"Khám phá khoa học" là một trong những hoạt động quan trọng của chương trình đổi mới giáo dục mầm non hiện nay
Khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan tọng của đổi mới GDMN. Khoa học với trẻ mầm non chỉ là quan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và giúp trẻ hiểu ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ đó hình thành nền tảng kiến thức vững chắc và đi sâu vào tiềm thức từ khi còn nhỏ giúp trẻ dễ làm quen và tiếp thu với các chương trình học phức tạp khi lớn lên.
Trẻ em trong giai đoạn 0-6 tuổi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanh chúng. Bản chất việc học của trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ.
Mặt khác, trẻ mầm non rất tò mò và muốn chứng tỏ bản thân, do đó, chúng luôn quan sát và đặt câu hỏi với mọi sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanh mình. Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống cũng như các đối tượng khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt động cùng nhau. Giáo viên giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi này rất thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.
Mặc dù hoạt động khám phá khoa học đã được đưa vào chương trình giáo dục mầm non từ năm 2009, tuy nhiên, kết quả mang lại đến nay vẫn chưa được rõ nét nguyên nhân do trình độ, kiến thức khoa học, kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế và thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan cho trẻ còn chưa đáp ứng được tính thẩm mỹ và chính xác về kiến thức.
Không ít giáo viên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống một chiều "cô nói, trẻ nghe", vẫn còn khá nhiều giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động theo các hình thức khác nhau như theo các nhóm, cá nhân…, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ vẫn chưa đáp ứng đủ theo quy định... Đây chính là những biểu hiện của việc chậm đổi mới các phương pháp giáo dục.
Đối với huyện Lạng Giang, một huyện đang rất phát triển, với mật độ dân số đông tại tỉnh Bắc Giang, nhu cầu gửi con vào các trường mầm non lớn. Trong những năm gần đây, các trường mầm non tư thục phát triển khá mạnh, cơ sở vật chất của các trường mầm non công lập cũng được quan tâm đầu tư tốt hơn. 21/21 trường mầm non trên địa bàn huyện đạt trường chuẩn quốc gia, 100% các trường đều đầu tư xây dựng khu khám phá trải nghiệm cho trẻ, cán bộ giáo viên thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay và dựa trên kết quả đánh giá trẻ về các nội dung khám phá, việc thực hiện hoạt động khám phá cho trẻ tại một số trường mầm non đang bộc lộ một số hạn chế, chưa đồng đều về mặt chất lượng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tổ chức dạy học ở nhiều cơ sở mầm non trên địa bàn huyện Lạng Giang trong thời gian qua.
Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mầm non ở huyện Lạng Giang nói chung và chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ nói riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang" để nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình Quản lý giáo dục, với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn về GDMN của huyện hiện nay, từ đó có những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo GDMN huyện Lạng Giang hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên tại các trường mầm non trong huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang, đề tài đề xuất 5 giải pháp quản lý bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non như sau:
- Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho giáo viên.
- Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN đảm bảo tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường mầm non.
- Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN.
- Giải pháp 4: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN.
- Giải pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và khuyến khích động viên tinh thần để GV tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
Các giải pháp trên góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học toàn diện ở trường mầm non huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang nói riêng và GDMN ở các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Pháp luật Việt Nam ngày 9.9.2021
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị xuất bản muốn thu hút độc giả thì công tác truyền thông thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những phương tiện truyền thông mới đặt ra những cơ hội và thách thức mới trong công tác truyền thông thương hiệu xuất bản. Bài viết tập trung phân tích hoạt động truyền thông thương hiệu của NXB Kim Đồng nhằm rút ra những bài học cho các NXB trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận