết phục cán bộ cấp dưới và quần chúng nhân dân bằng các hình thức tuyên truyền sinh động, khơi dậy được ở họ lòng nhiệt tình hăng hái tự giác chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chính sách của tỉnh. Để làm được việc đó, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh không những phải gương mẫu mà còn phải có năng lực tư duy lý luận nhất định. Bởi lẽ, đường lối, chủ trương của Đảng có đi vào cuộc sống để phát huy tác dụng hay không là do nó có phù hợp với thực tiễn không, nó có được tuyên truyền sâu rộng, kiên trì trong nhân dân không và đặc biệt là có được bổ sung hoàn chỉnh kịp thời hay không?... Tất cả những đòi hỏi ấy đều được quyết định bởi năng lực và phẩm chất lãnh đạo của cán bộ. Chẳng hạn từ chủ trương, đường lối của Đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra được chương trình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn địa phương và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Vì vậy đã đạt được kết quả to lớn: kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 14,4% năm (cao nhất khu vực đồng bằng Sông Hồng). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỉ trong công nghiệp, dịch vụ giảm tỉ trọng nông nghiệp. Hiện nay tỉnh có cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 50,44%, dịch vụ 28,23%, nông nghiệp 21,33%. GDP bình quân đầu người đạt 520 USD/năm. Từ phần lớn chi ngân sách phải dựa vào điều tiết của Trung ương, từ năm 2004, tỉnh đã tự cân đối được thu chi ngân sách và đã có đóng góp cho ngân sách của Trung ương. Những con số ấn tượng trên đây đã phác hoạ một Vĩnh Phúc phát triển trên đường đổi mới. Nó càng có ý nghĩa nếu biết rằng cách đây gần 10 năm, lúc mới tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc còn là một tỉnh thuần nông, kinh tế - xã hội được xếp loại yếu. Có được thành quả đó là do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng là đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh có phẩm chất đạo đức, dám nghĩ, dám làm, có phong cách làm việc dân chủ, sát dân, biết cụ thể hoá đường lối của Đảng phù hợp với điều kiện của tỉnh do đó đã thu hút được ngoại lực, thuyết phục, tập hợp, động viên nội lực trong quần chúng nhân dân tạo sức mạnh phát triển địa phương.
Thực tế cho thấy, ở đâu cán bộ lãnh đạo tập hợp, thuyết phục, động viên được cán bộ cấp dưới và quần chúng nhân dân thì ở đó phong trào phát triển mạnh. Muốn vậy, người cán bộ lãnh đạo phải thực sự gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh tình trạng nói một đằng làm một nẻo, hoặc chỉ nói mà không làm. Đồng thời, người cán bộ lãnh đạo phải hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phải gần dân, không quan liêu, phải có phong cách làm việc dân chủ, sát dân. Cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải có tầm tư duy khái quát nhưng không có nghĩa là xa dời thực tiễn của địa phương mình. Các quyết định phải được ra đời từ nhiệt tình, tâm huyết, từ thực tiễn ở địa phương trên cơ sở tư duy lý luận chứ không phải chỉ dựa vào những báo cáo của cán bộ cấp huyện hay cấp cơ sở mà thiếu sự kiểm tra, sâu sát của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Hồ Chủ tịch đã viết: "Lãnh đạo đúng nghĩa là thế nào? Cố nhiên không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà viết kế hoạch, ra mệnh lệnh"(1).
Thực tế cho thấy, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng có mức thu hút đầu tư không đồng đều. Vĩnh Phúc là tỉnh có vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trên địa bàn đạt cao, kết cấu hạ tầng được tăng cường. Nhưng điều thành công nhất phải kể đến là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được triển khai tích cực. Toàn tỉnh đã bồi thường, giải phóng mặt bằng được hơn 2000 ha đất phục cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ tầng; hình thành thêm được 11 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 2644 ha. Trong 139 dự án đã đi vào hoạt động, hầu hết đạt hiệu quả, góp phần quyết định gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng thu ngân sách trên địa bàn và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động(2) . Có thể nói, Vĩnh Phúc đã bước đầu thành công trong việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. Bởi vì ở cùng hoàn cảnh như Vĩnh Phúc, các tỉnh khác trong vùng lại giải quyết vấn đề này ít thành công, gây lên tình trạng khiếu kiện kéo dài thậm chí còn hình thành các điểm nóng như ở Hà Tây, Nam Định, Hải Phòng… Hay ở Hải Dương, kinh tế nông thôn có nhiều thay đổi tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết cấu hạ tầng được xây dựng ngày càng đồng bộ. Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển mạnh. Hệ thống thuỷ lợi từng bước được kiên cố hoá. Lưới điện được nâng cấp, mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn được thực hiện có hiệu quả; 97% số xã có giá bán điện bằng và thấp hơn mức giá trần do Nhà nước quy định…Cơ giới hoá 62% khâu làm đất, 99% khâu xay sát, 95% khâu tuốt lúa, 50% khâu vận tải, 80% tưới tiêu…(3). Những việc làm thiết thực đó để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn giúp người dân thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu là giải pháp tốt nhất để thuyết phục, tập hợp, động viên quần chúng. Nghĩa là bằng sự phát triển kinh tế - xã hội, bằng việc cụ thể hoá chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững là những biện pháp quan trọng để thuyết phục, tập hợp, dộng viên quần chúng.
Chủ trương đúng, bước đi phù hợp là bài học thực tế để cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh thuyết phục, tập hợp, động viên được quần chúng nhân dân. Như vậy, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải có năng lực tư duy lý luận ở trình độ nhất định và phải biết vận dụng năng lực tư duy lý luận vào thuyết phục, tập hợp, động viên quần chúng trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhân dân ta nói chung, nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng có truyền thống yêu nước và cần cù lao động. Trải qua bao đời bên lũy tre làng thân thương họ sống một cuộc sống chịu thương, chịu khó với tinh thần nhường cơm sẻ áo, đồng cam cộng khổ, xây dựng lên tình làng nghĩa xóm giúp nhau vượt qua bao khó khăn thử thách. Trong công cuộc đổi mới, nhân dân tin tưởng và tích cực chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới là thay đổi cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan để phát triển nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cho nên, cần cù, chịu khó là điều kiện cần nhưng chưa đủ mà còn phải biết đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, biết đi tắt đón đầu trong sản xuất, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện toàn cầu hóa... Trong điều kiện đó, cán bộ lãnh đạo không thể dùng mệnh lệnh hành chính bắt nhân dân trồng cây gì, nuôi con gì, sản xuất sản phẩm công nghiệp gì được mà phải bằng lý lẽ thuyết phục, bằng tấm gương của bản thân và đặc biệt là bằng chính sách kinh tế, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội để thuyết phục nhân dân tin tưởng, tự giác làm theo. Muốn vậy, người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và am hiểu sâu sắc tình hình địa phương, phong tục, tập quán, thói quen... của quần chúng nhân dân, gương mẫu có phẩm chất đạo đức trên cơ sở đó mới lôi cuốn, thuyết phục, tập hợp, động viên được quần chúng nhân dân.
Cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh vừa phải có tầm nhìn bao quát toàn cục cả nước, cả vùng, cả tỉnh lại phải có sự hiểu biết tường tận địa bàn nơi sẽ áp dụng những chủ trương, chính sách của tỉnh vào đó. Bởi những quyết định của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh có ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến hàng triệu con người. Song, như thế chưa đủ, muốn thuyết phục, tập hợp, động viên quần chúng cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải là những người có phẩm chất cách mạng trong sáng, là tấm gương về đạo đức để mọi người tin tưởng, thừa nhận. Hồ Chủ tịch đã căn dặn, đạo đức là cái gốc của người cán bộ. Người cán bộ nếu không có đạo đức, không biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân thì không thể tập hợp, thuyết phục được quần chúng nhân dân. Mặt khác, người cán bộ lãnh đạo phải thường xuyên khơi dậy được những phẩm chất đẹp đẽ trong truyền thống của dân tộc ta như lòng nhân ái, đức tính cần cù chịu khó, lòng tự tôn dân tộc, ý chí tự lập tự cường trong quần chúng nhân dân để tạo thành sức mạnh tổng hợp mới thì mới có thể phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hiện nay, tệ quan liêu, cửa quyền và nạn tham nhũng, lối sống xa hoa, thực dụng của một bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Nhiều người cho rằng, đây là hiện tượng phổ biến của thế giới vì đã là Nhà nước thì có quan liêu, có đặc quyền đặc lợi. Đây là những ý kiến hết sức sai trái, biện hộ cho lối sống phi đạo đức, khác xa với truyền thống đạo đức của dân tộc, thực chất là vi phạm điều lệ Đảng, những người đó không thể lãnh đạo cách mạng đi đúng mục tiêu mà trải bao hy sinh gian khổ chúng ta mới đạt được. Tất nhiên, những cán bộ lãnh đạo này không thể giáo dục, thuyết phục, tập hợp, động viên được quần chúng nhân dân.
Vì lẽ đó, xây dựng chỉnh đốn Đảng chẳng những là đòi hỏi của việc xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh mà còn là đòi hỏi, mong mỏi của toàn thể nhân dân, của yêu cầu giáo dục, thuyết phục, tập hợp, động viên quần chúng. Từ Nghị quyết 6 (lần 2) - Đại hội VIII đến nay công tác chỉnh đốn Đảng đã ngày càng lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và cán bộ hơn. Công tác kiểm tra đảng được chú trọng, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm khuyết điểm, giải quyết kịp thời các đơn thư tố cáo có liên quan đến nhân sự tham gia ứng cử, bầu cử vào Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ vừa qua.
Thực tiễn đang đòi hỏi, yêu cầu người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải trau dồi năng lực thuyết phục, tập hợp, động viên quần chúng trong điều kiện mới với hình thức và bước đi mới phù hợp nhằm khơi dậy, phát huy sức mạnh của quần chúng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Muốn làm được điều đó, người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, phong cách làm việc dân chủ, sát dân và nâng cao năng lực tư duy lý luận./.
__________________
(1) Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.5, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr.285.
(2) (3) Dự thảo Báo cáo Chính trị các tỉnh đảng bộ đồng bằng Sông Hồng.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 5 (tháng 9+10)/2005
Bài liên quan
- Tương lai cho thế hệ vươn mình
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
- Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS. Tổng Bí thư Tô Lâm
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ Ban Quản lý khoa học nhiệm kỳ 2025-2027: Đoàn kết – Dân chủ - Kỷ cương – Sáng tạo – Đột phá – Phát triển
Sáng 06/03/2025, tại phòng họp số 1001, tầng 11, Nhà A1, Chi bộ Ban Quản lý khoa học tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, lịch sử của Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn có dấu ấn, thể hiện rõ vai trò của các thế hệ thanh niên ưu tú, xuất sắc của dân tộc. Các đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên, các nhà lãnh đạo tài ba của Đảng, các trí thức lớn của Việt Nam đều đã giữ các cương vị trọng trách ngay từ khi còn đang tuổi thanh niên.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công tác tư tưởng có vai trò trọng yếu trong thành công của sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác tư tưởng lại càng có vai trò quan trọng để tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó tạo nên sức mạnh vô địch, là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu, kỳ vọng, đích đến của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Quốc Oai, Thành phố Hà Nội công tác nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện ngày càng đạt kết quả tích cực. Nâng cao chất lượng đảng viên là cơ sở, tiêu chí quan trọng trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, toàn diện. Bài viết làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ rõ những khó khăn, thách thức; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội thời gian tới.
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Thực hiện dân chủ ở cơ sở - xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức – là phương thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân làm, nhân dân kiểm tra, nhân dân thụ hưởng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là vấn đề quan trọng, luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Để dân chủ ở cơ sở được hiện thực hóa, việc đảm bảo thực hiện với những cơ chế cụ thể là vấn đề cấp thiết.
Bình luận