Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
TNXH của DN là cam kết của DN đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. Cụ thể, nó là “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội”(1). Các DN muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng... và thực hiện TNXH của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (COC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000... Carroll (1991) cho rằng, TNXH của DN liên quan đến việc hoạt động của một DN để có lợi ích kinh tế, chấp hành pháp luật, đạo đức và hỗ trợ xã hội. Chịu TNXH có nghĩa là đạt được lợi nhuận và tuân theo pháp luật, là điều kiện ưu tiên hàng đầu khi nói về đạo đức của DN và mức độ mà DN hỗ trợ cho xã hội.
TNXH của DN được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của DN về những ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt động kinh doanh của DN đó.
TNXH của DN được thực hiện trên cơ sở phải tôn trọng pháp luật và cam kết với các bên có lợi ích liên quan, có khả năng gắn kết hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng; nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bên có liên quan và toàn xã hội; xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể từ hoạt động kinh doanh của DN.
TNXH của DN hướng đến doanh nghiệp với ý tưởng DN nên cân bằng các hoạt động tạo ra lợi nhuận với các hoạt động có lợi cho xã hội. Nó liên quan đến việc phát triển các DN trong mối quan hệ tích cực với xã hội mà DN hoạt động.
TNXH và thực hành đạo đức rất quan trọng đối với thành công của DN. Người tiêu dùng mong đợi các DN hoạt động có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của TNXH của DN và tích cực tìm kiếm các sản phẩm từ các DN hoạt động về mặt đạo đức. TNXH của DN chứng minh rằng một DN quan tâm đến các vấn đề xã hội tác động đến lợi nhuận, điều này sẽ thu hút những khách hàng tăng nền tảng giá trị, tăng tính bền vững cho DN.
TNXH của DN gắn bó chặt chẽ với nguyên tắc phát triển bền vững, DN nên đưa ra quyết định không chỉ dựa trên các yếu tố tài chính như lợi nhuận hay cổ tức mà còn dựa trên hệ quả xã hội và môi trường trước mắt và lâu dài. TNXH của DN có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các nguy cơ phát triển ngoài tầm dự báo, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại, đồng thời đảm bảo rằng các nguồn lực của các thế hệ tương lai không bị đe dọa. Nhận thức về TNXH của cộng đồng DN Việt Nam trong vài năm gần đây đã được chú ý. Một số DN có quy mô phát triển lớn, thị trường trong nước và quốc tế lớn, ngành hàng tiêu dùng nhanh, đã chú ý tới các cam kết TNXH của DN để chinh phục người tiêu dùng. Thực tiễn cho thấy, những doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH thường đạt được những lợi ích đáng kể, bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.
2. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
TNXH là DN phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của DN và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực.
Các hoạt động xã hội cũng là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty, tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ trẻ em mồ côi, người tàn tật, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhưng chưa đủ, TNXH của DN còn là cam kết của DN đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho DN vừa ích lợi cho phát triển. Vì vậy, ngày nay một DN có TNXH liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một DN. TNXH bao gồm các khía cạnh: kinh tế, pháp lý và đạo đức.
Khía cạnh kinh tế: Là việc DN tham gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần, thỏa mãn nhu cầu xã hội; là sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khan hiếm (đặc biệt là lao động), thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các DN thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DN. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của DN là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của DN là cung cấp hàng hoá và dịch vụ với cam kết chất lượng đảm bảo, an toàn sản phẩm, định giá, được thông tin minh bạch, chính xác về sản phẩm. Khía cạnh kinh tế trong TNXH của một DN còn là việc DN thực hiện đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đây là cơ sở cho các hoạt động của DN. Các DN đóng thuế không chỉ để tạo nguồn thu cho Nhà nước, mà còn để Nhà nước có nguồn kinh phí cho các nhu cầu của xã hội. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý.
Khía cạnh pháp lý: Khía cạnh pháp lý trong TNXH của một DN là DN phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh; (2) Bảo vệ người tiêu dùng; (3) Bảo vệ môi trường; (4) An toàn và bình đẳng; (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.
Khía cạnh đạo đức: Khía cạnh đạo đức trong TNXH của một DN là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở DN nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh đạo đức của một DN thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên liên quan.
3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay
Hiện nay, nhiều DN lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, TNXH của DN đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với DN, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu DN không tuân thủ TNXH sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện TNXH đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các DN còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với DN, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao. Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện TNXH trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số DN lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho Nhà nước, đã đăng ký thực hiện TNXH dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi DN đóng và với người lao động.
TNXH của DN được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn, thị trường khác nhau. Do đó, những nội dung TNXH của DN được các công ty nước ngoài thực hiện có bài bản và đạt được hiệu quả cao.
Đối với DN trong nước, các công ty xuất khẩu có lẽ là đối tượng đầu tiên tiếp cận với TNXH của DN, đây là một trong những yêu cầu đầu tiên mà các đối tác nước ngoài đặt ra khi liên kết với các DN. Muốn ký kết hợp đồng dài hạn với những DN nước ngoài thì các công ty xuất khẩu phải thực hiện nghiêm túc các nội dung của TNXH của DN. Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe đối với DN. Các DN muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng. Các DN có thể thực hiện TNXH của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những Bộ Quy tắc ứng xử. Thực tế, một số DN Việt Nam đã làm được như vậy.
Tuy nhiên, những DN nhỏ và vừa hiện chưa có khả năng đạt những chứng chỉ này vẫn có thể có được những lợi ích cụ thể trong kinh doanh nếu tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn về TNXH và thực hiện đúng Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế đó đã cho thấy, xét trên phương diện TNXH, DN trong nước đã đóng vai trò quan trọng khi góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng thông qua các chủng loại và chất lượng sản phẩm hàng hóa mà họ tạo ra. Vingroup là một minh chứng rõ nét, khi dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, cả nước gồng mình chống dịch. Tập đoàn Vingroup đã đóng góp vào Quỹ vacxin của Chính phủ 4 triệu liều vacxin tương đương 480 tỷ đồng (5/6/2021), điều đó đã làm cho giá trị cổ phiếu của Vin tăng điểm trên sàn VN-index. Các DN khác như HDBank ủng hộ 60 tỷ đồng; Vietcombank, Viettinbank, BIDV, Agribank (mỗi ngân hàng đã tặng 25 tỷ đồng) vào Quỹ mua vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam (21/5/2021). Công ty Bách hóa Xanh là 1 trường hợp điển hình ngược lại, tranh thủ tăng giá thu lợi nhuận khi giá cả lương thực, thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng do thực hiện Chỉ thị 16 về việc giãn cách xã hội. Điều này cũng đã làm những nhà đầu tư tẩy chay Bách hóa Xanh trên thị trường.
Những hạn chế trong việc thực hiện TNXH Việt Nam
Trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều DN đã không thực hiện một cách nghiêm túc TNXH của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các công ty bột ngọt Vedan (2008), công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa) (2011), công ty Formosa (2016), công ty Miwon (2018)... các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine… Ngoài ra, nhiều DN vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội.
Nguyên nhân còn một số trở ngại trong việc thực hiện TNXH tại Việt Nam:
Khái niệm TNXH của DN vẫn còn mới đối với rất nhiều DN trong cộng đồng DN Việt Nam, trong khi đó các bên liên quan chưa có kế hoạch dài hạn và chiến lược khi triển khai các chương trình TNXH của DN; năng lực quản lý và kiến thức chuyên môn trong thực hiện TNXH ở DN còn hạn chế; TNXH của TNXH của DN ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các TNXH của DN. Đối với các DN lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện TNXH, còn đối với DN vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều DN chỉ hiểu TNXH là “các khoản đóng góp từ thiện”, việc thực hiện TNXH sẽ làm tăng chi phí cho DN, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt. Do đó một số DN không muốn thực hiện TNXH.
Những khó khăn lớn nhất cho việc thực hiện TNXH bao gồm: Một là, nhận thức về TNXH trong và giữa các DN Việt Nam còn có sự khác nhau. Hai là, năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ Quy tắc ứng xử. Ba là, thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực TNXH của DN (đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ). Bốn là, sự khác biệt giữa Luật Lao động và bộ Quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho DN, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn. Năm là, sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng TNXH của DN trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho DN. Sáu là, mâu thuẫn trong các quy định của Nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ Quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng. Bảy là, hạn chế trong nhận thức của DN cũng như sự tuân thủ các bộ luật có liên quan đến trách nhiệm DN.
4. Trách nhiệm xã hội - yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng bao trùm trên toàn thế giới, gắn với Chương trình Nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Việt Nam đang nỗ lực triển khai các chính sách phát triển bền vững, đồng thời xây dựng hiệu quả nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Các DN Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức cũng như có được những cơ hội trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, sự phát triển bền vững là yêu cầu thời đại. DN thực hiện TNXH sẽ khẳng định thương hiệu của mình trong xã hội. Do đó, đồng hành cùng sự phát triển chung của đất nước không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích cho DN, từ đó, tạo ra giá trị nhân văn, văn hóa DN, cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Để nâng cao trách nhiệm của DN, cần đề ra những giải pháp phù hợp sau:
Thứ nhất, cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các DN phải thực thi TNXH một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho DN hoạt động. Vấn đề khó khăn cho Việt Nam là trong bối cảnh cần phải thu hút đầu tư nước ngoài, nếu đặt nặng các mục tiêu về môi trường và xã hội thì các DN khó có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng nếu không đặt mạnh vấn đề TNXH của DN thì những hậu quả về môi trường và xã hội sẽ không thể bù đắp được bằng các kết quả của sự tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu phát triển bền vững, cũng không thể thực hiện được.
Thứ hai, cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các DN, trước hết là các chủ DN về TNXH. Cần làm cho việc thực hiện TNXH trở thành động cơ bên trong của các chủ DN. Việc thực hiện TNXH trước hết cần được xem là một hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức. Đây chính là giải pháp bên trong đạo đức.
Thứ ba, cần chú trọng, đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN trong nước trong việc thực hiện TNXH, chẳng hạn như: chính sách hỗ trợ các DN trong nước sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm thực hiện các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo công nghệ sạch...
Thứ tư, xử lý nghiêm các trường hợp DN vi phạm các quy định trong việc thực hiện TNXH. Bên cạnh đó, việc xử lý nghiêm các vi phạm, cần tăng cường các hình thức khuyến khích, khen thưởng, tôn vinh đối với các DN thực hiện tốt TNXH, như: trao giải thưởng TNXH, DN vì cộng đồng,...
Thứ năm, trong chiến lược kinh doanh của mình, DN cần xây dựng nội dung thực hiện TNXH và coi đó như là nhân tố để bảo đảm sự phát triển bền vững. Việc đưa nội dung thực hiện TNXH vào chiến lược kinh doanh để DN nhận thấy rằng họ muốn phát triển bền vững thì luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quyền lợi lao động, phát triển cộng đồng; rằng đây không chỉ đơn thuần là vấn đề đạo đức kinh doanh hay là các hoạt động chi phí không đem lại lợi nhuận, mà ngược lại, việc thực hiện TNXH sẽ giúp DN có được nhiều lợi thế trong quá trình sản xuất, kinh doanh, giúp họ tăng sức cạnh tranh trên thị trường, vượt qua các rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, DN không những cần quan tâm đến lợi nhuận của mình mà còn phải làm thỏa mãn lợi ích của xã hội. Thay vì phản ứng thụ động với việc thực hiện TNXH của DN, DN cần xem xét các vấn đề xã hội trong bối cảnh chiến lược nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Vì vậy, nghiên cứu TNXH của DN sẽ giúp DN phân bổ nguồn lực hiệu quả mang lại lợi ích cho xã hội và giúp DN phát triển bền vững. Ở Việt Nam, việc thực hiện TNXH của DN hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững hiện nay./.
_______________________________________________
(1) Trần Phương Anh (2010), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, chủ đề "Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường" của Viện Triết học năm 2010, Nxb. Khoa học Xã hội, trang 242-243.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bondy, K.; Moon, J.; Matten, D.(2012), An Institution of Corporate Social Responsibility (CSR) in Multi-National Corporations (MNCs): Form and Implications, Journal of Business Ethics, forthcoming 2012, DOI 10.1007/s10551-012-1208-7.
2. Đinh Mạnh Cường, “Báo động ô nhiễm môi trường các làng nghề”, Trang Tin tức Online, Địa chỉ: http://www.tinmoi.vn/ bao-dong-o-nhiem-moi-truong-cac-lang-nghe-01861562.html
3. Hồ Văn Vĩnh (2007), Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5.2007.
4. Lê Đăng Doanh (2010), “Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam”, Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, xuất bản năm 2010.
5. Thiên Lam, “Năm 2016: Tăng 5,9 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội”, Báo Nhân dân điện tử, Địa chỉ: http://www. nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/31736202-nam-2016-tang-5-9-trieu-nguoi-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi.html.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 7/2021
Bài liên quan
- Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024
Chiều 21/03/2025, Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức chương trình “Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024”. Chương trình là dịp để tri ân những thành tích đáng tự hào, đồng thời, là nguồn động viên tinh thần to lớn, khích lệ các cá nhân và tập thể phấn đấu trong năm học 2024, cùng xây dựng một môi trường học thuật và phong trào công đoàn ngày càng phát triển.
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Bài viết nghiên cứu về quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tập trung vào nghiên cứu thực trạng những ưu điểm, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chỉ ra những cơ hội và thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, bài viết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn mô hình chính quyền điện tử ở một số quốc gia tiên tiến về chính quyền điện tử, chính quyền số, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu xây dựng chính quyền điện tử ở một số địa phương dẫn đầu trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử trong nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hướng tới chính quyền số năm 2030.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Bình luận