Giải mã “cơn khát nguồn thu” cho các cơ quan báo chí
Nhiều cơ hội sống khỏe, sống tốt
Trong bối cảnh có sự bùng nổ của các loại hình giải trí, một bộ phận lớn độc giả không còn mặn mà với văn hoá đọc đã tìm đến các loại hình giải trí, nghe nhìn hiện đại, một bộ phận khác chuyển sang đọc báo mạng, vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi, lại phù hợp với nhu cầu giải trí riêng của bản thân…
Ở Việt Nam, cơ quan báo chí được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu và Chính phủ khuyến khích các cơ quan báo chí tự chủ tài chính, giảm bao cấp, tăng nguồn thu chính đáng. Nguồn thu của cơ quan báo chí có giá trị to lớn không chỉ giúp cho cơ quan báo chí hoạt động tái sản xuất các sản phẩm báo chí mà còn có giá trị đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân.
Ba nguồn thu chủ yếu của các cơ quan báo chí là từ phát hành và bán sản phẩm, từ đăng tải quảng cáo và từ tổ chức sự kiện, cung ứng các dịch vụ xã hội trong đó, nguồn thu lớn nhất từ đăng tải quảng cáo. Khi chưa có dịch bệnh, nguồn thu từ quảng cáo cũng đã là khó khăn với nhiều cơ quan báo chí, nay lại khó khăn gấp bội. Nguyên nhân lớn nhất, đó là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, do đó ít có nhu cầu và kinh phí cho quảng cáo bởi dịch bệnh, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tái sản xuất các sản phẩm báo chí.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi lại cho rằng, báo chí có nhiều cơ hội sống khỏe, sống tốt. Dù ở loại hình nào, báo chí cũng cần cung cấp thông tin một cách chính xác, tin cậy, bổ ích và hiệu quả cho xã hội. Đó chính là yếu tố cốt lõi bảo đảm tính định hướng của báo chí. Nếu làm được như vậy, báo chí sẽ khẳng định được vai trò, uy tín của mình.
Trong thời đại số, mặc dù báo chí đang bị các nền tảng xuyên biên giới, mạng xã hội cạnh tranh rất gay gắt, nhưng báo chí còn rất nhiều cơ hội không chỉ để sống được mà còn có thể sống khỏe, sống tốt.
“Tôi nghĩ, muốn đi tới thành công đó, đội ngũ những người làm báo nói chung, nhất là những người đứng đầu ở từng cơ quan báo chí phải nhìn nhận rõ những thách thức và khó khăn chưa từng có mà báo chí đang phải đối mặt, đánh giá đúng thực trạng của mình, xác định được giá trị cốt lõi, từ đó xây dựng đề án phát triển có tính toàn diện, đề ra những kế sách vượt khó, xác định thứ tự ưu tiên, việc gì cần làm trước, việc gì cần thay đổi ngay... thống nhất ý chí và hành động của cả tập thể người làm báo để cùng vào cuộc. Để tạo được một tòa soạn hành động thì mỗi nhà báo phải nỗ lực nâng cao chất lượng từng tác phẩm của mình. Ngọn bút nhà báo luôn thể hiện được tính khách quan, tôn trọng sự thật, lan tỏa được những điều tốt đẹp, không khoan nhượng trước cái ác, cái xấu, bảo vệ được công lý và lẽ phải”, ông Lợi nói.
Nội dung vẫn là trái tim của báo chí
Thách thức lớn đối với các cơ quan báo chí hiện nay là làm sao vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đồng thời phải chủ động được nguồn tài chính để duy trì sự ổn định của mình và tạo nguồn tích lũy để xây dựng một cơ quan báo chí đa phương tiện trong tương lai.
Đây không chỉ là chuyện riêng của giới báo chí mà cần được đặt trong một chiến lược tổng thể phát triển báo chí ở tầm quốc gia, trong đó có thể chế, cơ chế, chính sách đối với báo chí trong tình hình mới. Ở nước ta, một khi đã xác định báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị thì không thể để báo chí “tự bơi” trong nền kinh tế thị trường, trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nền tảng xuyên biên giới, mạng xã hội.
Cũng theo ông Hồ Quang Lợi, khi các cơ quan báo chí bị áp lực quá nóng gắt của “chuyện cơm áo gạo tiền” thì sự khách quan, chính trực, công tâm dễ bị xô lệch. Cần tránh tình trạng để người làm báo bị cám dỗ, mất đi tư thế làm nghề, tờ báo mất đi vị thế trong lòng bạn đọc. Bản thân người làm báo được quan tâm, được trả thù lao xứng đáng sẽ thêm động lực cho ra đời những tác phẩm hay. Đừng để báo chí bị bám bụi thị trường, bị cám dỗ mà bẻ cong ngòi bút.
Vấn đề cốt lõi là các cơ quan báo chí cần bám sát tôn chỉ, mục đích, nỗ lực vươn lên không ngừng đổi mới, cải tiến để nâng cao chất lượng các ấn phẩm, sản phẩm báo chí. Cần nhận thức sâu sắc rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào thì “nội dung vẫn là trái tim của báo chí”.
Xây dựng tổ chức vững mạnh, chuẩn người chuẩn việc
Để tăng thêm nguồn thu từ nội dung, các cơ quan báo chí cần đổi mới và nâng cao chất lượng thông tin độc quyền, mạnh dạn đầu tư để mở rộng đối tượng bạn đọc.
Để làm được điều đó, mỗi tòa soạn cần xây dựng cho mình một tổ chức vững mạnh, chuẩn người chuẩn việc; quy trình sản xuất tin bài nhanh, chuẩn, liên thông linh hoạt giữa các loại hình báo trong tòa soạn hội tụ, có sự hỗ trợ gắn kết để cùng nhau phát triển hài hòa.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, một số cơ quan báo chí vẫn nên duy trì và tìm hướng đi phù hợp cho báo in, bởi tuy đang bị suy giảm rất mạnh nhưng báo in vẫn đang có sức nặng ảnh hưởng và lan tỏa nhất định từ vị thế mang tính truyền thống đặc trưng, để từ đó làm nền móng phát triển báo điện tử, kênh truyền hình của cơ quan báo chí đó thêm phần đa dạng phong phú, góp phần tạo ra sức sống mới mạnh bằng công nghệ số.
Ông Hồ Quang Lợi chỉ ra rằng, thời điểm này do các yếu tố liên quan đến các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp... nếu nguồn thu chỉ trông chờ vào phát hành, quảng cáo thì nguồn thu của báo chí đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy, lời giải cho bài toán tìm nguồn thu trở thành thách thức lớn cho một số cơ quan báo chí, đặc biệt là với các cơ quan báo chí tự chủ về tài chính.
Tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan báo chí chính là phát huy sức mạnh đoàn kết nội bộ; đổi mới và xây dựng mô hình báo chí phát triển theo hướng tổ hợp truyền thông đa phương tiện với các sản phẩm báo chí đa dạng, có chất lượng; tổ chức các mô hình công ty truyền thông trực thuộc báo, có các chức năng tổ chức sự kiện, hội thảo, các giải báo chí, các hội chợ truyền thông... để từ đó báo vừa có nguồn thu, vừa nâng cao vị thế nhất định trong xã hội.
PGS,TS Hà Huy Phượng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho báo chí
PGS, TS Hà Huy Phượng cho rằng, để giảm khó cho các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí tự chủ tài chính, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho báo chí như: Miễn giảm thuế, phát hành phí; hỗ trợ kinh phí thuê nhà xưởng; trợ giá in ấn, truyền dẫn - phát sóng, đăng tải; đặt hàng mua các sản phẩm báo chí truyền thông chính sách...Ngày nay, báo chí không chỉ thực hiện chức năng thông tin, tư tưởng, giáo dục, giám sát và phản biện xã hội mà còn đảm nhiệm chức năng kinh tế - dịch vụ. Trên thế giới, các nước phát triển coi báo chí - truyền thông là một "ngành công nghiệp" mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Bản thân mỗi cơ quan báo chí, các nhà báo phải thực sự cố gắng sáng tạo ra các tác phẩm, sản phẩm báo chí chất lượng cao; tạo dựng thương hiệu để thu hút các đối tác, khách hàng hợp tác, tiêu thụ sản phẩm báo chí để tăng thêm nguồn thu từ hoạt động kinh tế báo chí.
“Cải thiện được vấn đề "cơm áo gạo tiền" ở các cơ quan báo chí hiện nay là góp phần báo chí đứng vững với tư cách là phương tiện thông tin thiết yếu trong bối cảnh bùng nổ truyền thông hiện nay”, PGS, TS Hà Huy Phượng nói.
PGS, TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo: Đảm bảo cân đối nguồn thu, chi mới có thể nói đến uy tín
Trong bối cảnh khó khăn chồng khó khăn hiện nay, một số cơ quan báo chí phải đưa ra quyết sách “thắt hầu bao”. Tuy nhiên, đó không phải là hướng đi để phát triển trong tương lai. Thời gian qua, tình trạng nợ nhà in, nợ lương, nợ nhuận bút đang diễn ra ở nhiều cơ quan báo chí. Tình trạng báo ra chậm, hoặc phải dồn số do thiếu kinh phí không phải là hiếm gặp. Đó là bức tranh không mấy sáng sủa của báo chí trong thời đại truyền thông số.
Cũng như nhiều cơ quan báo chí khác, chúng tôi đứng trước thách thức rất lớn, phải đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực kinh tế như phải tìm cách bán được ấn phẩm, thu hút được quảng cáo và phải chịu áp lực thông tin từ báo điện tử và các trang mạng xã hội.
Tạp chí Người làm báo thực hiện đa dạng hóa nguồn thu mới có thể đảm bảo được sự phát triển. Ngoài hoạt động phát hành, tạp chí còn triển khai nhiều hoạt động khác như quảng cáo tuyên truyền, tổ chức sự kiện, phối hợp tổ chức hội thảo, tổ chức thành công 5 lần Giải Báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long, hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp để làm các chương trình truyền thông... xây dựng tòa soạn đa phương tiện.
Bên cạnh việc duy trì tạp chí in, chúng tôi hướng trọng tâm và dành nguồn lực để phát triển cho tạp chí điện tử. Để nâng cao tính cạnh tranh, tạp chí tập trung phát huy vào thế mạnh của mình là đầu tư sâu để tạo ra những bài viết mang tính chuyên sâu, chuyên luận, khái quát, định hướng thông tin và có tính nghiên cứu khoa học cao.
Và tất nhiên, còn nhiều việc phải làm và chỉ khi nào các cơ quan báo chí có thể tự đảm bảo cân đối nguồn thu, chi thì lúc ấy mới có thể nói đến uy tín và sự quan tâm của độc giả.
Nhà báo Nguyễn Huy Hoàng, Tổng Thư ký Tòa soạn, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam: Báo chí chưa tìm được mô hình kinh tế chung trong thời đại truyền thông số
Khi chuyển sang làm báo điện tử, các cơ quan báo chí vấp phải hàng loạt vấn đề nan giải. Với báo điện tử thì hầu như không thể thu được tiền từ độc giả như báo in truyền thống. Sự phổ biến của Internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh, máy tính cầm tay khiến người tiêu dùng tin tức thay đổi thói quen. Ðiều này ảnh hưởng đến tất cả loại hình báo chí truyền thống nói chung, các tòa soạn báo in phải chuyển đổi, phải đưa thông tin lên Internet để độc giả biết đến mình.
Bởi lẽ, tin tức quá nhiều trên Internet, người dân không cần phải vào website của cơ quan báo chí để đọc. Bản thân các cơ quan báo chí cũng không có cách gì để bảo vệ được bản quyền tuyệt đối khi xuất bản tin tức trên website. Ngay thời điểm tòa soạn xuất bản thì đã có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn website khác sao chép lại ngay lập tức.
Không thu được tiền từ bán tin tức, báo điện tử chỉ còn lại nguồn thu duy nhất từ quảng cáo. Có điều, trong lĩnh vực này, các cơ quan báo chí không thể cạnh tranh nổi với các trang website cá nhân, các mạng xã hội.
Các trang thông tin điện tử tổng hợp thắng báo chí nhờ công thức: Giảm chi phí sản xuất bằng cách... "ăn cắp" tin tức của báo chí, nhưng làm tốt hơn trong khâu phân phối.
Còn mạng xã hội đã trao cho quyền sản xuất, phân phối thông tin cho tất cả mọi người, xóa bỏ thế độc quyền của cơ quan báo chí.
Những cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội cũng chủ yếu ăn cắp tin tức của báo chí. Tại Việt Nam, hai đối thủ này còn có lợi thế hơn báo chí là ít phải chịu trách nhiệm nên đưa tin vô tội vạ và trốn thuế.
Có một điều trùng hợp là khi các mạng xã hội lớn như YouTube và Facebook xuất hiện thì doanh thu quảng cáo của báo chí sụt giảm mạnh. Chính vì thế, nhiều người cho rằng, những mạng xã hội này là đối thủ của báo chí, nhưng thực chất không phải như vậy.
Nhiều tòa soạn thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm của Google, nhưng lại không sử dụng các dịch vụ của Google, thậm chí còn tìm cách “đấu tranh” với nó.
Có nhiều tòa soạn báo điện tử “không cần SEO” và “tắt quảng cáo Google” để biến website như là một tờ báo giấy đưa lên mạng Internet. Làm báo điện tử nghĩa là chấp nhận mô hình kinh doanh biếu không tin tức để thu hút người dùng, qua đó thu tiền quảng cáo.
Việc các tòa soạn xuất bản thông tin trên Internet nhưng lại cự tuyệt tham gia đăng tải nội dung thêm trên các nền tảng mạng xã hội đã tạo điều kiện cho nhiều cá nhân khác “ăn trên lưng mình”. Như vậy, một khoản doanh thu quảng cáo rất lớn đáng lẽ các cơ quan báo chí được hưởng đang rơi vào túi những người khác.
Để tối ưu hóa doanh thu từ tin tức, các cơ quan báo chí cần phải nhớ nguyên tắc bạn đọc ở đâu thì quảng cáo ở đó, cần đăng tải trên tất cả các nền tảng có chia sẻ doanh thu quảng cáo hoặc doanh thu khác, ví dự như bản quyền.
Bà Nguyễn Hồng Thúy, Giám đốc Trang Thông tin điện tử Eva.vn: Vượt khó trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ra cho ngành Quảng cáo
Trước tình hình đó, đội ngũ người làm việc tại Eva.vn đã đưa ra các giải pháp vừa đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên và duy trì phát triển nguồn doanh thu đến từ quảng cáo như chuyển đổi hình thức làm việc online tại nhà đối với toàn bộ các nhân sự. Trong suốt quá trình làm việc tại nhà, các cán bộ, nhân viên luôn được công ty tạo điều kiện tham gia có các khóa học online với thời lượng 1 giờ/buổi/tuần nâng cao nghiệp vụ. Trong bối cảnh khó khăn toàn cầu giữa đại dịch Covid-19, dù là trang tin điện tử vốn cho lượng truy cập lớn lên đến hàng trăm triệu pageview/tháng như Eva.vn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn đến doanh thu sụt giảm.
Về nội dung, đội ngũ người làm việc tại Eva.vn luôn đặt tiêu chí thông tin chuẩn, nhanh lên hàng đầu.
Về giao diện, chúng tôi cố gắng điều chỉnh những tính năng, giao diện bắt mắt hơn để phục vụ độc giả.
Luôn thấu hiểu và đồng cảm với những khó khăn của các doanh nghiệp trong diễn biến dịch hoành hành, chúng tôi luôn đưa ra các chương trình hỗ trợ thông tin kịp thời để Eva.vn và doanh nghiệp cùng có thể đồng hành lâu dài, vượt qua giai đoạn khó khăn chung./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Thanh tra điện tử ngày 19.06.2021
Bài liên quan
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
- Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)” và đón nhận Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin được gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thủ trưởng các đơn vị, các nhà khoa học, các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các đồng chí cộng tác viên và bạn đọc lời cảm ơn trân trọng. Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được tình cảm và sự quan tâm của các đồng chí !
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớt sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Cùng với báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, tạp chí điện tử đang ngày càng góp tiếng nói, nâng cao nhận thức về môi trường cho từng người dân và toàn xã hội. Các tạp chí điện đã có nhiều sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp môi trường như sử dụng các công cụ tác nghiệp báo chí hiện đại, tạo nên các sản phẩm hấp dẫn, có giá trị định hướng dư luận, phát huy hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Mặc dù một số nền tảng video ngắn đã cải tiến thuật toán nhằm ngăn ngừa các nội dung độc hại tiếp cận người dùng nhưng các nỗ lực này dường như mới chỉ nhằm xoa dịu dư luận và đối phó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các video xấu vẫn tràn ngập trên các nền tảng TikTok, YouTube Short, Facebook Reel, Bigo Bar, Instagram, Likee… tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội.
Bình luận