Phấn khởi bước vào năm 2008 trên đà thắng lợi to lớn về kinh tế - xã hội năm 2007
Năm 2007, trong bối cảnh đất nước không có nhiều thuận lợi: Thiên tai xảy ra liên tiếp với những đợt mưa lớn, lũ quét ở các tỉnh miền núi Tây Bắc; bão mạnh ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên; lũ ở Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi và cả ở người diễn ra trên nhiều tỉnh trong cả nước. Bên cạch đó, kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá cả tăng cao… Tình hình trên đã gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.
Vượt lên tất cả, chúng ta vẫn thu được những kết quả khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch về kinh tế-xã hội năm 2007 đều đạt và vượt; trong đó có tới 10 chỉ tiêu của kế hoạch năm năm 2006-2010 đã được hoàn thành. Môi trường đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều tiến bộ. Quan hệ đối ngoại ngày càng rộng mở.
Thành tựu nổi bật là nền kinh tế nước ta tiếp tục ổn định và phát triển với tốc độ cao, đạt xấp xỉ 8,5%, cao nhất từ 10 năm trở lại đây. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 1.143 tỷ đồng, tương đương hơn 71 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng, bằng 835 USD, tăng gấp 4 lần so với năm 1993 (200 USD) với số dân trên 85 triệu người. Các ngành chủ lực, nòng cốt của nền kinh tế là công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều có tốc độ tăng trưởng cao. Công nghiệp tăng 17%, xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 8,7%. Nhiều ngành kinh tế khác như thuỷ sản, chế biến gỗ… cũng tăng trưởng vượt mức. Thu ngân sách Nhà nước bằng 25% GDP, khống chế được mức bội chi dưới 5% GDP, đảm bảo dư nợ của Chính phủ và dư nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn. Chúng ta đã đảm bảo sự cân đối kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện vững chắc cho việc ổn định và phát triển kinh tế.
Về kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế có bước tiến vượt bậc. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 109 tỷ USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006 và vượt 3,1% so với kế hoạch. Các mặt hàng xuất khẩu lớn, truyền thống là: dầu thô, giày dép và thuỷ sản, mỗi mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, riêng mặt hàng dệt may đạt 7,8 triệu USD, tăng 32% so với 2006, vươn lên dẫn đầu về giá trị hàng xuất khẩu và là 1 trong 10 nước trên thế giới có hàng dệt may xuất khẩu lớn. Các mặt hàng điện tử, sản phẩm gỗ chế biến đạt trên 2 tỷ USD; đạt trên 1 tỷ USD là gạo, cà phê, cao su… Hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 59 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006. Đã có 4,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đạt mức cao nhất từ trước tới nay và vươn lên là nước đứng thứ 5 trong khu vực về thu hút khách du lịch quốc tế.
Năm 2007, môi trường đầu tư ở nước ta được cải thiện rõ rệt với nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đánh giá cao.
Về đầu tư trong nước, đã huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 465 nghìn tỷ đồng, bằng 29 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2006 và bằng 40,6% so với GDP; trong đó, vốn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân tăng 19,5%, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng mạnh, đạt 20,3 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước tới nay. Đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với hàng nghìn dự án. Về cam kết tài trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam với tổng vốn ký kết trong 2 năm 2006-2007, ước đạt 6,5 tỷ USD, bằng 40% số vốn tài trợ ODA dự kiến trong 5 năm 2006-2010.
Năm 2007, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư cũng có nhiều tiến bộ, đạt 5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2006, trong đó giải ngân vốn ODA đạt trên 2 tỷ USD, vượt 5% so với kế hoạch, là năm thứ 3 liên tục vượt kế hoạch giải ngân ODA. Việc sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng kinh tế-xã hội đạt hiệu quả cao. Về cơ cấu đầu tư, đã tập trung vào các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như: công nghiệp, xây dựng, điện tử, viễn thông, xây dựng cơ sở h¹ tÇng phôc vô c«ng nghÖ cao…
Thắng lợi về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam được các chính khách, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ gồm các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức ngân hàng WB, ADB, Liên minh châu Âu-EU… kiểm định và đánh giá cao. Vì thế, tại Hội nghị thường niên các nhà tài trợ phát triển ODA cho Việt Nam, họp tháng 12.2007 tại Hà Nội (CG2007), các nhà tài trợ quốc tế đã khẳng định tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới chấn hưng đất nước và tăng tài trợ ODA cho Việt Nam trong 5 năm tiếp theo. Riêng năm 2008, họ đã cam kết tài trợ 5,42 tỷ USD.
Quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng và đạt kết quả tích cực. Vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, nhất là Việt Nam được bầu là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Nhiều hoạt động ngoại giao của các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đến các nước và lãnh đạo cấp cao của các nước đến Việt Nam đã tạo điều kiện tốt cho việc hợp tác song phương, nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ; tạo thuận lợi cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội. Việt Nam đã trở thành thị trường hấp dẫn, một địa chỉ đáng tin cậy đối với các đối tác đầu tư, các doanh nhân thương mại và là điểm hẹn của du khách quốc tế.
Năm 2007, lĩnh vực xã hội cũng thu được nhiều kết quả tích cực. Vì đây là trụ cột quan trọng của chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện như: Chương trình xoá đói, giảm nghèo; chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn; các chương trình tín dụng cho người nghèo; chương trình chăm sóc đời sống người có công với đất nước… đã mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Trong hơn 13 năm qua, từ 1993 đến năm 2006, nước ta đã giảm nghèo cho 42% số dân, tương đương 35 triệu người dân. Năm 2007, số hộ nghèo tiếp tục giảm được 3%, từ gần 18% năm 2006 xuống còn 14,7%. Chỉ số phát triển con người tăng lên 4 bậc, từ thứ 109 lên 105 trên 177 nước. Mạng lưới y tế, giáo dục được củng cố. Toàn ngành giáo dục thực hiện “nói không với tiêu cực” được nhân dân đồng tình ủng hộ. Khống chế, dập tắt được các loại dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi và ở người được WHO đánh giá cao.
N¨m 2007, ng©n s¸ch Nhµ níc ®ã dành 8 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với đất nước; đã giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5%. Lĩnh vực xuất khẩu lao động cũng có nhiều thành công, đã đưa 80 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho đất nước.
Hai nhiệm vụ trọng tâm: cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng có những bước tiến mới, tạo lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Công tác cải cách hành chính đựơc tiến hành mạnh mẽ; sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng bộ máy quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, giảm các đầu mối từ cơ quan Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương. Việc cải cách thủ tục hành chính đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và các doanh nghiệp. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm được tăng cường với nhiều biện pháp cụ thể, tập trung hoàn thiện các văn bản pháp luật và chế tài phòng chống tham nhũng, xử lý đúng người đúng tội.
Tình hình chính trị, trật tự, an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng được giữ vững và ổn định. Chính sự ổn định xã hội này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kết quả các mục tiêu kinh tế, đảm bảo cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm làm ăn và cũng là đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Đạt được những kết quả trên chủ yếu là do sự phấn đấu nỗ lực của Việt Nam trong 20 năm đổi mới, của toàn Đảng, toàn dân đã đoàn kết, hợp tác, huy động được sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước, cùng với sự hợp tác hỗ trợ của quốc tế.
Những thành tựu về kinh tế-xã hội đạt được trong năm 2007 đã làm tăng sức mạnh tiềm lực kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm cho đất nước tiếp tục phát triển bền vững trong thời kỳ mới - thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phấn khởi trước những thắng lợi to lớn của năm 2007, chúng ta tự tin bước vào năm 2008- năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, với mục tiêu: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%, GDP bình quân đầu người đạt 960 USD. Nâng cao đời sống nhân dân, giảm hộ nghèo từ 14,7% xuống dưới 12%. Tiếp tục cải cách hành chính, tạo bước chuyển mới về phòng chống tham nhũng; chủ động hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, AFTA, APEC và làm tròn nhiệm vụ của Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc…; nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi các nước đang phát triển có thu nhập thấp, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 1.2008
Bài liên quan
- Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Nghị định số 154/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/11/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú
Quản lý nhà nước về cư trú là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước đối với các vấn đề xã hội được tiến hành theo quy định theo pháp luật về cư trú. Quản lý nhà nước về cư trú là cơ sở để cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cơ quan có thẩm quyền trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội góp phần giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và thực hiện an sinh xã hội cho người dân. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều tiến hành hoạt động quản lý cư trú, với các cách thức phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ phát triển, phong tục tập quán của mình. Ở Việt Nam, ngay từ khi đất nước giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt nhiệm vụ quản lý cư trú lên hàng đầu trong xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước.
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Bài viết nghiên cứu về quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tập trung vào nghiên cứu thực trạng những ưu điểm, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chỉ ra những cơ hội và thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, bài viết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn mô hình chính quyền điện tử ở một số quốc gia tiên tiến về chính quyền điện tử, chính quyền số, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu xây dựng chính quyền điện tử ở một số địa phương dẫn đầu trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử trong nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hướng tới chính quyền số năm 2030.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Bình luận