Chính sách hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
Miền núi phía Bắc bao gồm 15 tỉnh, có diện tích 100.964km2, chiếm 30% diện tích tự nhiên cả nước. Đây là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng của quốc gia với 1.400 km đường biên giới với Trung Quốc ở phía Bắc và gần 700km đường biên giới với nước bạn Lào ở phía Tây.
Khu vực này là cái nôi lớn của các dân tộc thiểu số với 30 nhóm dân tộc khác nhau thuộc 6 nhóm ngữ hệ. Số lượng dân tộc thiểu số chiếm 60% dân số toàn vùng (trong số 11,5 triệu người) và chiếm 65% số dân tộc thiểu số trên cả nước. Nhiều tỉnh, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm trên 80 % dân số như: Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn. Có những dân tộc có số dân trên 1 triệu người như: Tày, Thái, Mường; bên cạnh đó có những dân tộc rất ít người như Si La, La Hủ, Mảng, Lự (cư trú ở tỉnh Lai Châu) và Pu Péo (ở tỉnh Hà Giang). Tuy nhiên, đây cũng là vùng kinh tế - xã hội chậm phát triển nhất do điều kiên tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn, trình độ học vấn của người dân thấp, tỷ lệ nghèo đói cao nhất cả nước, môi trường sinh thái đang bị tác động mạnh mẽ. Đó là những trở ngại trên bước đường hoà nhập phát triển đi lên của khu vực.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế, xã hội và xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồng bào các dân tộc cả nước nói chung, miền núi phía Bắc nói riêng. Nhờ đó, đã làm thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn và từng bước cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của người dân. Cụ thể:
Về kinh tế: Cơ sở hạ tầng trong vùng đã được cải thiện với nhiều công trình thiết yếu được xây dựng, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống cho đồng bào và thúc đẩy giao lưu hàng hoá, phát triển dịch vụ. Đến nay đã có 96% xã có đường ôtô đến trung tâm xã, 100% xã có trạm y tế, hơn 90% số xã có điện lưới quốc gia, 80% xã có công trình thuỷ lợi nhỏ, 65% xã có công trình cấp nước sinh hoạt.
Nông, lâm nghiệp có bước phát triển đáng kể. Sản xuất lương thực đã từng bước khắc phục nạn đốt nương làm rẫy, chuyển dần sang thâm canh, nâng cao năng suất và sản lượng. Từ chỗ nhiều nơi phải cứu trợ lương thực hàng năm, đến nay nhiều vùng đã cơ bản bảo đảm được an ninh lương thực.
Chăn nuôi đã có bước phát triển khá, nhất là chăn nuôi đại gia súc vốn phù hợp với tập quán và điều kiện sản xuất của đồng bào dân tộc. Số lượng đàn trâu bò tăng và trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của đồng bào.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được kết quả nhất định. Diện tích khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng đều tăng hàng năm đã nâng độ che phủ của rừng lên 43% (năm 2011). Công tác khuyến nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật được chú trọng nhằm hỗ trợ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới thúc đẩy phát triển sản xuất và phòng chống thiên tai, dịch bệnh bảo đảm cho sản xuất của đồng bào dân tộc. Công tác định canh định cư, ổn định sắp xếp dân cư, giải quyết vấn đề di dịch cư đã đạt được những kết quả nhất định. Từng bước giải quyết tốt hơn việc đền bù, di dân, tái định cư ở các công trình thuỷ điện như Sơn La, Tuyên Quang với hàng trăm ngàn khẩu.
Về văn hoá - xã hội: Sự nghiệp phát triển giáo dục vùng dân tộc có bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Nhiều chính sách giáo dục được thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt là việc tăng cường cơ sở vật chất trường học thực hiện qua Chương trình 135, Quyết định 159/2002/QĐ-TTg về kiên cố hoá trường lớp, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã ưu tiên đầu tư trước hết đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Cơ sở vật chất trường, lớp từng bước được bảo đảm, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học, thu hút con em đồng bào các dân tộc đến trường.
Đời sống văn hoá, tinh thần của người dân ngày được nâng lên, nhất là việc tiếp cận thông tin. Lĩnh vực văn hoá ở vùng dân tộc phía Bắc đã được quan tâm và đầu tư đáng kể.
Trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng trong vùng được bảo đảm, không nảy sinh diễn biến phức tạp; quan hệ giữa các dân tộc được củng cố, an ninh quốc phòng biên giới được duy trì. Những hoạt động âm mưu chống phá, kích động, lôi kéo chống phá chính quyền của các thế lực thù địch đã được ngăn chặn kịp thời.
Những khó khăn và thách thức
Tuy nhiên, với những đặc điểm vốn có về điều kiện tự nhiên, môi trường và xã hội, nơi đây vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, trở ngại thách thức trong phát triển. Những biến đổi kinh tế, xã hội, môi trường sống ở khu vực cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số phía Bắc đang diễn ra mạnh mẽ.
Về kinh tế: Sản xuất nông - lâm nghiệp là ngành quan trọng, giữ vai trò chủ yếu, song ở vùng các dân tộc thiểu số rất ít người phương thức sản xuất còn lạc hậu, mang tính tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Nhiều hộ thiếu đất sản xuất và ngày càng có xu hướng tăng lên do sức ép về gia tăng dân số cùng sự biến động dân cư.
Nghèo đói vẫn là vấn đề nan giải đối với khu vực này. Số huyện, xã trong diện đặc biệt khó khăn có tỷ lệ nghèo cao trên 50% còn lớn. Cá biệt có những xã, bản, nhóm dân tộc rất ít người tỷ lệ đói nghèo lên tới 90-95%.
Là vùng sản xuất điện năng chính cho cả nước, nhất là về thủy điện nhưng miền núi phía Bắc còn tới 5 tỉnh có tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng điện lưới quốc gia chỉ trên dưới 70%, điển hình như Lai Châu chỉ có 49,12%.
Sự phát triển không đồng đều làm cho đời sống kinh tế-xã hội giữa các dân tộc chênh lệch nhau cũng gây nên sự mặc cảm, tự ti, làm giảm động lực phát triển ở các cộng đồng dân tộc. Trong số 86 bản người dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang thì 72% thôn, bản chưa có công trình thủy lợi, 68% chưa có công trình nước tập trung, 93 % chưa có điện lưới; 45% nhà tạm bợ, 88% hộ thiếu nước sinh hoạt hoặc dùng nước khe suối, 90% số hộ chưa có điện, 45% số hộ thiếu đất sản xuất .
Về môi trường: Những tác động của cộng đồng cư dân tại chỗ lên môi trường dưới sức ép về mưu sinh đều xuất phát từ nghèo đói. Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, khai thác không hợp lý vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi, kể cả các khu vực rừng phòng hộ, vườn quốc gia, các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển. Do khai thác quá mức nên gây ra cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên, nhất là rừng và tài nguyên rừng.
Về văn hóa - xã hội: Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc còn bất cập, tỷ lệ mù chữ cao, tỷ lệ trẻ em đến lớp mới đạt 95%, nhiều trẻ em bỏ học, lưu ban. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao.
Nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết tốt và nảy sinh những yếu tố mới. Một số phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, nghiện hút, tình trạng phạm tội vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng ở nhiều nơi. Tình hình tôn giáo diễn biến phức tạp.
Về chính sách quản lý sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường: Hiện chưa có phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống để giải quyết các mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách của một số địa phương hiện nay trên thực tế mới chỉ chú ý đến việc phát triển kinh tế, chưa chú trọng đến yếu tố môi trường và những giá trị cũng như tác động, ảnh hưởng của môi trường đem lại. Vai trò của các bên tham gia quá trình quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên chưa rõ ràng và thiếu sự phối hợp trong điều hành, quản lý, chỉ đạo. Sự tham gia của các cấp cơ sở và người dân trong việc lập kế hoạch, thực thi và quản lý các chương trình kinh tế-xã hội, các hoạt động môi trường tại địa phương còn rất hạn chế.
Yêu cầu và giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện chính sách, tổ chức thực hiện chính sách theo hướng phát triển bền vững.
Nội dung phát triển bền vững đối với sự phát triển và đời sống vùng miền núi và dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và vùng dân tộc nói chung cần được nhìn nhận, xem xét đầy đủ ở tất cả các khía cạnh và giải quyết thỏa đáng, hướng tới mục tiêu chung. Đó là: Sự bền vững về môi trường sống, môi trường sinh thái thông qua các biện pháp khai thác, bảo vệ, duy trì tài nguyên rừng, nước, đất, đa dạng sinh học...; Sự bền vững về phát triển kinh tế, trong đó giải quyết được cơ bản tình trạng lạc hậu, chậm phát triển của khu vực. Bảo đảm những điều kiện sống cơ bản về lương thực, nhà ở, nước sinh hoạt, học hành và chăm sóc sức khỏe; ổn định, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào. Hạn chế phân tầng xã hội, bất bình đẳng trong phát triển, rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển với khu vực đồng bằng và đô thị; Sự bền vững về phát triển xã hội và văn hóa, tập trung vào mục tiêu phát triển con người, trau dồi những kiến thức, kỹ năng, thay đổi tập tục và thói quen cá nhân, nâng cao khả năng thích ứng của người dân trước những tác động mới xuất phát từ yêu cầu của phát triển. Xây dựng xã hội cộng đồng ổn định, thống nhất, dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngoài, văn hóa hiện đại, phổ biến, ngăn chặn được các tư tưởng ngoại lai, phản động. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển bền vững phải được gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên cơ sở xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đoàn kết các dân tộc và thực hiện thành công công cuộc phát triển kinh tế, xã hội.
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách vùng dân tộc theo quan điểm và mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó cần nghiên cứu nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, quản lý tài nguyên cho đồng bào vùng dân tộc thông qua sửa đổi, bổ sung chính sách về quản lý đất đai.
Sửa đổi các định mức chính sách hỗ trợ người dân và cộng đồng trong bảo vệ rừng, phân bổ các lợi ích môi trường từ rừng, nguồn nước. Điều chỉnh lại qui hoạch các công trình thủy điện ở miền núi trên quan điểm đánh giá tác động môi trường quốc gia, các qui hoạch kế hoạch di dân tái định cư, bố trí lại dân cư không làm ảnh hưởng đến môi trường, sinh kế hoặc tác động tiêu cực đến các cộng đồng dân tộc.
Tăng ngân sách đầu tư cho các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong hoạt động sản xuất ở vùng dân tộc đảm bảo hiệu quả.
Vùng dân tộc và miền núi phía Bắc có vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia. Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay đặt ra những vấn đề mới và cần phải có những nhận thức mới phù hợp để giải quyết những yêu cầu của thực tiễn cách mạng.
Giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng dân tộc, nhất là giảm nghèo đói, nâng cao dân trí và bảo tồn các giá trị văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở khu vực này cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cả quốc gia, dân tộc. Điều này đòi hỏi các ngành, các cấp, mỗi người dân cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình, thống nhất tư tưởng và hành động để phấn đấu cho sự nghiệp lâu dài và cao cả, không chỉ cho mai sau mà cho cả hiện tại với mục tiêu “Phát triển bền vững miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam”, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Dân tộc điện tử ngày 01.07.2013
Bài liên quan
- Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho thanh niên, sinh viên Việt Nam
- Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Thủ đô Hà Nội hiện nay
- Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
- Sự tham gia của người dân trong hoạch định chính sách công
- Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 khơi nguồn sáng tạo cho nền văn hoá, văn nghệ nhân dân trong thời đại mới
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 4 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 5 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 6 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
Nhận lời mời của Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức tuyển chọn và cử 5 sinh viên ưu tú tham gia Liên hoan Giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 10 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 20-24/5/2024.
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho thanh niên, sinh viên Việt Nam
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho thanh niên, sinh viên Việt Nam
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước là tiếp tục phát huy mạnh mẽ lòng tự hào, tinh thần dân tộc, tình yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là trong thế hệ trẻ, những thanh niên, sinh viên - lực lượng tiên phong trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Thủ đô Hà Nội hiện nay
Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Thủ đô Hà Nội hiện nay
Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến – đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của đất nước Việt Nam, là môi trường thuận lợi góp phần hình thành lối sống xã hội chủ nghĩa (XHCN) của một bộ phận không nhỏ sinh viên học tập trên địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), việc xây dựng lối sống XHCN cho sinh viên Thủ đô cũng gặp không ít khó khăn thách thức. Bài viết đánh giá tầm quan trọng và trình bày nội dung của việc xây dựng lối sống XHCN cho sinh viên Thủ đô Hà Nội hiện nay.
Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, công cuộc đổi mới đất nước nhất định giành thắng lợi to lớn, Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no, đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, hùng cường, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tướng, GS, TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tiêu đề: “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”:
Sự tham gia của người dân trong hoạch định chính sách công
Sự tham gia của người dân trong hoạch định chính sách công
Sự tham gia của người dân trong quá trình hoạch định chính sách công là rất quan trọng và đem lại nhiều lợi ích. Khi người dân được tham gia đóng góp ý kiến, các chính sách công sẽ phù hợp hơn với nhu cầu và thực tế của cộng đồng. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả triển khai chính sách, tăng cường sự đồng thuận và ủng hộ của người dân. Sự tham gia của người dân mang lại sự minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn cho chính phủ. Các quyết định chính sách được đưa ra dựa trên những thông tin và ý kiến đóng góp từ nhiều phía, giúp chính phủ ra quyết định sáng suốt hơn. Đồng thời, người dân cũng có cơ hội hiểu rõ hơn về các chính sách và có thể giám sát việc thực thi chính sách. Tuy nhiên, việc tham gia cũng cần được thực hiện một cách có hệ thống và hiệu quả. Chính phủ cần xây dựng các cơ chế tham gia phù hợp, đảm bảo sự đại diện đầy đủ của các nhóm dân cư khác nhau, và có biện pháp tiếp thu, xem xét các ý kiến đóng góp một cách công bằng và khách quan; học hỏi kinh nghiệm từ một số nước đã đi trước.
Bình luận