Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong đấu tranh phòng, chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá cách mạng nước ta
1. Âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta
Gần đây, các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước ráo riết thực hiện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta. Chúng tập trung vào việc kích động đòi ly khai, tự trị, tấn công trực diện vào hệ HTCT ở cơ sở - nền móng, nền tảng của HTCT, chế độ XHCN ở nước ta, hòng làm suy yếu HTCT và chế độ ta. Thể hiện cụ thể:
Một là, lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện đường lối, của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo ở một số địa phương để kích động, gây bức xúc trong đồng bào dân tộc thiểu số, các tín đồ tôn giáo với Đảng, Nhà nước; gây mâu thuẫn, chia rẽ, thù hằn dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Điển hình là những vụ việc không chấp hành quy định phòng, chống dịch củacấp ủy, chính quyền địa phương, khuyến cáo hạn chế các hoạt động tập trung đông người, các sinh hoạt tôn giáo không quá 30 người, song ở một số nơi đã tiến hành các hoạt động tôn giáo với hàng trăm tín đồ. Được chính quyền địa phương nhắc nhở, một số đối tượng đã quay phim, chụp hình gửi cho các tổ chức phản động để xuyên tạc, vu khống chính quyền đàn áp, ngăn cản tín đồ hoạt động tôn giáo... Hành động của bọn chúng nhằm gây bức xúc, mâu thuẫn giữa đồng bào dân tộc, tín đồ tôn giáo với cấp ủy, chính quyền địa phương, với Đảng, Nhà nước ta; gây mâu thuẫn, thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Đảng, Nhà nước, các cấp ủy địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vạch trần các thủ đoạn, phản bác hoạt động phá hoại của bọn chúng; HTCT cơ sở đã tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số và tín đồ tôn giáo nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực phản động, bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương, sự tin tưởng của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương.
Hai là, lợi dụng phong tục, tập quán lạc hậu, trình độ còn hạn chế của một số đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo để truyền đạo trái pháp luật; dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, ép buộc đồng bào chống đối chính quyền, vượt biên trái phép, tạo các “điểm nóng” gây mất ổn định về chính trị, an ninh, trật tự.
Ba là, lôi kéo, kích động đồng bào dân tộc thiểu số đòi thành lập “tôn giáo riêng”
Những năm qua, ở một số nơi tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các thế lực phản động đã tăng cường hoạt động nhằm thành lập một số “tôn giáo riêng” của người dân tộc thiểu số như “Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên, đạo “Tin lành riêng của người Mông”, “Phật giáo riêng của người Khmer”… hòng “tôn giáo hóa” một số vùng dân tộc thiểu số và mục tiêu quốc tế hóa vấn đề “Vương quốc Khmer Krôm”, “Vương quốc Chăm”, “Nhà nước Mông”, “Nhà nước Tin lành Đề-ga”, âm mưu ly khai các vùng này ra khỏi đất nước và cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Bốn là, tăng cường tuyên truyền, xuyên tạc, kích động tín đồ tôn giáo đòi lại đất đai có nguồn gốc tôn giáo mà từ nhiều năm nay đã và đang phục vụ sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, gây nên tình hình phức tạp ở một số địa phương.
Năm là, các tổ chức nhân quyền quốc tế dưới sự điều hành của các thế lực phản động, thù địch thường xuyên đưa ra những báo cáo, đánh giá xuyên tạc, vu cáo sự thật về dân chủ, nhân quyền ở nước ta, đòi đưa nước ta vào danh sách “những nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.
Tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) đã lợi dụng sự kiện một số đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng nước ta xử lý để tung ra những luận điệu xuyên tạc dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Họ vu cáo: “Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền và đưa ra nhận định sai trái, thù địch, kích động, như: “người dân Việt Nam chưa bao giờ có tự do, dân chủ, nhân quyền”; viện dẫn một số vụ việc gây rối ở một số nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh… bị cơ quan chức năng xử lý, nhưng mơ hồ về thực chất vụ việc và cố tình xuyên tạc bản chất vụ việc nhằm phục vụ âm mưu của bọn chúng.
Một số phần tử cơ hội chính trị trong nước liên kết với bọn phản động ở nước ngoài thành lập các tổ chức, như: “Quỹ người Thượng”, “Hội người Mông thế giới”; “Hội văn hóa cổ truyền người Mông”; “Liên hiệp người Dao Mỹ”; “Trung tâm nghiên cứu Thái học”; “Hội người Thượng Đề-ga (MDA)”, “Hội những người miền núi (MFI)”, “Hội bảo vệ nhân quyền (MHRO)”; “Văn phòng Chămpa quốc tế - IOC”… nhằm thực hiện âm mưu, thủ đoạn phá hoại của bọn chúng.
2. Thực trạng phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong đấu tranh phòng, chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta hiện nay
HTCT cơ sở có vai trò quan trọng trong phòng, chống thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá nước ta.
Một là, HTCT cơ sở trực tiếp triển khai thực hiện và là một trong những nhân tố quyết định việc thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền.
Hai là, HTCT cơ sở trực tiếp vạch trần, ngăn chặn, loại trừ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, qua đó, nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác cách mạng của nhân dân; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, phản động.
Ba là, qua hoạt động ở địa phương, HTCT cơ sở kiểm nghiệm trong thực tiễn và khẳng định sự đúng đắn, phát hiện những điểm chưa hợp lý, hoàn chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền; cung cấp cho Đảng, Nhà nước những kinh nghiệm, giải pháp hiệu quả để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật.
Bốn là, HTCT cơ sở vùng dân tộc thiểu số trực tiếp triển khai và phối hợp với các tổ chức, lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, tạo nên hệ thống lá chắn thép, ngăn chặn, đập tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta.
Nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyết của các thế lực thù địch, trong những năm qua, HTCT cơ sở, nhất là HTCT cơ sở ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và tín đồ tôn giáo đã tích cực đấu tranh phòng, chống thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta. Thể hiện ở:
Thứ nhất, HTCT cơ sở đã vận động đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo tham gia tích cực các phong trào hành động cách mạng thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, trong đó có những nội dung về dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền đạt kết quả quan trọng.
Nhìn chung, HTCT cơ sở đã tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, quyết định, chỉ thị của cấp trên về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; coi trọng thực hiện những nội dung về dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở cơ sở; thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc, tín đồ tôn giáo tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, trong đó có các hoạt động phòng, chống thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá tại địa phương. Các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xây dựng nông thôn mới… được thực hiện hiệu quả. Nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhận thức của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, không còn tin vào những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của thế lực phản động.
Thứ hai, ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, cấp ủy, chính quyền cơ sở đã lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các hội nghị đoàn viên, hội viên để vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, xuất hiện ở địa phương và những nơi khác, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên trong tham gia chống âm mưu, thủ đoạn đó.
Thứ ba, thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân ở nhiều địa phương được xây dựng vững chắc, thể hiện rõ vai trò là lá chắn thép của địa phương trong giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, ngăn chặn những hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch.
Thứ tư, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở ở vùng biên giới đã coi trọng triển khai các hoạt động phối hợp, kết nghĩa, liên doanh, liên kết với các đoàn kinh tế - quốc phòng, bộ đội biên phòng và các tổ chức, đơn vị hoạt động tại địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, chống lại luận điệu phản động; phát hiện, xử lý bọn phá hoại từ bên kia biên giới thâm nhập vào nước ta. Nhờ đó, an ninh, trật tự ở vùng biên giới được giữ vững.
Thứ năm, cấp ủy, chính quyền cơ sở phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh, công khai những kẻ lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để phá hoại và những kẻ truyền đạo trái pháp luật, truyền bá tín ngưỡng bất hợp pháp… Qua đó, góp phần phát huy vai trò của HTCT cơ sở trong đấu tranh phòng, chống thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta.
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của HTCT cơ sở trong đấu tranh phòng, chống thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá nước ta của các thế lực thù địch vẫn còn những hạn chế, yếu kém như: lúng túng trong nội dung, phương thức phát huy vai trò của từng tổ chức thành viên HTCT cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ này; vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở nhiều nơi chưa thể hiện rõ. Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn bị động trong đấu tranh chống thủ đoạn của các thế lực thù địch tại địa phương, nên chưa có các giải pháp khả thi, đem lại hiệu quả cao. Việc phối hợp các tổ chức trong HTCT cơ sở với các tổ chức, lực lượng ở địa phương trong đấu tranh phòng, chống thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, nhìn chung còn rời rạc, hiệu quả thấp…
3. Giải pháp tăng cường vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong đấu tranh, phòng chống thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền trong thời gian tới
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HTCT các cấp về phát huy vai trò của HTCT cơ sở trong đấu tranh, phòng chống thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta.
Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch thường được thực hiện ở cơ sở xã, thị trấn, trọng tâm là những xã vùng núi, biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số và tín đồ tôn giáo, nhất là tín đồ Thiên Chúa giáo. HTCT cơ sở ở những vùng này, hằng ngày, hằng giờ làm việc và trực tiếp tiếp xúc với nhân dân. Đây là thuận lợi lớn và ưu thế của các tổ chức trong HTCT cơ sở để thực hiện hiệu quả việc đấu tranh phòng, chống thủ đoạn phá hoại của các thế lực phản động. Mỗi tổ chức trong HTCT cơ sở cần nhận thức sâu sắc vai trò của mình trong đấu tranh với các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; thuận lợi và ưu thế trong công việc này. Trên cơ sở đó, từng tổ chức xác định rõ giải pháp phù hợp làm vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn của chúng.
Cùng với sự nỗ lực của cơ sở, HTCT cấp trên cần đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và tạo thuận lợi cho HTCT cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta.
Hai là, đổi mới công tác tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền của Đảng, Nhà nước trong đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo.
Trong tuyên truyền, cần tập trung vào những điểm cốt lõi, dễ hiểu, phương pháp tuyên truyền linh hoạt, phù hợp đặc điểm từng đối tượng để người dân dễ hiểu. Lắng nghe ý kiến của đồng bào và các tín đồ tôn giáo; kịp thời phát hiện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta của các thế lực thù địch.
Ba là, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo trong đấu tranh, phòng chống thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta.
Họ là những người có uy tín và quyền lực mềm trong đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo; hiểu biết sâu sắc về dân tộc, tôn giáo của mình. Do đó, họ có vai trò rất lớn trong tuyên truyền, tập hợp, tổ chức đồng bào và các tín đồ tôn giáo vạch trần âm mưu, thủ đoạn của bọn phá hoại để giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, nâng cao chất lượng HTCT cơ sở, nhất là nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, cấp ủy, ban thường vụ và bí thư cấp ủy cơ sở ở những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số và tín đồ tôn giáo.
Cần bám sát quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII của Đảng “về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới” đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của HTCT cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ sở, trong đó, có đấu tranh, phòng chống thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII đã chỉ rõ: “Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân… Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng phải gắn với xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị”.
Năm là, hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp các lực lượng với HTCT cơ sở để thực hiện.
Đảng, Nhà nước thường xuyên chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, nghiên cứu thực tiễn, rà soát, kịp thời chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh các chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền; ban hành hướng dẫn thực hiện cụ thể, kịp thời. Qua đó, tạo thuận lợi cho HTCT cơ sở thực hiện và đấu tranh phòng, chống thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 05.8.2022
Bài liên quan
- Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
- Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thư gửi lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông của PGS, TS. Tô Huy Rứa
Nhân dịp Kỷ niệm và Hội thảo khoa học 30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, PGS, TS. Tô Huy Rứa, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã gửi thư chúc mừng lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn Thư Chúc mừng của đồng chí PGS, TS. Tô Huy Rứa.
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
Phát triển nguồn nhân lực không những góp phần đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng mà còn góp phần đảm bảo phúc lợi cho người lao động. Vì thế, trong quá trình hội nhập, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực – yếu tố then chốt để Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của nguồn nhân lực, Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã có những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và đã đạt được những kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Song, bên cạnh những thành tựu, vẫn con những hạn chế nhất định, vì vậy, cần xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng yếu tố quyết định thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo lợi thế cạnh tranh của tỉnh hiện nay trong thời gian tới.
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp sâu sắc đối với sự phát triển lý luận của Đảng về quyền con người. Những quan điểm của Tổng Bí thư sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và định hướng quan trọng cho các hoạt động về quyền con người trong thời kỳ mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Bình luận