Người chụp cả vạn bức ảnh đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tôi tham gia giảng dạy một môn học nghiệp vụ báo chí ở lớp chuyên ngành Báo in mà anh theo học. Lúc này, anh Dũng thuộc diện cán bộ được cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cử đi học. Khóa của anh học trong 4 năm. Lúc đó, chương trình đào tạo của nhà trường được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn một là học các môn đại cương. Giai đoạn hai là học các môn chuyên ngành về báo chí. Do là một trong những người “cứng tuổi” trong lớp nên Khoa giao nhiệm vụ làm trưởng lớp chính thức của lớp báo chí Khóa 10, rồi sau đó là lớp chuyên ngành Báo in, ở giai đoạn hai.
Tháng 12/1995, khóa học của anh Dũng tốt nghiệp. Anh Dũng có thời gian khoảng một năm làm việc tại báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, sau đó về TTXVN, làm việc ở Ban Biên tập Ảnh. Ban đầu, anh kinh qua phóng viên ảnh kinh tế, rồi làm phóng viên ảnh chuyên trách chuyên trách của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An.
Tháng 6/2006, nhà báo Lê Trí Dũng trở thành phóng viên ảnh chính trị - ngoại giao, chuyên trách phục vụ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và tháng 01/2011 đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị Tổng Bí thư (trong đó có cả thời gian ông giữ chức vụ Tổng Bí thư - Chủ tịch nước). Nhà báo Lê Trí Dũng chuyên trách phục vụ đồng chí Nguyễn Phú Trọng từ đó cho đến nay. Anh còn đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Biên tập Ảnh, và là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TTXVN, Bí thư Chi bộ Ban Biên tập Ảnh, Phó Chủ tịch Liên chi Hội Nhà báo TTXVN. Theo Quyết định, tháng 8/2023, nhà báo Lê Trí Dũng thôi giữ chức vụ Trưởng Ban Biên tập Ảnh do đủ tuổi nghỉ hưu trí. Tuy nhiên, anh được tín nhiệm, cơ quan cho phép kéo dài thời gian công tác để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phóng viên chuyên trách của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 từ ngày 01/9/2023 cho đến nay.
Tôi tiếp nhận thông tin chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần qua chia sẻ của nhà báo Lê Trí Dũng. Sở dĩ hỏi thông tin từ anh, là vì nhà báo Lê Trí Dũng gắn bó, luôn có mặt bên Tổng Bí thư từ 18 năm qua để chụp các hoạt động công việc của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Hầu hết những bức ảnh về đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do TTXVN phát đi trong nước và ra thế giới đều do anh chụp. Nhà báo Lê Trí Dũng đã chụp được cả ngàn bức đẹp về vị Tổng Bí thư kính mến. Có thể nói, anh là một trong những người tạo ra được “thương hiệu bằng ảnh” nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và bè bạn thế giới.
Nhà báo Lê Trí Dũng cho biết: “Trong suốt gần 20 năm làm phóng viên chính trị - ngoại giao chuyên trách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi học được từ ông nhiều điều, nhất là về lối sống, nhân cách. Mỗi chuyến đi công tác cùng Tổng Bí thư, ông đều rất quan tâm, quý mến báo giới. Có lẽ, do chính cuộc đời 30 năm làm báo đã giúp ông thấu hiểu, sẻ chia thân tình với các nhà báo. Vào mỗi dịp kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, đồng chí Nguyễn Phú Trọng thường mời các nhà báo chuyên trách giúp việc cho ông dự bữa cơm thân mật tại trụ sở Văn phòng Tổng Bí thư...”.
Nhà báo Lê Trí Dũng cho biết thêm: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất cẩn thận, nhớ lâu. Mỗi lần chuẩn bị tiếp đón khách hoặc dự các hội nghị quan trọng, ông thường xem lại các bức ảnh chân dung của mình được các nhà báo chụp. Mục đích là để chuẩn bị trang phục làm việc không bị trùng lặp. Tổng Bí thư ăn vận rất giản dị, không cầu kỳ, hoa mỹ. Đi công tác cùng Tổng Bí thư đến nơi nào cũng không thấy “trống rong cờ mở”, vì ông không thích điều này”.
Nhà báo Lê Trí Dũng chia sẻ: “Tôi may mắn là phóng viên Việt Nam được vào Phòng bầu dục để chụp những giây phút lịch sử diễn ra hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Brack Obama trong chuyến thăm theo lời mời của Chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tháng 7/2015 sau 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia. Và tôi cũng được chứng kiến trực tiếp các sự kiện liên quan đến các đời Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, thấy nhiều điều thú vị. Trong thăm Việt Nam năm 2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã lẩy Kiều: “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Hai câu thơ của cụ Nguyễn Du thật phù hợp với bối cảnh quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Lâu nay, có người nghĩ người Hoa Kỳ là xã hội thực dụng, nhưng không ngờ vị nguyên thủ của họ lại văn chương thâm thuý và sâu sắc”.
Nhà báo Lê Trí Dũng chia sẻ thêm: “Năm 2015, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong một bữa tiệc chiêu đãi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Thủ đô Washington cũng lẩy Kiều: “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Ngày 23/5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sang thăm Việt Nam chính thức tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương toàn diện. Chứng tỏ sự tin cậy chính trị như hai bên đã mong muốn…, kết thúc bài diễn văn sâu sắc, ông Obama lại lẩy Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Khi Tổng thống John Biden sang thăm Việt Nam ngày 10/9/2023, đã nảy câu Kiều rất đắc địa, phù hợp với không khí giao lưu. Câu 2287 & 2288 tả không khí và tâm trạng của Thúy Kiều và đội quân của Từ Hải trong bữa tiệc mừng chiến thắng: “Vinh hoa bõ lúc phong trần/ Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày”. Thế mới thấy cụ Nguyễn Du tài thật! Và các Tổng thống Mỹ làm công tác đối ngoại thật là phù hợp với tinh thần “ngoại giao cây tre” của chúng ta mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết...”.
Nhà báo Lê Trí Dũng là người cởi mở, có nụ cười dễ mến, dễ gần. Tôi có cảm giác anh học được phong thái điềm đạm, giản dị, thân thiện, không phân biệt sang hèn, sống đoàn kết, biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống đời thường, tạo không khí chan hòa vui tươi, giống như tính cách, phẩm chất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Có lẽ trong gần 20 năm thông tin về các hoạt động của Tổng Bí thư nên anh ảnh hưởng từ phong cách của người lãnh đạo cao nhất của Đảng mà mình được phục vụ.
Gia đình anh Lê Trí Dũng có truyền thống là cả 3 thế hệ đều làm báo và gắn bó với TTXVN. Hai cô con gái của nhà báo Lê Trí Dũng cũng đi theo nghiệp báo chí của bố. Cô con gái cả của anh tốt nghiệp đại học báo chí, vào làm việc ở TTXVN, thường trú ở cơ quan TTXVN tại Hải Dương. Hiện nay cô đang theo học chương trình thạc sĩ ngành Báo chí học, chuyên ngành Quản lý báo chí - truyền thông tại Viện Báo chí - Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cô con gái út của anh hiện đang là sinh viên năm cuối khoa Kinh tế và phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nối nghiệp ảnh báo chí của bố, cháu đã đăng ký học chuyên ngành Ảnh báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Nhà báo Lê Trí Dũng vinh dự được nhận nhiều giải thưởng báo chí quốc gia danh giá ở mảng ảnh báo chí. Đối với các cuộc thi giải thưởng ảnh báo chí, thường rất ít nhà báo gửi tác phẩm tham dự, nhất là mảng ảnh báo chí về đề tài chính trị - ngoại giao, chụp ảnh các chính trị gia, vì mảng này khó, loại hình tác phẩm đặc thù và không phải nhà báo nào cũng có cơ hội tiếp cận được các sự kiện, nhân vật để sáng tạo. Đây lại là lợi thế của nhà báo Lê Trí Dũng và số ít những phóng viên chính trị - ngoại giao chuyên trách phục vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Tôi có nhiều đồng nghiệp, học trò làm phóng viên chính trị - ngoại giao, chuyên trách phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Được nghe họ chia sẻ nhiều về công việc và những kỷ niệm, kỹ năng tác nghiệp của công việc làm báo đặc thù này. Trước đây, tôi đã hướng dẫn một sinh viên chuyên ngành Ảnh báo chí và một học viên cao học ngành Báo chí học nghiên cứu thực hiện một khóa luận cử nhân và luận văn thạc sĩ về đề tài tác nghiệp ảnh báo chí chính trị ngoại giao. Tôi cũng đã tư vấn một nghiên cứu sinh nghiên cứu làm Luận án tiến sĩ đề tài tác nghiệp ảnh báo chí về chính trị gia.
Qua nghiên cứu, thấy mảng đề tài này khá thú vị, đồng thời rất ngưỡng mộ các nhà báo đặc trách nhiệm vụ này. Nữ nhà báo Phương Hoa, phóng viên ảnh chính trị - ngoại giao, Ban Biên tập ảnh (TTXVN) chia sẻ: “Tác nghiệp ảnh chính trị - ngoại giao, đòi hỏi phóng viên phải có nhãn quan chính trị cao. Khi tham gia vào các sự kiện lớn mang tầm quốc gia phải tập trung cao độ, không để có sai sót nào xảy ra. Dù ở lĩnh vực nào, phóng viên ảnh cũng cần có tư duy, quan sát nhạy bén và óc phán đoán”. Theo nhà báo Phương Hoa: “Để trở thành một phóng viên ảnh chính trị - ngoại giao giỏi phải có trí tuệ, kỹ năng và cảm xúc. Trí tuệ là phải có kiến thức rộng được tích luỹ hằng ngày, nhạy cảm, sâu sát với đời sống, nắm bắt sự kiện và vấn đề nhanh.
Đối mặt với sự kiện, khác với phóng viên viết, phóng viên ảnh chỉ có một khoảnh khắc duy nhất để thể hiện được bản chất của sự kiện ở thời điểm điển hình của nó, nếu bỏ qua là thất bại. Kỹ năng là phải làm chủ được chiếc máy ảnh, hiểu biết các tính năng, sử dụng thành thạo các kỹ thuật tạo hình nhiếp ảnh: Ánh sáng, màu sắc, đường nét, góc độ, bố cục, độ nét… Để lựa chọn được những khoảnh khắc đặc trưng nhất, tìm được góc độ thích hợp nhất, phóng viên ảnh phải có khả năng quan sát, phát hiện đối tượng chụp một cách nhanh nhất. Khả năng ấy phải được rèn luyện hằng ngày để trở thành phản xạ nghề nghiệp”.
Đa số các phóng viên ảnh mà tôi tiếp xúc đều nhận định, chụp ảnh báo chí về đề tài chính trị - ngoại giao, nhất là chụp các chính trị gia là rất khó. Phóng viên ảnh ngoài kỹ năng chuyên môn phải có phẩm chất, nhãn quan chính trị, kiến thức hiểu biết, nhất là về đối nội, đối ngoại của đất nước, về các vấn đề lễ tân ngoại giao, văn hóa dân tộc, vùng miền, các quốc gia nơi lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến công tác. Rồi phải thông thạo ngoại ngữ và có sức khỏe tốt, đủ chiều cao để “đọ” với các đồng nghiệp quốc tế khi tác nghiệp. Nhà báo Lê Trí Dũng đã làm được những điều đó để có được hàng vạn khoảnh khắc ảnh có giá trị về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Thiết nghĩ, nếu có dịp, nhà báo Lê Trí Dũng có thể làm một triển lãm nhỏ hoặc xuất bản một cuốn sách ảnh về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì rất tốt. Những bức ảnh quý giá của anh, nhất là những khoảnh khắc chụp về đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là những tác phẩm nghệ thuật - báo chí tuyệt vời, đồng thời là pho lịch sử bằng hình ảnh về một trong những vĩ nhân của đất nước Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí điện tử Người làm báo ngày 22/07/2024
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận