Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của dân tộc là sự đúng đắn
1. Từ sự lựa chọn đúng đắn của một cá nhân
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trước cảnh lầm than của quốc gia dân tộc, các phong trào cứu nước theo các lập trường phong kiến, dân chủ tư sản, đã diễn ra quyết liệt nhưng đều không thành công. Việt Nam lâm vào tình cảnh khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước: mất phương hướng trong hiện tại và mờ mịt ở tương lai. Bởi, hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản không phải là con đường phù hợp cho cách mạng nước ta. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc quyết chí ra đi tìm đường cứu nước với mục tiêu: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”. Bằng chính quá trình thâm nhập thực tiễn: lao động kiếm sống và hoạt động cách mạng, bằng chính quá trình tự vô sản hóa chính mình đã giúp Người hiểu rõ hơn về bản chất kẻ thù (khác với tiền bối). Tìm hiểu về CMTS Anh, CMTS Pháp, CMTS Mỹ… Người thấy rằng các cuộc cách mạng ấy đều “không đến nơi”, “không triệt để” bởi các cuộc cách mạng ấy không đáp ứng được nhu cầu giải phóng các tầng lớp nhân dân lao động mà chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản. Trên con đường tìm tòi đó, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận ánh sáng cách mạng từ trong bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo (Pháp), Nguyễn Ái Quốc lập tức bị cuốn hút vì tính chất cách mạng triệt để của nó. Người đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là con đường theo Cách mạng Tháng Mười Nga - con đẻ của tư tưởng Lênin - sự vận dụng sáng tạo, phát triển Chủ nghĩa Mác vào nước Nga, mở ra hướng đi đúng đắn không chỉ cho nước Nga mà còn cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trong đó có Việt Nam – một dân tộc cũng đang chịu cảnh nô dịch lầm than.
2. Đến sự lựa chọn của quốc gia dân tộc
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận con đường cách mạng vô sản và thấy rằng đây là con đường cần thiết đối với chúng ta và lựa chọn đi theo con đường ấy. Đó là sự lựa chọn của cá nhân người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Nhưng sự lựa chọn của cá nhân Nguyễn Ái Quốc có được sự ủng hộ của nhân dân hay không, có phù hợp với yêu cầu của lịch sử để trở thành sự lựa chọn của quốc gia dân tộc hay không ?Sau khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường của cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào quá trình truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin đến những thanh niên Việt Nam yêu nước, rồi tập hợp họ trong một tổ chức lấy tên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tổ chức tiền thân của Đảng), rồi từ đó những thanh niên yêu nước đã được giác ngộ ấy lại tiếp tục về Tổ quốc để tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng vô sản về nước làm chuyển biến các phong trào đấu tranh trong nước từ chỗ tự phát đến tự giác; gây dựng nên các tổ chức cách mạng: Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (cuối năm 1929). Sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh trong nước dẫn đến yêu cầu cần có sự thống nhất về lãnh đạo, cần có sự ra đời của một chính đảng để thống nhất lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Năm 1930 với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản đảng ở ba miền của đất nước đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử đặt ra. Như vậy, đến đây sau 10 năm thì sự lựa chọn của một cá nhân yêu nước đã trở thành sự lựa chọn của quốc gia dân tộc.
Và từ sự lựa chọn ban đầu ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh bại hai đế quốc Pháp và Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; và sau đó tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế. Đó là những bằng chứng thực tế chứng minh tính đúng đắn của con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là người đã tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam. Qua mỗi bước ngoặt lịch sử, chúng ta luôn khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trên con đường đã chọn, có những thời điểm con đường cách mạng vô sản gặp nhiều khó khăn với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu - một tổn thất to lớn đối với các quốc gia theo chế độ Cộng sản và Xã hội Chủ nghĩa trên thế giới. Sự sụp đổ này có nhiều nguyên nhân: khách quan là sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài và chủ quan là từ ngay trong nội bộ nhà nước Xô Viết có nhiều yếu kém, bất cập. Đó là sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý xã hội của chính quyền Xô Viết; sự chủ quan, duy ý chí, những sai lầm về đường lối, xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười trong xây dựng chế độ xã hội mới. Tuy nhiên, đó là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và sau đó là ở Liên bang Xô viết, chứ không phải là sự sụp đổ của học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội. Sự sụp đổ của Liên Xô đã cảnh tỉnh đối với các nước đang tiếp tục kiên định con đường xã hội chủ nghĩa nhận ra những khuyết tật của một mô hình chủ nghĩa xã hội, rút ra cho mình những bài học quan trọng để giữ vững chính quyền cách mạng: về xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền, trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết và luôn chăm lo lợi ích thiết thực của nhân dân lao động, ra sức phát huy dân chủ rộng rãi, bảo đảm quyền con người chân chính; về thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc; về xây dựng cơ chế quản lý nền kinh tế; về sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Do vậy, trên con đường đã chọn, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn thử thách bởi lẽ nhận thức về con đường đi lên CNXH còn chưa hẳn sáng tỏ, bởi sự đan xen giữa những cái cũ và cái mới trong thời kỳ quá độ còn khiến người ta nghi ngờ (choáng ngợp trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của CNTB cùng với những mặt trái còn tồn tại trong thời kỳ quá độ của CNXH). Dù sao, với những gì chúng ta đã đạt được kể từ sự lựa chọn ban đầu ấy cho đến nay, dù vượt qua bao khó khăn sóng gió thì chúng ta lại càng tin tưởng hơn về con đường đã lựa chọn. Bất cứ khi nào hoài nghi về con đường đã chọn thì hãy quay trở lại lý do bắt đầu để kiên định hơn trên con đường ấy. Trên cơ sở đó, tìm ra các phương pháp, con đường tiếp cận mới để tiếp tục tiến lên, hiện thực hóa một cách sáng tạo lý tưởng của con đường cách mạng vô sản trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế./.
Bài liên quan
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
- Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
- Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thực hành tiết kiệm
- Một số vấn đề đặt ra trong việc phát hiện và sử dụng cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng, cư trú xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, người có uy tín có vai trò quan trọng trong triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới.
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khẳng định những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội IV của Đảng đã viết: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ qua mãi mãi gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh…”(1). Bài viết khẳng định những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là biểu tượng bất diệt của tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập, tự do và là nguồn cổ vũ to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Thực hành tiết kiệm
Thực hành tiết kiệm
Tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, là hai trụ cột để đi tới thịnh vượng, giàu có đối với cả phạm vi gia đình, đất nước và xã hội. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là điều cần làm trong cuộc sống của từng cá nhân và toàn xã hội, là “hòn đá tảng” góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Đó phải là trách nhiệm chung và cần trở thành nếp sống, thành văn hóa hằng ngày của mỗi chúng ta.
Bình luận