Quyền của phụ nữ và vai trò của báo chí phụ nữ
Trong lĩnh vực truyền thông, báo chí ngày càng đóng vai trò quan trọng để tuyên truyền, thực thi và bảo vệ bình đẳng giới, một trong những quyền, nghĩa vụ cơ bản của con người. Đặc biệt dòng báo chí phụ nữ giữ vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy các hành động nhằm giải quyết các vấn đề của phụ nữ, đồng thời khẳng định quyền phụ nữ. Bài viết phân tích quyền của phụ nữ và vai trò của báo chí phụ nữ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.
Nữ quyền và sự xuất hiện của báo chí phụ nữ
Thời kỳ Pháp thuộc, phong trào nữ quyền cùng trào lưu du nhập của văn hóa phương Tây đã có tác động không nhỏ tới xã hội Việt Nam. Người ta mới bắt đầu nói nhiều về địa vị thấp kém của phụ nữ Việt Nam, sự bất bình đẳng trong giáo dục. Đầu thế kỷ XX, vị thế của phụ nữ Việt Nam có những thay đổi nhất định khi nhận thức về nữ quyền, bao gồm quyền bình đẳng về chính trị, quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động... Phụ nữ trở thành một lực lượng xã hội, một chủ đề được quan tâm không chỉ trong văn thơ, ký họa mà đã bắt đầu xuất hiện trên báo chí.
Năm 1907, tờ Đăng Cổ Tùng báo - một trong những tờ báo tiếng Việt rất hiếm thời bấy giờ đã xuất hiện mục “Nhời đàn bà”. Đây có thể được coi như một diễn đàn đầu tiên của phụ nữ, thể hiện cho phụ nữ. Những vấn đề phụ nữ được đề cập trên Đăng Cổ Tùng báo chủ yếu nhằm phê phán hủ tục trong tang ma, cưới xin, tục đa thê và những quan niệm không đúng về việc phụ nữ đi học.
Năm 1913, trên Đông Dương tạp chí, mục “Nhời đàn bà” lại xuất hiện. Cả hai mục Nhời Đàn bà trên Đăng Cổ Tùng báo và Đông Dương tạp chí chủ yếu đều do nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh viết lấy bút danh phụ nữ là Đào Thị Loan. Nhưng ở Đông Dương tạp chí những vấn đề về phụ nữ được mở rộng hơn, không chỉ nhằm phê phán phong tục, tập quán cũ mà còn bao hàm cả việc truyền bá khoa học và văn minh phương Tây. Vấn đề nữ quyền bắt đầu được đề cập, thể hiện trên Đông Dương tạp chí qua bài viết “Về thói trọng nam khinh nữ của ta năm 1914” và bài “Sự giáo dục đàn bà con gái” của Phạm Quỳnh năm 1916.
Năm 1914, báo chí Việt Nam đã đề xuất việc ra một tờ báo dành riêng cho phụ nữ. Mặc dù được nhiều người ủng hộ, nhưng phải đến năm 1918, tờ báo dành riêng cho phụ nữ đầu tiên mới ra đời. Đó là báo Nữ giới chung xuất bản số đầu tiên ngày 1/2/1918 tại Sài Gòn do bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Từ đây các vấn đề về phụ nữ, về nữ quyền bắt đầu được thể hiện nhiều hơn trên báo chí. Bằng loạt bài “Nghĩa nam nữ bình quyền là gì” của Sương Nguyệt Anh; “Bàn thêm về chữ nữ quyền” của cô Bích Đào hay “Nữ quyền tự do luận” của cô Liễu, vấn đề nữ quyền và quyền bình đẳng nam nữ đã được thể hiện với nội dung cụ thể: Nữ quyền là gì? và thế nào là quyền bình đẳng nam nữ? cho thấy “Nữ quyền” đối với phần đông người Việt Nam thời kỳ này dù sao cũng vẫn là một khái niệm xa lạ và mới mẻ. Tuy vậy vẫn có thể nói rằng đây là lần đầu tiên trên báo chí Việt Nam, vấn đề nữ quyền được đưa ra thảo luận một cách trực tiếp, và do chính phụ nữ nhận thức và lên tiếng.
Những năm 1930, tình hình xã hội, tư tưởng Việt Nam có những thay đổi quan trọng. Vấn đề nữ quyền, giải phóng phụ nữ, phụ nữ tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như thế nào đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Hàng loạt tờ báo phụ nữ được xuất bản ở 3 kỳ như Phụ nữ Thời đàm (1930-1934) ở Hà Nội; Phụ nữ Tân tiến (1932-1934) ở Huế; Phụ nữ Tân văn (1929-1935) ở Sài Gòn.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, đây cũng là thời điểm đánh dấu sự đi lên không ngừng của báo chí cách mạng, đưa dòng báo chí này bước sang một giai đoạn mới. Ngày 8/3/1948, được sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ, một tờ báo dành riêng cho nữ giới đã được ra đời tại căn cứ địa Việt Bắc - Báo Phụ nữ Việt Nam. Sau đó, cùng với sự thay đổi phát triển của đất nước, báo chí phụ nữ đã có những bước phát triển mới, mạnh về số lượng, đa dạng, phong phú về loại hình, sinh động về nội dung, gồm: Báo Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô, phunuvietnam.vn, phunuonline.com.vn, ...
Cho đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về thực hiện nữ quyền và bình đẳng giới. Việt Nam đã xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, không phân biệt đối xử theo quy định của Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ như Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; Luật Bầu cử; Luật Bình đẳng Giới (Điều 11); Luật Lao động 2019. Những thành tựu mà đất nước đạt được trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ có sự đóng góp to lớn của dòng báo chí phụ nữ. Qua đó, góp phần khẳng định phụ nữ có các quyền ngang với nam giới trong gia đình và xã hội.
Báo chí phụ nữ truyền thông về quyền phụ nữ
Kể từ khi “Nữ Giới Chung” - tờ báo phụ nữ đầu tiên với vai trò chủ bút của bà Sương Nguyệt Anh ra đời, báo chí Việt Nam xuất hiện dòng báo chí phụ nữ, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử phong trào phụ nữ, đưa ra những quan điểm tiến bộ về phụ nữ, về nữ quyền, nam nữ bình đẳng, vai trò của phụ nữ...
Báo chí phụ nữ ở Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, lên án các hành vi xâm phạm đến phụ nữ, trẻ em, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của hội viên.
Báo chí phụ nữ có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy quyền của phụ nữ và bình đẳng giới. Báo chí phụ nữ sử dụng vai trò, vị thế của mình trong xã hội thông qua các sản phẩm báo chí trực tiếp tuyên truyền về bình đẳng giới làm giảm tình trạng bất bình đẳng giới, định kiến giới.
Báo chí phụ nữ đăng tải nhanh, thường xuyên những văn bản, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành liên quan chỉ đạo về việc thực hiện bình đẳng giới và trao quyền cho nữ giới. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam từ trước tới nay. Hiến pháp Việt Nam và Luật Bình đẳng giới đã ghi nhận quyền bình đẳng về mọi mặt của công dân nam và nữ; bình đẳng giới vừa là mục tiêu của sự phát triển, vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào quá trình phát triển bền vững của quốc gia.
Trong các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là một phần của giải pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững khác, là yếu tố góp phần vào sự thịnh vượng của xã hội. Cũng như Việt Nam, các nước trong khu vực đã có nhiều nỗ lực song chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức.
Báo chí phụ nữ thông tin các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới tập trung vào các vấn đề chính như: biểu dương tinh thần, những kết quả đáng ghi nhận của các đơn vị trong việc thực hiện bình đẳng giới; những tấm gương điển hình tiên tiến về thực hiện công tác bình đẳng giới; tư vấn các vấn đề bình đẳng giới, trao quyền cho nữ giới đưa ra những giải pháp hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới.
Báo chí phụ nữ đặc biệt là báo điện tử luôn phải kịp thời thông tin như lên án đối với những hành vi bất bình đẳng giới như: bạo lực gia đình, định kiến giới…. và đi sâu chỉ rõ, phân tích những hình thức bất bình đẳng giới trong thực tế; đăng tải những mức xử phạt với những hành vi bạo lực, buôn bán phụ nữ trẻ em… Hơn nữa, truyền hình, báo điện tử với khả năng đa phương tiện thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ hoạ, hình khối..., nghĩa là ngoài chữ viết còn có các hình ảnh, video phê phán, nêu lên những vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực đối với giới, lạm dụng tình dục trẻ em gái.... Qua đó đã góp phần giảm thiểu tình trạng của bất bình đẳng trong xã hội.
Nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí phụ nữ
Không thể phủ nhận vai trò của báo chí nói chung và báo phụ nữ nói riêng đối với các vấn đề nữ quyền ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, báo chí phụ nữ cần phải phát huy và khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của mình trong truyền thông về quyền của phụ nữ tích cực hơn nữa.
Thứ nhất, báo chí phụ nữ cần cập nhật chuyển tải những Chỉ thị, Nghị quyết, của Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành liên quan chỉ đạo về việc trao quyền cho nữ giới, thực hiện bình đẳng giới để tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện, tiến tới hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam là bình đẳng giới thực sự. Đồng thời, báo chí phụ nữ phải thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giúp xã hội hiểu rõ quyền của nữ giới.
Thứ hai, báo chí phụ nữ cần phát hiện, phản ánh kịp thời thông tin về những vấn đề gây nên tình trạng bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực. Đưa tin nhanh, đúng bản chất, tránh một chiều, những vấn đề liên quan đến bất bình đẳng giới như: Các vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực đối với giới, lạm dụng tình dục trẻ em gái... Đặc biệt, báo chí phụ nữ phải làm rõ, phân tích những hình thức bất bình đẳng giới, bạo lực giới trong thực tế; đăng tải những hình thức, mức xử phạt mang tính răn đe đối với những hành vi bạo lực, buôn bán phụ nữ trẻ em….; đăng tải những bài viết liên quan đến bất bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực.
Thứ ba, báo chí phụ nữ có trách nhiệm định hướng thông tin và hướng dẫn dư luận, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, quyền lợi của nữ giới. Báo chí phụ nữ cần tạo được các diễn đàn, chuyên mục nơi toà soạn dành đăng ý kiến của người đọc về một vấn đề nhất định liên quan đến nữ quyền. Các diễn đàn này sẽ là nơi bàn luận về những vấn đề thời sự liên quan đến nữ giới và là mối quan tâm của dư luận xã hội.
Ở các diễn đàn này, độc giả có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến, thái độ, phản ứng... trước một sự kiện, vấn đề giới do toà soạn hoặc chính họ đặt ra. Do đó, diễn đàn cần khách quan, dân chủ để độc giả nhận thấy rằng tờ báo tôn trọng độc giả, có tôn chỉ mục đích hoạt động vì lợi ích của độc giả và đất nước. Việc tương tác qua lại giữa công chúng và toà soạn qua kênh thông tin phản hồi là một yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả truyền thông, tạo cơ sở để toà soạn điều chỉnh nội dung, hình thức thông tin về nữ quyền, về giới theo hướng tăng cường hàm lượng, chất lượng nội dung thông tin.
hứ tư, báo chí phụ nữ cần kịp thời phát hiện, phản ánh thực tiễn và biểu dương tinh thần, những kết quả đáng ghi nhận của các đơn vị trong việc thực hiện nữ quyền, bình đẳng giới; nêu rõ những tấm gương điển hình tiên tiến về thực hiện công tác bình đẳng giới. Cùng với đó, phê phán mạnh mẽ hơn nữa những vấn đề gây bất bình đẳng giới, tạo khoảng cách giới.
Đặc biệt lưu ý, báo chí phụ nữ khi đưa tin về nữ quyền phải phù hợp với văn hóa của dân tộc, đảm bảo tính nhân văn trong các sản phẩm truyền thông. Việc một số báo có những bài viết, hình ảnh, sản phẩm truyền thông khiến công chúng “nóng mắt” với nhiều hình ảnh phản cảm ở những góc hình với nhiều động tác khác nhau liệu có phù hợp với văn hoá của dân tộc. Hay khi đưa tin về một vụ bạo lực gia đình, hình ảnh nạn nhân bị bạo lực được đăng ảnh cần phải làm mờ đảm bảo tính nhân văn.
Thứ năm, báo chí phụ nữ cần thể hiện được chức năng giám sát, phản biện xã hội về các vấn đề liên quan đến nữ quyền đặc biệt là vấn đề bất bình đẳng giới. Báo chí phụ nữ cần giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến bình đẳng giới như: việc đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo, việc chi trả chế độ, tiền lương cho cả 2 giới nam và nữ, các chính sách về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em; giám sát các hình thức xử lý, giải quyết các vụ việc tạo nên bất bình đẳng giới trong xã hội.
Để thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, báo chí phụ nữ cần cung cấp thông tin khách quan đa chiều trong việc đưa ra những đánh giá định hướng dư luận. Từ đó, báo chí phụ nữ sẽ góp phần xóa bỏ định kiến giới đã tồn tại lâu đời, giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội, tạo cơ hội trao những quyền chính đáng và hợp pháp cho nữ giới./.
_____________________
Bài đăng trên tạp chí điện tử Người làm báo ngày 30.12.2020
Tài liệu tham khảo:
1. Đặng Thị Vân Chi (2008), Vấn đề phụ nữ trên báo chí Tiếng Việt trước năm 1945, NXb Khoa học Xã hội.
2. Piere Bourdieu (2010), Sự thống trị của nam giới, Lê Hồng Sâm dịch, NXB Tri Thức. 3. Bùi Thị Tỉnh, Phụ nữ và giới, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2010.
4. Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) (2016), Hướng tới bình đẳng giới tại Việt Nam: Đề xuất tăng trưởng bao trùm có lợi cho phụ nữ.
Nguyễn Thị Hằng
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận