Truyền thông đại chúng Thụy Điển và sự giao lưu giữa Việt Nam - Thụy Điển
1. Nền báo chí hiện đại, phát triển của Thụy Điển
Đến năm 1991, những nguyên tắc cơ bản của Đạo luật về tự do báo chí đã được mở rộng bao gồm cho tất cả các loại phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại (Mass Media).Từ đó lại có thêm đạo luật về quyền tự do ngôn luận. Hai đạo luật này nói rõ nguyên tắc công khai, nghĩa là hầu hết các văn kiện chính thức đều có thể cho báo chí và công dân tự do tiếp cận. Tất cả hồ sơ của mọi cơ quan hành chính đều được công khai trước công chúng nếu chúng không thuộc loại "bí mật" theo Đạo luật Tự do báo chí và Đạo luật giữ bí mật, vì những lý do liên quan đến an ninh quân sự, quan hệ quốc tế hay sự riêng tư của cá nhân (vì có thể dính đến hồ sơ hình sự, y tế...). Có thể nói ở Thụy Điển, về chính trị tự do báo chí không bị hạn chế. Nếu giở lại lịch sử thì luật Tự do báo chí đầu tiên của Thụy Điển có từ 1766 - có thể coi là sớm nhất thế giới. Và ngày nay, trong các Luật ngoài các điều về công khai, minh bạch nói trên vẫn có mấy điều rõ ràng: Cấm mọi hình thức kiểm duyệt trước khi xuất bản; bất kỳ tạp chí nào xuất bản ít nhất 4 lần/năm phải có biên tập viên, người đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung ấn phẩm theo luật pháp. Theo thống kê mới đây, hầu như một nửa số nhật báo - về con số phát hành - ủng hộ đảng Tự do hay có những tư tưởng chính trị phản ánh những giá trị của đảng này, trong khi đó chỉ có gần 1/4 số phát hành ủng hộ Đảng Ôn hoà, còn 1/4 khác lại ủng hộ đảng Dân chủ xã hội. Còn Đảng Trung lập và các đảng khác nắm tương đối ít báo.
Thụy Điển có khoảng hơn 100 tờ báo với 10 nhật báo hàng ngày đáng chú ý, trong đó có một số tờ cỡ lớn trong EU. Đó là các tờ: Dagens Nyheter (tờ lớn nhất Thụy Điển), Expressen, Dagens, Industri, Aftonbladet (tờ buổi chiều lớn nhất nước), Svenska Dagbladet, Goteborgs - Posten, Arbetet, Idag, Sydvenska Dagbladet, Nerikes, Ostgota Correspondenten.
Về báo chí định kỳ đến năm 2005 có khoảng hơn 2.000 tờ nhưng lượng phát hành mấy năm đầu thế kỷ XXI giảm. Các tạp chí lớn tồn tại được đều do các tập đoàn truyền thông hoặc dịch vụ tổ chức, ví dụ Tạp chí Người tiêu dùng do Hiệp hội bán lẻ tư nhân duy trì.
Các tạp chí mang tính truyền thống, phục vụ bình dân, kiểu tạp chí ra hàng tuần, nguyệt san về gia đình, chuyên về phụ nữ, nam giới... đều giảm mạnh từ lâu. Ngày nay, các nhật báo chuyên ngành hay tạp chí chuyên đề về các vấn đề mới mẻ, phổ thông phục vụ xã hội tiêu dùng như: ăn uống, giải trí, nhà cửa, kỹ thuật vi tính, thể thao, đi săn... mới được công chúng quan tâm.
Tại Thụy Điển, báo chí do tư nhân sở hữu. Ví dụ gia đình Bonnier là đại gia có nhiều cổ đông tại các báo lớn, tiếp theo phải kể đến ông trùm về báo chí Oallen Beg sở hữu theo kiểu công ty cổ phần. Còn chủ sở hữu khác là tổ chức nghiệp đoàn - phong trào lao động dân chủ- xã hội, chính trị - xã hội. ở Thụy Điển báo chí thường phát hành buổi sáng, tuy nhiên ở 3 thành phố lớn nhất Thụy Điển (Stockholm, Goteborg và Malmo) có báo khổ nhỏ phát hành sau buổi trưa. Mấy năm nay, các báo truyền thống phải cạnh tranh với loại báo phát hành miễn phí (ví dụ tờ Metro). Báo miễn phí chiếm ưu thế vì các hãng, công ty kinh doanh, dịch vụ mua chỗ để quảng cáo nên các báo đó không cần thu tiền bán báo cho công chúng nữa.
Các nhà báo Thụy Điển tập hợp trong Hội Nhà báo Thụy Điển (SJF) gồm hơn 18.000 hội viên, 8.000 nhà báo làm việc cho nhật báo, hơn 1.200 nhà báo làm ở tạp chí, 2.300 nhà báo thuộc các Đài phát thanh truyền hình nhà nước, 500 nhà báo làm việc tại các công ty tư nhân về nghe nhìn, 900 người là biên tập cho các tờ báo nhỏ và 1.800 nhà báo hành nghề độc lập.
Về phát thanh - truyền hình: trước đây chủ yếu do nhà nước độc quyền, nhưng từ giữa thập kỷ 1980, khi xuất hiện truyền hình qua vệ tinh thì cơ cấu quản lý thay đổi: tồn tại việc các hãng có chương trình được tài trợ qua phí cấp giấy phép và các kênh phát thanh - truyền hình được tài trợ quảng cáo. Từ 1987, ngoài TV1, TV2 có thêm TV3 là kênh phát từ Lonđon qua vệ tinh cho Bắc Âu đã đưa quảng cáo vào truyền hình Thụy Điển. Đến 1992, xuất hiện TV4 phát sóng toàn quốc là kênh thương mại, phát quảng cáo trên mặt đất. Riêng phát thanh quảng cáo ở địa phương mới được phép từ 1993.
Hiện có 3 hãng phát thanh truyền hình công cộng chi phối mạnh đến phát thanh truyền hình Thụy Điển là Sveriger Television (truyền hình Thụy Điển), Sveriger Radio (phát thanh Thụy Điển) và Ut Bildningsradion (phát thanh và truyền hình giáo dục). Cổ phần các hãng này nằm trong Quỹ bảo trợ, Hội đồng quản trị Quỹ đó do Chính phủ chỉ định sau khi lấy ý kiến của các đảng chính trị trong Quốc hội. Quỹ có nhiệm vụ thúc đẩy tính độc lập của các Hãng phát thanh truyền hình. Hiện nay cơ cấu chương trình các kênh có khoảng hơn 70% là chương trình của Thụy Điển, hơn 10% là chương trình của các nước EU và hơn 10% là của Mỹ.
Hệ thống Đài phát thanh Thụy Điển cũng đa dạng, hùng hậu. Đài Phát thanh Thụy Điển phát sóng trên 14 kênh: 4 kênh chính là kênh 1 (chủ yếu là các tin chi tiết về chính trị - xã hội), kênh 2 (chuyên về giáo dục, âm nhạc và chương trình cho người nhập cư), kênh 3 và kênh 4 (gồm các chuyên mục về nhạc nhẹ và giải trí phát cả ngày), chương trình của đài địa phương cũng thường phát trên kênh 4 và Thụy Điển số lượng người đi ô tô nhiều nên người ta rất hay mở kênh 4 để theo dõi tin địa phương và nghe nhạc. Thụy Điển có 25 đài phát thanh địa phương. Đến tháng 9.1995, cả 3 đài lớn Đài phát thanh thương mại đã được cấp phép phát thanh bằng kỹ thuật số (DAB). Còn phát truyền hình bằng kỹ thuật số từ mặt đất được thực hiện từ 1999.
Mạng cáp và vệ tinh được xây dựng từ 1984. Ngay từ 1995 khoảng 60% hộ gia đình Thụy Điển đã bắt được được các chương trình vệ tinh qua cáp hoặc 20% hộ gia đình qua chảo thu vệ tinh cá nhân.
Đến nay công chúng Thụy Điển xem được hơn 100 kênh vệ tinh. Có 10 kênh đặc biệt dành cho công chúng Thụy Điển, 6 kênh được xem nhiều nhất là TV3, Kanal 5, Thể thao châu âu, MTV và ZTV. Nhiều kênh cáp thương mại được phân bổ trên các vùng. Kênh cáp được tài trợ bằng thu nhập qua quảng cáo. Tại các địa phương có khoảng hơn 50 kênh được chia đều thành kênh thương mại và phi thương mại.
2. Thành tựu giao lưu, hợp tác về thông tin đại chúng giữa Thụy Điển, Việt Nam
Quan hệ song phương giữa hai nước thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực và trong đó, lĩnh vực thông tin đại chúng rất đáng quan tâm, trong phần này, chúng tôi chủ yếu đi sâu vào mảng hợp tác đào tạo, nâng cao báo chí và những vấn đề liên quan giữa Thụy Điển - Việt Nam.
a. Dự án "Đào tạo nâng cao báo chí" - một sự bắt tay cởi mở nhanh nhạy, hiệu quả giữa hai nước
Ngày 29.5.2000, Chính phủ Thụy Điển đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định riêng về tương hỗ văn hóa thông tin giai đoạn 2000 - 2003, trong đó có dự án "Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam" giai đoạn 1 (tổng kinh phí 18 triệu SEK) với các mục tiêu lớn nhằm:
- Góp phần nâng cao chất lượng báo chí Việt Nam cả về nội dung và hình thức thể hiện, thông qua việc đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho các nhà báo Việt Nam trong các khoá đào tạo bồi dưỡng tại chỗ và đào tạo tập trung ngắn hạn.
- Góp phần nâng cao kỹ năng quản lý điều hành hoạt động báo chí của lãnh đạo các cơ quan báo chí Việt Nam.
- Đào tạo đội ngũ trợ giảng Việt Nam để trở thành giảng viên hạt nhân, giảng viên nguồn trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhà báo Việt Nam.
- Tạo tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm làm báo giữa những nhà báo Việt Nam (dù trong dự án là trợ giảng, học viên, nhà quản lý báo chí) với nhà báo Thụy Điển (các giảng viên, điều phối viên, nhà quản lý sản xuất báo chí, phát thanh, truyền hình...).
- Tạo lập sự tác động tích cực của dự án với phương pháp và chương trình đào tạo báo chí cơ bản, hiện đại của châu Âu tại các cơ sở đào tạo báo chí Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên báo chí Việt Nam.
Dự án sau được gia hạn đến 30.6.2004 và bổ sung thêm ngân sách 1,8 triệu SEK tiếp cho dự án "Đào tạo nâng cao báo chí". Như vậy, giai đoạn 2000 - 2004, các cơ quan điều phối của Việt Nam, Thụy Điển như Ban quản lý dự án, Văn phòng Sida tại Hà Nội, Viện Đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), đã tổ chức khoá đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ về các lĩnh vực: báo viết, đài truyền hình khu vực, đài truyền hình địa phương, hoặc tiến hành các lớp bồi dưỡng cho giảng viên báo chí Việt Nam.
Giai đoạn 2 (2005-2007) của Dự án được triển khai tiếp. Dự án đã thực hiện được: 4 khoá bồi dưỡng về "Quản lý báo chí" cho 45 tổng biên tập, phó tổng biên tập báo, lãnh đạo, giám đốc các đài truyền hình; 2 khoá đào tạo, bồi dưỡng "giảng viên báo chí" cho 20 trợ giảng; 1 khoá bồi dưỡng cho 15 phiên dịch dự án; 4 khoá đào tạo "kỹ năng viết báo hiện đại" cho 82 nhà báo; 4 khóa đào tạo "Báo chí kinh tế và thị trường lao động" cho 81 nhà báo; 3 khoá đào tạo "Thiết kế, trình bày báo hiện đại" cho 51 người làm công tác trình bày báo của các toà soạn; 5 chương trình đào tạo tại chỗ các báo viết như: báo Hà Nội mới; Thanh niên; Bà Rịa - Vũng Tàu, Báo sinh viên và báo Thừa Thiên Huế với tổng số 164 phóng viên, biên tập viên, người thiết kế trình bày báo, nhân viên quản lý các bộ phận chuyên môn; 3 chương trình đào tạo tại chỗ cho các Đài truyền hình khu vực Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ với tổng số 105 phóng viên, biên tập viên, nhà quản lý báo chí các khâu tổ chức kinh doanh báo, quảng cáo tiếp thị, hành chính...; 3 khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên, quay phim, dựng phim truyền hình với 20 Đài truyền hình địa phương, tập trung học tại các Đài lớn trong nước với tổng số 75 người; 1 khoá đào tạo báo chí Internet cho 20 học viên đến từ các cơ quan báo điện tử; 1 khóa đào tạo ảnh báo chí cho 21 phóng viên ảnh của báo chí trung ương và địa phương; 1 khoá đào tạo tổng hợp theo nhóm, mỗi báo cử 4 bộ phận (thư ký toà soạn, phóng viên viết, phóng viên ảnh, người thiết kế trình bày) đến học cách phối hợp trong sản phẩm báo chí; 1 chương trình quản lý báo chí cấp cao dành cho 7 cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí Việt Nam sang Thụy Điển khảo sát, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp Thụy Điển, 1 khoá đào tạo kỹ năng báo chí viết về môi trường; 1 Hội thảo về "Quản lý báo chí" để tổng kết chương trình đài tạo nâng cao báo chí Việt Nam do Thụy Điển tài trợ; 1 khoá đào tạo quản lý báo chí hiện đại cho học viên từng tham gia dự án.
b. Hiệu quả cụ thể của Dự án:
Dự án nói trên là một bộ phận trong tổng thể các chương trình giao lưu, hợp tác các lĩnh vực văn hoá, thông tin, kinh tế - xã hội giữa hai nước. Qua đó biểu hiện tình đoàn kết giữa 2 nước, xây dựng quan hệ đồng nghiệp và mở ra nhiều triển vọng hợp tác giữa nhiều cấp, giữa tổ chức với tổ chức, giữa nhà nước với tổ chức, giữa tổ chức với cá nhân... Có thể thấy rõ những cải biến tích cực của báo chí Việt Nam thông qua Dự án và các hoạt động hợp tác, trao đổi liên quan với Thụy Điển trên các mặt cụ thể là:
* Về các mặt quản lý, điều hành:
- Các nhà quản lý về thông tin - báo chí và các lĩnh vực liên quan Việt Nam đã học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu được phương thức cơ bản quản lý điều hành chuyên môn của Thụy Điển - một nước có những thành tựu nhất định trong quản lý nói chung và quản lý thông tin báo chí nói riêng ở châu Âu.
- Nhiều cơ quan báo chí Việt Nam đã mạnh dạn áp dụng, chọn lọc kinh nghiệm Thụy Điển, chuyển từ làm báo kiểu hành chính, áp đặt và thiếu kế hoạch, mệnh lệnh một chiều sang dân chủ bàn bạc, liên thông giữa các phòng ban hữu cơ, tôn trọng ý tưởng sáng tạo, sáng kiến phóng viên...
- Học tập nề nếp, cơ chế hoạt động báo chí Thụy Điển hiện đại mà vẫn phù hợp với định hướng báo chí Việt Nam hiện nay là: tổ chức sản xuất với quy trình chuyên nghiệp, hợp lý, phân công rõ trách nhiệm từng cá nhân trong từng khâu; quản lý nhà báo bằng quy chế định mức; duy trì thưởng phạt kịp thời, công bằng để kích thích lao động sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh của nhà báo.
* Về nghiệp vụ:
- áp dụng phương thức làm chương trình và làm tin trực tiếp. Tăng số bản tin thời sự hàng ngày lên 8 lần và tổng thời lượng làm tin thời sự lên 3 giờ/ngày. Các tin tức luôn cập nhật, sản phẩm mang hơi thở cuộc sống, tính trách nhiệm nghề nghiệp và xã hội từng cá nhân của đơn vị báo chí được nâng cao; tạo môi trường làm việc và môi trường để giúp nhau đào tạo theo mô hình đồng đội kiểu "Team Work" rất thuận lợi, nhất là đối với nhà báo trẻ, phóng viên truyền hình mới của nghề.
- Mạnh dạn bỏ kiểu trình bày báo thủ công, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới của Thụy Điển và các nước tiên tiến khác, sử dụng tin học, nối mạng và các kỹ năng hiện đại nên thời gian làm layout/design rút ngắn, hỗ trợ tích cực cho việc cập nhật tin bài mang tính thời sự kịp thời.
- Về trình bày báo, chuyên gia Thụy Điển giúp các nhà báo Việt Nam chuyển theo logic hướng bạn đọc vào những tin, bài chính của từng số báo, cách trình bày từng trang báo cho phù hợp để hấp dẫn công chúng.
- Dự án Thụy Điển chú ý đào tạo về "ảnh báo chí" nên kết quả là các nhà báo Việt Nam quan tâm hơn đến "ảnh báo chí", chọn lọc kỹ hơn, xếp đặt vị trí đúng hơn và đặc biệt nhấn mạnh việc chọn ảnh chủ cho trang 1 của từng tờ báo để hấp dẫn bạn đọc, bắt mắt người đọc.
* Về mặt tổ chức toà soạn:
- Các toà soạn báo Việt Nam qua Dự án và hoạt động giao lưu, trao đổi qua thực tế tình hình báo chí hiện nay đã cải tiến bộ máy theo hướng tinh gọn, giảm khâu quản lý trung gian, hướng vào tiêu chí hiệu quả, trách nhiệm rõ ràng, sắp xếp hợp lý giữa các phòng, ban, liên thông hợp tác hữu cơ giữa các khâu sản xuất, dịch vụ, bạn đọc, phát hành, quảng cáo... chú ý đặc thù từng tờ báo.
- Một số tờ báo ở Trung ương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã lập ban xử lý "tin nóng", tạo thêm tính thời sự nóng hổi cho báo.
- Các truyền hình cũng học hỏi được kinh nghiệm trong tổ chức và sản xuất bản tin thời sự của thời đại mà tốc độ sống nhanh, kinh tế thị trường đa diện, nhiều biến chuyển.
- Chú ý xây dựng việc hoạch định chiến lược thị trường của Phòng Maketing để báo chí phát huy tính tự chủ, làm ăn có lãi, bớt chi phí và phần ngân sách tài trợ.
* Về sản phẩm báo chí:
Qua hình thức dự án và sự tiếp xúc trao đổi, học hỏi trực tiếp giữa các chuyên gia, giảng viên đồng nghiệp Thụy Điển với phía Việt Nam, các nhà quản lý, nhà báo Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng báo chí dẫn tới việc tăng trang, tăng kỳ và tăng số lượng phát hành, đa dạng hoá được sản phẩm, đổi mới phong cách trình bày, thu hút thêm được quảng cáo, nên tăng doanh thu cho cả tờ báo và cho các thành viên.
* Đối với phía Thụy Điển:
Qua các hoạt động hợp tác về văn hoá, báo chí nói riêng, chuyên gia, giảng viên, nhà văn hoá, nhà báo Thụy Điển có dịp hiểu thêm về hoạt động văn hoá thông tin ở những nước mới phát triển ở châu á, có hệ thống văn hoá lâu đời, có quan hệ giao thương hợp tác đa dạng, đa phương, có vị trí địa lý đặc thù...
Những đồng nghiệp Thụy Điển cũng tiếp xúc với đồng nghiệp Việt Nam, hai bên học hỏi được ở nhau không chỉ chuyên môn nghiệp vụ mà còn về lối sống, tầm nhìn, hoạt động hợp tác quốc tế...
Qua hợp tác kiểu dự án nói trên và cách hoạt động giao lưu văn hoá - thông tin, phía các cơ quan hữu quan nhà nước Thụy Điển sẽ rút ra được kinh nghiệm tổ chức thực hiện hiệu quả dự án đối với Việt Nam và có thể áp dụng kinh nghiệm đó cho Dự án Thụy Điển đang và sẽ thực hiện ở các nước khác, nhất là các nước có hoàn cảnh chính trị xã hội tương tự.
Các chuyên gia, học giả, nhà báo, văn nghệ sĩ Thụy Điển thông qua việc giao lưu với Việt Nam sẽ nảy sinh thêm các ý tưởng sáng tạo, có thể thực hiện ngay ở Việt Nam hoặc nghiên cứu so sánh, hoặc lấy chất liệu Việt Nam để sáng tác sau này...
Các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, những người làm dịch vụ, quảng cáo... có thể sẽ tìm được đối tác tại Việt Nam, hoặc tham gia đầu tư vào những lĩnh vực, những dịch vụ, những khâu mà luật pháp Việt Nam cho phép để tìm được thị trường trong bối cảnh Việt Nam tích cực tham gia WTO và hội nhập quốc tế.
Thông qua các hoạt động như Dự án nói trên và các hoạt động khác (biểu hiện nghệ thuật, triển lãm, hội trợ quảng cáo, tham quan khảo sát, nghiên cứu, học tập... luân chuyển từ Thụy Điển đến Việt Nam và ngược lại) sẽ là cú hích, đòn bẩy quan trọng để mở rộng và kích thích thành quả các hoạt động giao lưu khác không chỉ trong lĩnh vực văn hoá thông tin mà sang các lĩnh vực khác vì báo chí liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực và có khả năng truyền thông, quảng bá sâu rộng trong xã hội. Mặt khác, chúng tôi mong muốn trong tương lai sẽ có thêm nhiều hình thức hoạt động mở rộng hợp tác giữa 2 nước như: các cơ quan chức năng, nhà xuất bản hai nước có thể kết hợp song phương hoặc đơn phương đứng ra tuyển chọn dịch sách về văn hóa - xã hội nói chung và sách nghiệp vụ truyền thông đại chúng nói riêng phát hành ở nước nào thì in bằng tiếng nước đó cộng thêm bản tiếng Anh. Phía Thụy Điển có thể liên kết với các cơ quan nghiên cứu có uy tín chuyên ngành ở Việt Nam (Ví dụ Viện nghiên cứu châu Âu và EU), các cơ quan truyền thông đại chúng chủ chốt của Việt Nam, các doanh nghiệp về văn hoá, báo chí, quảng cáo để bình chọn các tác phẩm văn học, thơ ca, điện ảnh, văn hoá, báo chí có giá trị nổi bật cho văn hoá Việt Nam hoặc mang tầm khu vực, tầm quốc tế, hoặc liên quan đến Thụy Điển... để chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quảng bá các tác phẩm đó ra nước ngoài và giúp giới thiệu cho nhân dân Thụy Điển hiểu về đất nước, con người, văn hoá, tình bạn Việt Nam - Thụy Điển./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11+12)/2005
Bài liên quan
- Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- 6 Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024
Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024 đã được tổ chức ngày16/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện.
Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị xuất bản muốn thu hút độc giả thì công tác truyền thông thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những phương tiện truyền thông mới đặt ra những cơ hội và thách thức mới trong công tác truyền thông thương hiệu xuất bản. Bài viết tập trung phân tích hoạt động truyền thông thương hiệu của NXB Kim Đồng nhằm rút ra những bài học cho các NXB trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Bình luận