Khoa Lịch sử Đảng kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Khoa Lịch sử Đảng vinh dự được đón nhận lẵng hoa chúc mừng của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và PGS,TS Tô Huy Rứa, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tham dự buổi lễ, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện. Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Giám đốc Học viện; cùng các thế hệ lãnh đạo, cựu giảng viên, cựu học viên và toàn thể sinh viên Khoa Lịch sử Đảng về dự buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, TS Vũ Ngọc Lương, Trưởng khoa Lịch sử Đảng cho biết, lúc đầu Lịch sử Đảng chỉ là một bộ môn trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường, sau hơn 10 năm đã trở thành một khoa chuyên môn đào tạo chuyên ngành Lịch sử Đảng trình độ đại học. Cho đến nay, Khoa Lịch sử Đảng đã có bề dày kinh nghiệm gần 50 năm đào tạo cử nhân Lịch sử Đảng, 13 năm đào tạo thạc sĩ, 4 năm đào tạo nghiên cứu sinh, cung cấp hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng có trình độ đại học, sau đại học cho các trường chính trị ở các tỉnh, thành phố, các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan, ban, ngành trong cả nước.
TS Vũ Ngọc Lương nhấn mạnh, nhìn lại chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, với vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, tập thể thầy và trò Khoa Lịch sử Đảng có thể tự hào rằng các thế hệ thầy, trò khoa Lịch sử Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong từng chặng đường lịch sử cũng như trong cả quá trình xây dựng và phát triển của Khoa, của Nhà trường.
Thay mặt Ban lãnh đạo Nhà trường, PGS,TS Phạm Minh Sơn đánh giá cao những kết quả mà Khoa Lịch Sử Đảng đã đạt được trong 60 năm qua, trong quá trình phát triển, cùng với Nhà trường, Khoa Lịch sử Đảng đã trải qua những chặng đường nhiều thử thách và để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử phát triển chung của Nhà trường. PGS,TS Phạm Minh Sơn mong muốn, thời gian tới, Khoa Lịch sử Đảng sẽ nỗ lực tạo được những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, quyết tâm đạt nhiều thành tích cao trong nghiên cứu và giảng dạy, xứng đáng với truyền thống quý báu của Khoa, với sự tin tưởng của Ban lãnh đạo Học viện và các thế hệ cán bộ, giảng viên Học viện, sinh viên Khoa Lịch sử Đảng.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 6 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đoàn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự tham gia liên hoan giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10
Nhận lời mời của Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức tuyển chọn và cử 5 sinh viên ưu tú tham gia Liên hoan Giao lưu lãnh đạo trẻ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 10 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 20-24/5/2024.
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học là cơ sở để quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; đánh giá và giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Thực tập và kiến tập nghề nghiệp là những học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành của các chương trình đào tạo, được Học viện Báo chí Tuyên truyền đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thực tập, kiến tập nghề nghiệp; thực trạng và những vấn đề đang tồn tại, nảy sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực tập, kiến tập nghề nghiệp trong thời gian tới.
Bình luận