Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh thực hiện dân chủ là phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đường lối xây dựng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh của toàn dân tộc với những tư tưởng: Liên minh công nông trí thức làm gốc cùng tiến vào thời kỳ mới của dân tộc; công tư đều phát triển tất cả các thành phần kinh tế trên cơ sở đa dạng hóa các quan hệ sở hữu, lấy kinh tế Nhà nước làm chủ đạo; thực hiện chế độ phân phối lợi ích một cách hợp lý; tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh về kinh tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tạo mọi thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động bình đẳng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đó là nền tảng cho việc thực hiện dân chủ một cách có hiệu quả trong thời kỳ đổi mới.
Lôgic của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ ràng. Mục tiêu là cái quyết định, còn phương thức là cái bị quyết định. Phương thức nào phù hợp, giúp đạt được mục tiêu thì lựa chọn, còn phương thức nào không phù hợp, cản trở quá trình đến mục tiêu thì không lựa chọn hoặc từ bỏ. Quan điểm về mối quan hệ giữa đặc trưng mục tiêu và đặc trưng phương thức của Hồ Chí Minh đã cung cấp cơ sở phương pháp luận quan trọng để Đảng ta có những điều chỉnh kịp thời về phương thức thực hiện mục tiêu, mở ra thời kỳ đổi mới.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chủ trương coi nền kinh tế nhiều thành phần là sự tồn tại tất yếu trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta, cho phép khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể vào xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, trước mắt là huy động được vốn đầu tư, giải quyết việc làm. Ngoài ra, quan điểm về cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế là sử dụng để cải tạo, cải tạo để sử dụng tốt hơn và được coi là nhiệm vụ tiến hành trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Đại hội VII tiếp tục xây dựng, hoàn thiện vấn đề này. Đảng ta khẳng định: “ Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất… và trong nền kinh tế thị trường, với quyền tự do kinh doanh được pháp luật đảm bảo, từ ba loại hình sở hữu cơ bản (toàn dân, tập thể, tư nhân)”, “... Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật. Mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật”.
Như vậy, quan điểm của Đại hội VII là sự khẳng định, kế thừa của Đại hội VI và có bổ sung, phát triển một số điểm mới quan trọng: Một là, chính thức thừa nhận sở hữu tư nhân cùng tồn tại với sở hữu nhà nước và tập thể trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta và được Nhà nước bảo hộ những thu nhập hợp pháp. Hai là, vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể sẽ được cụ thể hóa bằng các chế định pháp lý nhằm phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Những điểm mới trên đã tạo sự bình đẳng thực sự trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế và mọi hình thức sở hữu, là động lực thúc đẩy sức sản xuất trong xã hội phát triển mạnh mẽ. Đại hội cũng nhấn mạnh, thành phần kinh tế quốc doanh phải được củng cố, phát triển, sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý để nắm vững những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm phát huy vai trò chủ đạo và chức năng là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Tóm lại, chủ trương này đã tạo ra điểm nhấn quyết định trong tiến trình đổi mới, tháo bỏ mọi “ rào cản” cho sức sản xuất phát triển trên tất cả các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế, huy động được mọi nguồn lực trong xã hội vào xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.
Đại hội IX của Đảng xác định, ở nước ta, cần phát triển 6 thành phần kinh tế, tức là ngoài 5 thành phần kinh tế nêu trên, có thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhấn mạnh các thành phần kinh tế đó đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Đây là quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng, có tầm quan trọng đặc biệt, tạo điều kiện cho mọi cá nhân, đơn vị, tập thể khai thác phát huy mọi tiềm năng, nội lực, tạo ra một tổng hợp lực thật sự cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được thể hiện ở các nội dung: (1) Các thành phần kinh tế không chỉ phát triển bên cạnh nhau mà còn thâm nhập vào với nhau nhiều hình thức kinh tế hỗn hợp, đa dạng kể cả hình thức kinh tế cổ phần, tạo thành một chỉnh thể của nền kinh tế quá độ. (2) Trong các thành phần kinh tế, quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất được tách biệt và có cơ chế đảm bảo để huy động động lực của sự phát triển. (3) Trong cơ chế kinh doanh, thừa nhận quyền tự chủ sản xuất và hoạt động kinh tế của các đơn vị kinh tế kể cả hộ gia đình. (4) Cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ, các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau để cùng phát triển dưới tác động của luật pháp và theo luật pháp của Nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. (5) Phát triển kinh tế nhiều thành phần là lực lượng và sức mạnh để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở đó mà các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc xác định và phát triển các loại hình sở hữu, phân định các thành phần kinh tế là cần thiết, hợp quy luật làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế nói chung và tạo điều kiện cho từng thành phần kinh tế nói riêng phát triển, phát huy dân chủ được mọi nguồn sức mạnh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy, cạnh tranh lẫn nhau làm cho nền kinh tế của đất nước thực sự năng động phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần để thực hiện dân chủ thực sự đã được phát triển lên trình độ mới với một hình thức mới, phù hợp với quy luật vận động của sự phát triển kinh tế và xu thế phát triển của thế giới./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Dân tộc điện tử ngày 9.6.2015
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận