Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng
Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá chặt chẽ, bài bản. Mục tiêu xuyên suốt của chúng là tuyên truyền chống phá, lôi kéo kêu gọi tụ tập, biểu tình, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” phá hoại sự ổn định phát triển đất nước. Hầu hết các tổ chức phản động đều xây dựng tài khoản mạng xã hội tổ chức thành hệ thống các kênh truyền thông chống phá.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trung bình mỗi tháng có hàng chục nghìn bài viết, video trên internet, mạng xã hội có nội dung liên quan đến Việt Nam, trong đó tỷ lệ không nhỏ các bài viết, video có nội dung xuyên tạc, chống phá cách mạng nước ta (có khoảng 67% bài viết được phát tán trên mạng xã hội Facebook, số còn lại phát tán trên các kênh mạng xã hội Youtube, Blog cá nhân hoặc các kênh tin tức phản động).
Qua thực tiễn tình hình trong nước, có thể nhận thấy âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trên không gian mạng cơ bản vẫn tập trung vào một số nội dung, như: Xuyên tạc phá hoại nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây mâu thuẫn nội bộ, công kích, bôi nhọ và hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, thông qua truyền thông mạng xã hội để kêu gọi, kích động biểu tình, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội. Kích động hoạt động chống phá của số đối tượng chống đối chỉ trích Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền và “tự do Internet”, khuyến khích các đối tượng này chống phá quyết liệt hơn bằng cách trao các giải thưởng, đề cử vinh danh hay đưa Việt Nam vào danh sách “kẻ thù của Internet”, vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền.
Để thực hiện âm mưu thâm độc trên, các đối tượng phản động, thù địch thường dùng các thủ đoạn: Sử dụng tài khoản mạng xã hội có tương tác lớn hoặc tổ chức các chiến dịch truyền thông phát tán thông tin. Đăng tải tài liệu, thông tin, bình luận hướng dư luận nhìn nhận theo quan điểm sai lệch; dẫn nguồn thông tin từ báo chí chính thống, pha trộn thông tin thật-giả, xuyên tạc tình hình chính trị trong nước. Tiến hành xây dựng nhiều kênh thông tin trên các nền tảng xuyên biên giới có sự liên kết với nhau; đặc biệt phát triển các kênh truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số (Mông, Khơ me…) hướng tới đối tượng tuyên truyền là đồng bào dân tộc thiểu số.
Cổ súy tư tưởng chống phá, định kiến của một số người có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phát tán, giật tít các bài viết của các đối tượng này lên Internet, mạng xã hội. Lợi dụng lợi ích cá nhân của một bộ phận người dân trong giải quyết vấn đề đất đai, các vụ án kinh tế… để kích động lôi kéo người dân tham gia vào các hoạt động gây rối, mất an ninh chính trị trên mạng xã hội, từ đó lan truyền, hiện thực hóa trên thực địa... Sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng; trước khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền, phát tán ồ ạt những tin bài xuyên tạc, bóp méo sự thật, hướng lái dư luận thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách”.
Thu hút, lôi kéo người dân vào tổ chức; thâm nhập vào các diễn đàn, mạng xã hội dành cho giới trẻ để phát hiện, lôi kéo đầu mối; sử dụng các hình thức liên lạc qua mạng để móc nối, huấn luyện và chỉ đạo cơ sở phản động thực địa. Sử dụng truyền thông mạng xã hội để lừa gạt, lôi kéo nhân dân, hình thành và công khai hóa tổ chức núp dưới danh nghĩa các tổ chức xã hội dân sự hay tổ chức phản biện xã hội.
Cùng với đó, chúng lợi dụng các sự kiện chính trị, kinh tế, quân sự… trên thế giới (xung đột quân sự Nga-Ukraine, đảo chính quân sự ở Niger…), sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các vụ án về kinh tế, hoạt động khẳng định chủ quyền biển đảo, biên giới... đề dẫn nguồn thông tin từ báo chí chính thống, pha trộn thông tin thật-giả; xuyên tạc tình hình chính trị, xã hội, kinh tế trong nước và có thời điểm tổ chức hoạt động tuyên truyền chống phá thành “chiến dịch” dưới nhiều hình thức.
Lợi dụng hạn chế, bất cập trong công tác quản lý kiểm duyệt nội dung trên các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc; lợi dụng chính sách của mạng xã hội, thành lập hàng nghìn hội nhóm tổ chức chính trị phản động, trong đó bao gồm cả hội nhóm công khai, bí mật với số lượng thành viên tham gia lớn, lôi kéo, thu hút, mời chào thành viên tham gia, hoạt động có đường hướng, tôn chỉ, mục đích cụ thể. Tạo lập các trang mạng, tài khoản mạng xã hội giả mạo các cơ quan của nhà nước, các đồng chí lãnh đạo, các cá nhân có ảnh hưởng... để đăng tải thông tin phản động; xuyên tạc, lợi dụng sự hiếu kỳ của người dân và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân để kích động cộng đồng mạng tham gia phát tán thông tin xấu độc.
Trước tình hình diễn biến trên không gian mạng ngày càng phức tạp cùng với các hoạt động chống phá có tổ chức, xây dựng và lên kế hoạch tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị, theo chúng tôi cần thực hiện một số vấn đề mang tính giải pháp sau:
Thứ nhất, sử dụng thông tin chính thống đóng vai trò dẫn dắt định hướng dư luận. Các ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí cần phát huy được vai trò trong cung cấp thông tin chính thống kịp thời và chính xác, tránh tạo khoảng trống thông tin để các đối tượng phản động lợi dụng phát tán các thông tin xuyên tạc, để các tầng lớp nhân dân được tiếp cận với thông tin chính thống trước khi tiếp cận với thông tin phản động. Hệ thống các kênh truyền thông của các cấp từ Trung ương đến địa phương cần được xây dựng đồng bộ, có sự liên kết chặt chẽ giữa các kênh truyền thông để tạo ra sức ảnh hưởng lớn với dư luận.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, hiệp đồng. Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài Quân đội có thế mạnh trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái trên không gian mạng và trên báo chí. Trong đó, lực lượng của Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp có cơ chế phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền với nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội, yêu cầu thực hiện đúng theo pháp luật Việt Nam, hợp tác trong việc xóa bỏ các thông tin tiêu cực, thông tin xấu độc ảnh hưởng đến nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phối hợp lực lượng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cung cấp trao đổi thông tin kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh các đối tượng lợi dụng Internet mạng xã hội để tổ chức các hoạt động phát tán tin giả, thông tin sai sự thật nguy hại đến chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Thứ ba, nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động đấu tranh. Xây dựng và khai thác có hiệu quả các trọng tâm nghiên cứu công nghệ thông tin trên từng lĩnh vực, từ đó có kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ truyền thông, đấu tranh với thông tin xấu bảo đảm sự bài bản, tính chính xác, hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, ứng dụng sức mạnh của khoa học, công nghệ thông tin để tăng cường khả năng theo dõi, bám nắm, giám sát tình hình; hỗ trợ cho công tác quản lý, đánh giá chất lượng các hình thức đấu tranh. Nghiên cứu, xây dựng nội dung, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ hoạt động triệt phá tin giả, thông tin sai trái, xấu độc.
Xây dựng hệ thống kênh chỉ đạo điều hành đồng bộ từ chỉ huy đến cấp thực hiện, kênh liên lạc giữa các lực lượng tham gia đấu tranh. Hệ thống cho phép điều hành tổ chức các nhiệm vụ triệt phá tin giả, thông tin sai trái, xấu độc trên Internet, mạng xã hội đồng thời là kênh để cán bộ thực hiện có thể chia sẻ kinh nghiệm cách thức tổ chức xử lý thông tin xấu độc. Trang bị cho lực lượng đấu tranh các hệ thống hiện đại để giám sát phát hiện thông tin phát hiện kịp thời các thông tin xuyên tạc trước khi bị phát tán ra nhiều tài khoản mạng xã hội tiếp cận đến số lượng lớn cộng đồng mạng.
Thứ tư, nâng cao nhận thức, vai trò cán bộ, đảng viên và quần chúng trong việc khai thác, sử dụng Internet và mạng xã hội. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò, trách nhiệm, tiền phong, gương mẫu nêu gương trong việc khai thác, sử dụng Internet và mạng xã hội. Phát huy tính hiệu quả, thiết thực việc sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền tải, nhân rộng những yếu tố tích cực, tấm gương tiêu biểu, người tốt, việc tốt, những giá trị văn hóa nhân văn, tinh thần tương thân, tương ái của quốc gia, dân tộc. Đồng thời, tích cực đấu tranh chống các thông tin sai trái, phản động, bịa đặt trên mạng xã hội, phê bình, phản đối các hành vi lợi dụng Internet, mạng xã hội để chia sẻ, thông tin, bình luận, đăng tải những hình ảnh phản cảm, thiếu tinh thần trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm với những khó khăn, mất mát của nhân dân./.
Nguồn: Bài đăng trên báo điện tử Quân đội nhân dân ngày 03/09/2023
Bài liên quan
- Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 3: Kiên quyết chặn sự lây lan, bám rễ (tiếp theo và hết)
- Vạch trần thủ đoạn của tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” - Bài 2: Lừa đảo gây quỹ để chống phá đất nước
- Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 1: Chiêu lừa hiểm độc nhắm vào người mắc bệnh hiểm nghèo
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- 6 Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của công tác giáo dục thanh niên. Người đã chỉ rõ sự cần thiết; nội dung, phương thức giáo dục thanh niên và trách nhiệm của các chủ thể trong công tác này. Bài viết trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và đề xuất giải pháp vận dụng tư tưởng của Người vào công tác giáo dục thanh niên Việt Nam góp phần phát huy vai trò của thanh niên trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 3: Kiên quyết chặn sự lây lan, bám rễ (tiếp theo và hết)
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 3: Kiên quyết chặn sự lây lan, bám rễ (tiếp theo và hết)
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng các tổ chức có thiện chí hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng xã hội nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Tuy nhiên, việc lợi dụng thiện chí của Đảng, Nhà nước Việt Nam để hoạt động bất hợp pháp, lừa đảo, trục lợi từ nhân dân; truyền bá tư tưởng phản động, mê tín, dị đoan, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trận tự, an toàn xã hội như tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” (gọi tắt là NLG) thì cần cảnh giác và đấu tranh ngăn chặn sự lây lan, bám rễ trong cộng đồng.
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” - Bài 2: Lừa đảo gây quỹ để chống phá đất nước
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” - Bài 2: Lừa đảo gây quỹ để chống phá đất nước
Tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” (NLG) đã trở thành “hiện tượng” lôi kéo một bộ phận người Việt Nam tham gia, với những hứa hẹn về sức khỏe, hạnh phúc và cải thiện vận mệnh. Đằng sau vỏ bọc kiến tạo cuộc sống hạnh phúc, tổ chức này thực chất là một ổ nhóm phản động, với những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi, dẫn dắt người dân theo con đường lệch lạc nhằm mục đích chống phá chính trị.
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 1: Chiêu lừa hiểm độc nhắm vào người mắc bệnh hiểm nghèo
Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 1: Chiêu lừa hiểm độc nhắm vào người mắc bệnh hiểm nghèo
"Năng lượng gốc có thể chữa bách bệnh, kể cả bệnh nan y mà không cần dùng thuốc"; "Chữa khỏi bệnh từ xa, chỉ cần thông qua phương tiện truyền hình ảnh”... Tổ chức “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” (sau đây gọi tắt là NLG) tung ra những luận điệu phi khoa học như vậy, nhưng vẫn có không ít người tin theo. Thời gian qua, nhiều độc giả của Báo Quân đội nhân dân đã phản ánh với tòa soạn sự bức xúc về hoạt động lén lút của tổ chức này. Nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã điều tra về những thủ đoạn lừa đảo tinh vi của tổ chức NLG hiện nay.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Bình luận