Hội thảo khoa học “Tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong đào tạo cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến (kết nối điểm cầu Học viện Chính trị khu vực III tại thành phố Đà Nẵng, Học viện Chính trị khu vực IV tại thành phố Cần Thơ và qua phần mềm MsTeam).
Dự Hội thảo có các đồng chí trong Ban Giám đốc, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện; đại diện lãnh đạo Học viện Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an), Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng), các chuyên gia, nhà khoa học.

Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết: Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22.10.2018 của Bộ Chính trị khóa XII, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta đã đạt được một số kết quả quan trọng với những dấu ấn nổi bật. Tất cả các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn hệ thống chính trị đã nhanh chóng nắm bắt, quán triệt, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên. Tinh thần đó được lan tỏa trong toàn xã hội dưới rất nhiều hình thức, qua đó góp phần khơi dậy ý chí, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc.
Quán triệt Nghị quyết 35-NQ/TW, Học viện đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, gắn với các lĩnh vực công tác chính là: Nghiên cứu khoa học, đào tạo - bồi dưỡng và tuyên truyền, giáo dục.
Theo đó, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm cung cấp luận cứ cho việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, Học viện đã triển khai đồng bộ nhiều nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng với những hoạt động nổi bật như: hoàn thành chỉnh sửa giáo trình Cao cấp lý luận chính trị (CCLLCT) và giáo trình Trung cấp lý luận chính trị, trong đó chú trọng cập nhật nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; đồng thời, tiến hành tập huấn giáo trình đưa vào sử dụng. Xây dựng các chuyên đề về “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, trong đó có những chuyên đề được lựa chọn đưa vào chương trình giảng dạy CCLLCT, Cao học, các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt của cấp tỉnh, cấp huyện. Ngay trong “Hội thi giảng viên dạy giỏi lần thứ IV” vừa qua, Học viện cũng đã triển khai bổ sung nội dung “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” và “cập nhật Văn kiện Đại hội XIII” vào tiêu chí đánh giá bài giảng. Kết quả cho thấy, đội ngũ giảng viên tham gia Hội thi về cơ bản đã đáp ứng khá tốt yêu cầu tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong từng bài giảng.
GS,TS Nguyễn Xuân Thắng cho biết, qua thực tiễn cho thấy, những bài giảng được tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đều được đánh giá cao, có chất lượng tốt. Nếu như trước đây, việc tích hợp nội dung này được tiến hành chưa đồng đều, chủ yếu tùy theo năng lực, ý muốn chủ quan của mỗi giảng viên thì sau gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 35, việc tích hợp đã ngày càng đậm nét hơn, tự giác hơn và cũng trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giảng viên khi xây dựng giáo án bài giảng.
Đặc biệt, Học viện thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức kinh điển Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Qua đó, tiếp tục khẳng định vững chắc quan điểm có tính nguyên tắc, mang ý nghĩa sống còn của Đảng ta, đó là: kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, những kết quả đó mới là bước đầu. Bối cảnh mới đòi hỏi phải tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, xây là cơ bản, chống phải quyết liệt, hiệu quả, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh trong phát biểu tại Hội thảo.
Với hơn 30 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp tại Hội thảo, từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các đại biểu, các nhà khoa học đã tập trung phân tích, luận giải, làm sáng rõ chủ đề Hội thảo.
Các tham luận đã làm rõ tính cấp thiết, tất yếu khách quan của việc tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chương trình đào tạo CCLLCT; khẳng định rõ quá trình giảng dạy lý luận chính trị (trong đó có giảng dạy CCLLCT) của Học viện cũng chính là quá trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nội dung giảng dạy CCLLCT cũng cần thiết phải được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị: “Góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội”.
Các tham luận làm rõ những nhận thức cơ bản về khái niệm “tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chương trình đào tạo CCLLCT”. Do bản thân các chuyên đề trong giáo trình, bài giảng CCLLCT đã hàm chứa nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Nên, tham luận tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, “tích hợp” cần phải được hiểu là tăng cường tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính cập nhật, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn của bài giảng; hướng đến cung cấp cho học viên những nhận thức mang tính phương pháp luận để nhận diện, đánh giá và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn một cách khách quan, toàn diện, bao quát, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch với tư cách là cán bộ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Theo đó, các nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần được tích hợp trong đào tạo CCLLCT gồm:
(1) Khẳng định tính khoa học, cách mạnh nhân văn và các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin gắn với phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin.
(2) Khẳng định những nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh và phản bác các luận điệu tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan đến những nội dung bài giảng.
(3) Bảo vệ, lan tỏa nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; phản bác, vạch trần các luận điệu chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(4) Khẳng định những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; phản bác luận điệu của các thế lực thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(5) Tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là những vấn đề cơ bản về quan điểm chỉ đạo, nội dung, giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Đáng chú ý, hầu hết các tham luận đã cập nhật những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất, những quan điểm chỉ đạo của Đảng nêu tại Văn kiện Đại hội XIII, chỉ rõ những nội dung cần bảo vệ, những quan điểm sai trái, thù địch cần phản bác với những luận cứ khoa học sắc bén, lập luận chặt chẽ. Đây là những tư liệu quý, là đóng góp rất đáng ghi nhận, thể hiện sự vào cuộc có trách nhiệm của đội ngũ giảng viên cốt cán của Học viện trong việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, cần được tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và nhân rộng trong toàn hệ thống.
Các tham luận cũng làm rõ phương thức, hình thức tích hợp tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chương trình đào tạo Cao cấp lý luận chính trị. Theo đó, ngoài những vấn đề đã được tích hợp trong giáo trình, nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần được tích hợp vào tất cả các khâu của quá trình giảng dạy, từ việc xây dựng chương trình, tài liệu, kế hoạch đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giảng dạy, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả học tập. Tận dụng tối đa, linh hoạt các hình thức giảng dạy (sinh hoạt đầu khóa, sinh hoạt chuyên đề, chuyên đề bổ trợ, chuyên đề ngoại khóa, thảo luận…) để tăng cường các nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng dành nhiều thời gian trao đổi, thảo luận, khái quát kết quả, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chương trình đào tạo CCLLCT; chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, từ đó, đề xuất, kiến nghị những giải pháp khả thi để tiếp tục nâng cao hiệu quả tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chương trình đào tạo CCLLCT./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
- Kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghĩa trong giờ đọc – hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Xem nhiều
-
1
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
2
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
3
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
4
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
-
5
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
-
6
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Ứng dụng truyền thông số trong hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện: Thực trạng và xu hướng
Trong bối cảnh chuyển đổi số y tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc, một số bệnh viện tuyến trung ương đã bước đầu ứng dụng truyền thông số hiệu quả trong tư vấn tâm lý – xã hội, kết nối cộng đồng và vận động nguồn lực, tuy nhiên, phần lớn bệnh viện tuyến tỉnh, huyện chưa có điều kiện triển khai đầy đủ. Bài viết đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tích hợp truyền thông số vào hoạt động công tác xã hội (CTXH) tại bệnh viện, góp phần định hướng phát triển CTXH bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp, công bằng và thích ứng với bối cảnh số hóa y tế đến năm 2030.
Kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghĩa trong giờ đọc – hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghĩa trong giờ đọc – hiểu tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giờ đọc hiểu là một loại giờ dạy đặc thù trong môn học ngoại ngữ. Để người học hiểu được bài đọc, người dạy cần giúp sinh viên hiểu từ mới (từ mới từ góc độ người học). Việc xuất hiện các từ đồng nghĩa trong bài đọc hoặc trong sự liên hệ của người học là một tất yếu; nó yêu cầu người dạy đưa ra cách giải thích nghĩa của từ sao cho sinh viên dễ hiểu. từ kinh nghiệm giảng dạy, người viết đã sử dụng nhiều cách, trong đó có bốn cách cơ bản sau đây: giải nghĩa loạt từ đồng nghĩa bằng cách xác lập các dãy đồng nghĩa con (nhỏ); cụ thể hóa nghĩa của các từ thông qua hình ảnh, âm thanh; so sánh với từ trái nghĩa; đặt câu. Việc giải thích nghĩa của từ bằng các cách thức trên được dựa trên các nguyên tắc sau: đơn giản hóa việc kiến giải nghĩa từ; cụ thể hóa nghĩa của các từ đồng nghĩa; sử dụng sự so sánh, đối chiếu để người học dễ nhớ.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Bình luận