Hành vi sử dụng ứng dụng xem phim bản quyền của thế hệ Z Việt Nam hiện nay
Nhu cầu thưởng thức các loại hình giải trí trực tuyến ngày một tăng mạnh và phổ biến ở Việt Nam. Trong những loại hình giải trí được ưa chuộng, phim ảnh là thể loại được đông đảo công chúng lựa chọn. Cũng chính vì thế mà bên cạnh những kênh xem phim truyền thống như truyền hình cáp, TV thông thường, còn có sự tồn tại của vô số các web xem phim lậu, tải lậu trên mạng. Tình trạng này cho thấy sự cấp bách và cần nhiều nỗ lực để ngăn chặn việc sử dụng các web phim lậu. Trong bối cảnh đó, các dịch vụ xem phim bản quyền từng bước thâm nhập vào thị trường Việt Nam, cung cấp dịch vụ ổn định, cải thiện trải nghiệm xem phim và dần thay đổi thói quen tiêu dùng sản phẩm trái phép của người Việt.
Tuy rằng hành vi trả phí cho các ứng dụng xem phim bản quyền còn chưa phổ biến và có những khó khăn nhất định, nhưng từng bước thay đổi sẽ tạo tác động tích cực đến hành vi của nhóm khách hàng, góp phần nâng cao nhận thức chung của mọi lứa tuổi về vấn đề bản quyền tại Việt Nam.
Ứng dụng xem phim bản quyền tại Việt Nam
Trong khoảng hai năm trở lại đây, các ứng dụng xem phim bản quyền ngày một phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến hơn đối với người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ Z. Những người sử dụng các ứng dụng xem phim trả phí có thể là chính người trả phí ứng dụng, hoặc chỉ là người tiêu dùng được chia sẻ vì nhiều mục đích khác nhau.
Nói về người tiêu dùng, họ có thể là một cá nhân, hay gia đình hoặc một nhóm người. Họ có thể mua hoặc không mua sản phẩm nhưng là người sử dụng dịch vụ, mặt hàng đó. Còn khách hàng (có thể là cá nhân, một tổ chức kinh doanh), họ mới trả giá để mua hàng hóa hoặc dịch vụ.
Theo Peter F Drucker(1) (1954), định nghĩa khách hàng: “Là tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó”.
Theo từ điển Black's Law(2) của Hoa Kỳ: “Người tiêu dùng là những người mua hàng, dịch vụ vì mục đích sử dụng cho cá nhân, gia đình, hộ gia đình không nhằm mục đích bán lại”.
Do đó, hành vi trả phí đối với các ứng dụng xem phim bản quyền được trả bởi khách hàng nhưng người tiêu dùng có thể không phải là khách hàng. Chính bởi vậy, tình trạng xem phim lậu, xem trên các ứng dụng và trang web không đạt chuẩn ngày một xuất hiện nhiều. Thống kê của BSA (Liên minh phần mềm) cho thấy rằng, Việt Nam nằm trong nhóm cao nhất khu vực Đông Nam Á(3) (chiếm 74%) những quốc gia có các phần mềm bị xâm phạm bản quyền.
Vậy bản quyền là gì? Bản quyền có thể coi là một dạng của sở hữu trí tuệ. Bản quyền gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Theo điều 17 Bộ luật Hoa Kỳ(4), bản quyền giống như một hình thức bảo hộ của luật pháp Hoa Kỳ đối với tác giả của “các tác phẩm gốc của tác giả” (gồm tác phẩm văn học, sân khấu, âm nhạc, nghệ thuật và các tác phẩm trí tuệ khác).
Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm văn hóa nên vấn đề bản quyền chỉ thực sự được chú trọng qua Bộ luật dân sự (2005). Từ đó, bản quyền mới được đảm bảo về mặt pháp lý cho các chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ, được thực hiện các quyền dân sự bình đẳng với chủ thể trong các quan hệ dân sự khác.
Nhờ có hệ thống bảo hộ dành cho quyền sở hữu trí tuệ, có thể thấy được những lợi ích khi sở hữu bản quyền gồm có: bảo vệ quyền tác giả góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động cạnh tranh lành mạnh; bản quyền giúp bảo vệ tác giả dưới pháp luật, xã hội.
Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29.11.2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.7.2006 và được sửa đổi năm 2009, gồm 6 phần, 18 chương và 222 điều. Từ thời điểm đó đến nay, nhiều văn bản pháp luật cũng được Việt Nam ban hành và thường xuyên được sửa đổi để phù hợp với thực tế, góp phần bảo hộ thành quả lao động sáng tạo của tác giả đối với tác phẩm.
Có thể thấy, Việt Nam ngày càng chú trọng đến các vấn đề bản quyền, có hệ thống và hành lang pháp lý chặt chẽ, bám sát thực tế. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể phát triển, mang đến những sản phẩm sáng tạo bằng trí óc, chất xám. Các tác giả cũng có thể đấu tranh để bảo vệ quyền tác giả khi tác phẩm bị sử dụng trái phép.
Vấn đề bảo hộ quyền tác giả dần trở thành vấn đề quan trọng, cấp bách cần có sự quan tâm và chủ động phối hợp của các cơ quan quản lý, mang đến sự ổn định và yên tâm trong xã hội nhằm đáp ứng sự phát triển của Việt Nam hiện nay.
Nhắc đến “ứng dụng”, thuật ngữ rút ngắn của “phần mềm ứng dụng”. Đây là một loại chương trình có khả năng làm cho thiết bị điện tử thực hiện một công việc mà người dùng muốn thực hiện. Các phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung của rất nhiều người chứ không riêng một người hay một tổ chức cụ thể nào.
Ứng dụng xem phim được phân loại nằm trong các ứng dụng mang mục đích giải trí trên các nền tảng điện tử như máy tính, di động, smartTV… Các ứng dụng xem phim đều có điểm chung là cung cấp các đầu phim, cung cấp chương trình truyền hình đa dạng với một mức chi phí nhất định mà người tiêu dùng có thể chọn xem chương trình họ muốn xem hoặc trả tiền trọn gói để xem bất kỳ chương trình nào trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên, ứng dụng xem phim bản quyền hiện nay tại Việt Nam chưa được quy định rõ ràng, chỉ được nêu chung trong các quy định về phát thanh, truyền hình quảng bá. Có thể thấy khi các ứng dụng xem phim truyền hình được kiểm soát chặt chẽ, theo dõi thường xuyên sẽ đảm bảo chất lượng các nội dung được cung cấp đến người xem một cách an toàn nhất.
Đối với thế hệ Z tại Việt Nam, đối tượng này có rất nhiều sự lựa chọn các ứng dụng xem phim bản quyền, có thể kể đến như: Netflix, FPT Play, VieOn, Galaxy Play, DANET… l Mỗi ứng dụng bản quyền đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, đa dạng về chi phí cùng các tiện ích. Điều đó cho thấy rằng, khi sử dụng các ứng dụng trả phí, một bộ phận khách hàng và người tiêu dùng đã dần hiểu rõ và có những quan điểm, cái nhìn đúng đắn về hành vi trả phí, đặc biệt là với các ứng dụng xem phim bản quyền. Qua đó có thể thấy được các ứng dụng xem phim có trả phí tại Việt Nam có vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của gen Z và cần được lan tỏa để hướng đến đa số người tiêu dùng Việt.
Sử dụng các ứng dụng xem phim bản quyền là cách nâng cao nhận thức của thế hệ Z tại Việt Nam, từ đó thấy được tầm quan trọng cũng như cần phát huy để ngành công nghệ, giải trí cùng các ngành liên quan được phát triển lành mạnh, mở ra nhiều cơ hội ngoại nhập.
Thực trạng hành vi trả phí của thế hệ Z tại Việt Nam hiện nay
Trong những năm gần đây, nhu cầu thưởng thức các loại hình giải trí trực tuyến ngày một tăng mạnh. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà việc gặp gỡ, tụ tập, ăn uống và vui chơi tại các tụ điểm giải trí bị hạn chế tối đa, khi lựa chọn giải trí của người tiêu dùng chỉ còn xoay quanh không gian gia đình với sự phụ thuộc chặt chẽ vào Internet, mạng xã hội, các chương trình truyền hình và phim ảnh như một “món ăn tinh thần" thiết yếu. Trong số các loại hình giải trí trực tuyến được ưa chuộng, phim điện ảnh, phim truyền hình dài tập có số lượng người xem cao nhất. Theo báo cáo “Nghiên cứu dịch vụ truyền hình trực tuyến tại thị trường Việt Nam" của Q&Me vào tháng 2.2020, số người sử dụng các nền tảng dịch vụ phim online tại nhà riêng lên tới 97%(5). Đây là xu thế tất yếu khi các rạp phim phải đóng cửa, buộc các nhà sản xuất và nhà phát hành đổi mới phương thức chiếu phim bằng cách khai thác trên những nền tảng số.
Tính đến tháng 1 năm 2022, dân số Việt Nam đạt 98,56 triệu người, với tỷ lệ dân số thành thị là 38,7%. Khoảng 72,1 triệu người sử dụng Internet (tương đương với 73,2% tổng dân số) trên các nền tảng và ứng dụng khác nhau, với thời lượng trung bình là 6 giờ 47 phút(6).
Theo thống kê của VNETWORK, người dùng mạng ở Việt Nam dành thời gian để xem TV streaming và sử dụng các nền tảng mạng xã hội, lần lượt là 2 giờ 40 phút và 2 giờ 21 phút(7). Từ số liệu trên, có thể thấy nhu cầu giải trí qua các nền tảng trực tuyến là rất cao và chiếm phần lớn thời lượng truy cập Internet của người Việt Nam hiện nay.
Ngoài các kênh truyền hình cáp, TV thông thường, khán giả Việt xem phim từ trước đến nay thường chỉ quen với các website xem và tải lậu trên mạng. Việc tiêu thụ phim lậu ảnh hưởng trực tiếp tới người xem khi xây dựng thói quen tiêu dùng xấu, đi kèm với những nguy hiểm tiềm tàng liên quan tới virus, mã độc, các văn hoá phẩm độc hại chưa qua kiểm duyệt, cùng với đó là sự tổn thất nặng nề tới đơn vị sản xuất phim cũng như ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm ngăn chặn tình trạng này, chẳng hạn như các web xem lậu Pubvn, HayhayTV, HDviet..., đã bị Hiệp hội Điện ảnh Mỹ MPAA cùng một số hãng phim, nhà đài khác tại Châu Á yêu cầu dỡ bỏ. Điển hình nhất gần đây là trường hợp của web phimmoi.net bị khởi tố hình sự với tội danh sao chép, khai thác, sử dụng, trình chiếu, truyền đạt các tác phẩm điện ảnh ra công chúng khi chưa được phép của chủ thể quyền và kinh doanh quảng cáo sản phẩm, dịch vụ nhằm thu lợi bất chính.
Cho đến nay, dù các cơ quan quản lý chưa thể xử lý được hết các web xem phim lậu, nhưng trong tương lai, việc chia sẻ và tiêu thụ phim qua con đường không chính thống này sẽ không còn là đường hướng phát triển lâu dài. Trong bối cảnh đó, các dịch vụ cung cấp phim bản quyền đang từng bước thâm nhập thị trường Việt Nam, cung cấp chất lượng trình chiếu ổn định, cải thiện trải nghiệm xem phim và thay đổi thói quen tiêu dùng sản phẩm của người Việt.
Những năm gần đây, công chúng đã quen với các ứng dụng xem phim trực tuyến. Chỉ cần có kết nối Internet là người dùng có thể dễ dàng xem phim mọi lúc mọi nơi. Hiện nay, các ứng dụng xem phim phổ biến ở nước ta đều có cả những tên tuổi của nước ngoài và Việt Nam. Có thể kể tên các ứng dụng phổ biến của nước ngoài như: Netflix, HBO, Disney+, iflix,...; cũng như các ứng dụng được phát triển trong nước như: FPT Play, Fim+, Clip TV, Zing TV,…
Tuy việc chấp nhận chi tiền để xem phim có bản quyền vẫn chưa là thói quen của số đông người tiêu dùng Việt Nam, nhưng một số khảo sát cũng cho thấy tình hình này đang dần có những cải thiện khả quan trong vài năm gần đây, đặc biệt là trong giới khán giả trẻ.
Trên toàn quốc, thị trường phim trực tuyến ngày càng trở nên sôi động. Số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông tính đến tháng 11 năm 2020 cho thấy, Việt Nam có khoảng 35 công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trực tuyến với 14 triệu thuê bao và tổng doanh thu khoảng 9 nghìn tỷ đồng(8). Ngoài Netflix, hai nền tảng xem phim trực tuyến lớn là FPT Play và Galaxy Play cũng có sự tăng trưởng đáng kể.
Cùng ra mắt vào năm 1997, FPT Play có lợi thế quen thuộc hơn với người dùng Việt Nam, trong khi Netflix có mặt ở thị trường Việt từ năm 2016 và bắt đầu trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, các thương hiệu lớn như Netflix hay HBO Go, Apple TV đều rất chú trọng việc Việt hóa, đáp ứng nhu cầu giải trí của người Việt. Nhiều cái tên đến từ Việt Nam cũng dần để lại dấu ấn trong khán giả, điển hình như VieON, POPS, Galaxy Play…
Có thể kể đến thành công của VieON nhờ 2 bộ phim truyền hình độc quyền phát sóng là “Cây táo nở hoa” (phim Việt Nam, ra mắt tháng 4.2021) và “Penthouse - Cuộc chiến thượng lưu III” (phim Hàn Quốc, ra mắt tháng 6.2021). Cả 2 bộ phim đều thuộc dòng phim truyền hình gia đình với tình tiết gay cấn, thu hút được sự quan tâm, bàn tán và tranh luận sôi nổi từ khán giả trong suốt giai đoạn phát sóng. Đây có thể coi như những bộ phim mở đường cho khán giả Việt tiếp cận thói quen xem phim trên các ứng dụng trả phí tại Việt Nam.
Theo tính toán của giới chuyên môn, xu hướng hiện nay cho thấy, kể cả sau khi đại dịch Covid-19 qua đi thì thị trường phim trên nền tảng số vẫn sẽ tiếp tục gia tăng lượng khán giả và mở rộng nguồn thu. Đây cũng là xu thế phát triển của ngành điện ảnh thế giới mà Netflix là tiên phong.
Hình thức xem các bộ phim hay chương trình truyền hình bản quyền trực tuyến và đăng ký trả phí hàng tháng, tuy rất phổ biến ở các nước phát triển nhưng lại phải chịu nhiều rào cản lớn khi đặt chân vào Việt Nam. Với thực trạng vi phạm quyền tác giả của người Việt, các chuyên gia bản quyền cho rằng, công cuộc chiến đấu với vấn nạn này vẫn còn ở những bước đầu và còn một chặng đường dài để đi. Hiện nay, các nghiên cứu về hành vi trả phí của người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam đối với các ứng dụng xem phim bản quyền còn nhiều hạn chế.
Sau nhiều năm các trang phim miễn phí không bản quyền thống trị thị trường phim ảnh online trong nước, những năm gần đây, với sự xuất hiện của những tên tuổi như Netflix, FPT Play và VieOn, người Việt đã dần chấp nhận trả tiền cho các nền tảng giải trí để xem những bộ phim và chương trình truyền hình có bản quyền với chất lượng cao.
Netflix là dịch vụ xem phim trực tuyến hàng đầu trên thế giới hiện nay. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy những bộ phim bom tấn hay những chương trình truyền hình nổi tiếng trên Netflix. Ứng dụng xem phim trực tuyến này nổi bật với kho phim khổng lồ, trong đó có không ít phim Netflix đầu tư sản xuất, chất lượng video chuẩn, mang đến trải nghiệm xem tuyệt vời cho người dùng và rất được người tiêu dùng trẻ ưa chuộng.
FPT Play là ứng dụng xem phim, chương trình truyền hình với nhiều kênh truyền hình đa dạng trên khắp Việt Nam. Không chỉ phim truyện trong nước mà phim Mỹ, phim Trung Quốc, Hàn Quốc... cùng với nhiều thể loại từ phim hành động, tình cảm đến phim hoạt hình... đều được cập nhật liên tục.
VieON là cái tên mới chỉ tham gia đường đua giải trí trực tuyến trên điện thoại nhưng cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, số lượng người tham gia sử dụng cũng tăng dần. Hiện tại, VieON chủ yếu tập trung vào các gameshow nổi tiếng trong nước, phim truyện Việt Nam độc quyền, phim nước ngoài…
Việc phân tích từng yếu tố như nền tảng hỗ trợ, chi phí và phương thức thanh toán, ưu, nhược điểm trong quá trình sử dụng,… với 3 ứng dụng này làm đại diện, sẽ giúp xác định những động lực và rào cản đối với hành vi sử dụng các ứng dụng xem phim có bản quyền tại Việt Nam hiện nay, từ đó có thể hiểu rõ hơn nhận thức cũng như thực trạng sử dụng về các ứng dụng xem phim bản quyền, đồng thời tìm hiểu về những yếu tố tác động lên hành vi ấy.
Tuy thị trường OTT tại Việt Nam có tiềm năng không nhỏ, nhưng do các đặc thù về kinh tế, văn hóa hay cơ sở hạ tầng mà nó mới chỉ ở giai đoạn sơ khai. Trước đây, thị trường này bị chiếm lĩnh bởi các trang web xem phim miễn phí, nhưng sự xuất hiện của các ứng dụng xem phim bản quyền đã thổi một làn gió mới chuyên nghiệp và có tổ chức hơn vào thị trường.
Hiện tại, việc tìm được một nhà cung cấp hoàn hảo trên mọi tiêu chí là khá khó khăn, nhưng bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào, đặc biệt sản phẩm nội dung bản quyền tại một thị trường còn sơ khai như Việt Nam, cũng đều cần thời gian để trở nên trưởng thành và đa dạng hơn. Và chính sự ủng hộ từ khán giả sẽ tạo động lực để những dịch vụ này nhanh chóng mở rộng danh mục và hoàn thiện dịch vụ của mình trong tương lai./.
(1) Peter F Drunker (1954), The practice of management, Harper & Row, New York.
(2) Black’s Law Dictionary (2019), 11th Edition, Thomson Reuters.
(3) Báo cáo Khảo sát phần mềm toàn cầu của BSA, 2018.
(4) Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Chính phủ Hoa Kỳ
(5) Q&Me (2020), Nghiên cứu dịch vụ truyền hình trực tuyến (video streaming) tại thị trường Việt Nam.
(6) We are social, Báo cáo tổng quan thị trường digital Việt Nam năm 2022.
(7) VNETWORK (2021), Thống kê Internet Việt Nam 2021.
(8) Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), Báo cáo tổng kết công tác 2020 và triển khai nhiệm vụ 2021.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận