Xử lý khủng hoảng truyền thông về đạo đức công vụ
1 - Vấn đề quản trị khủng hoảng và quản trị truyền thông trong khủng hoảng cũng như khái niệm truyền thông ở Việt Nam mới được làm quen khoảng hai mươi năm trở lại đây, khi các cơ quan, tổ chức trong hệ thống ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ với công chúng xã hội, với nhân dân… Đây là sự tiến bộ góp phần vào quá trình phát triển bền vững.
Báo chí có khả năng, sức mạnh chi phối khuynh hướng xã hội. Vị thế và vai trò của báo chí Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang có sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng bởi nền tảng kỹ thuật - công nghệ số. Những nền tảng này đã tạo ra một môi trường truyền thông đa dạng, trong đó hệ sinh thái truyền thông online với mạng xã hội phát triển trở thành “sân chơi” gây nhiều ảnh hưởng tới công chúng xã hội Việt Nam.
Thời gian qua, một số vụ, việc liên quan đến đạo đức công vụ khiến báo chí, mạng xã hội “nóng” lên, nhiều sự việc lại không được giải quyết nhanh gọn, kéo dài nhiều tháng gây nên khủng hoảng truyền thông. Vấn đề đặt ra, đang được quan tâm ở đây là các sự kiện và khủng hoảng rồi sẽ trôi qua, nhưng cái đọng lại chủ yếu là được hay mất niềm tin xã hội, uy tín, quyền uy của các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức trong mắt người dân. Bởi, nó không như khủng hoảng trong lĩnh vực kinh doanh là mất tiền, mất thị trường - những thứ có thể kiếm tìm hay phục hồi trong nay mai. Bởi, mất niềm tin là mất tất cả.
Các hoạt động công vụ trong hệ thống chính trị đều cần phải tuân thủ hai hệ quy chiếu: pháp luật và đạo đức công vụ. Về pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được phép làm những điều pháp luật cho phép. Về đạo đức, cán bộ, công chức, viên chức cần phải tuân thủ các chuẩn mực giá trị đạo đức công dân, phải làm gương trước công dân và cộng đồng xã hội, đồng thời phải thực thi đạo đức công vụ của ngành, nghề mà họ theo đuổi. Cán bộ, công chức là “đội quân rường cột quốc gia”, “được dân nuôi”, được thực hiện “quyền ủy quyền” do nhân dân trao cho, phương châm hoạt động được Đảng và Nhà nước xác lập là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nên mọi hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức được nhân dân theo dõi, giám sát. Và trong những năm qua, phương tiện và phương thức giám sát xã hội mà công dân và cộng đồng sử dụng chủ yếu và có hiệu quả nhất là báo chí - truyền thông, trong đó có mạng xã hội.
Trong xã hội, mỗi ngành nghề yêu cầu chủ thể những phẩm chất và cách thức ứng xử đặc trưng, do xã hội đòi hỏi và tự hình thành cơ chế kiểm soát. Về đạo đức công vụ, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”(1). Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đạo đức công vụ, như Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998, Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, 2018, Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan (ban hành theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP, ngày 8-9-1998, của Chính phủ)... Có thể nói, hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến thực thi công vụ, về cơ bản đã tương đối đầy đủ. Nhưng, những vi phạm pháp luật và đạo đức công vụ ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh môi trường truyền thông số và mạng xã hội phát triển. Do đó, vấn đề ở đây là khi xảy ra khủng hoảng do truyền thông hay thực sự có khủng hoảng truyền thông liên quan đến đạo đức công vụ đều phải quản trị bằng cả “biện pháp cứng” (các quy định pháp luật) và cả các “biện pháp mềm” (giáo dục ý thức tự giác,…).
Các giá trị đạo đức nói chung và đạo đức công vụ nói riêng vốn do cộng đồng và dư luận xã hội tạo dựng, nuôi dưỡng và kiểm soát. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, vấn đề đạo đức càng được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Khi sự kiện xảy ra liên quan đến đạo đức công vụ thì luôn mang sức nóng, sức hấp dẫn đối với dư luận xã hội, đặc biệt được truyền thông xã hội chú ý, soi chiếu. Đây là cơ hội tốt để các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị sử dụng truyền thông xã hội, mạng xã hội và báo chí để kiểm soát các chuẩn mực công vụ đã được ban hành; sử dụng giám sát xã hội để giám sát quá trình thực thi công vụ nhằm cải thiện hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức, gây dựng niềm tin của người dân với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bộ máy chính quyền trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức trong việc giữ gìn hình ảnh đối với các cơ quan, tổ chức. Nếu để truyền thông tập trung quá mức cần thiết, nhất là theo chiều hướng tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của cơ quan, tổ chức. Xét cho cùng, quản trị tốt truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh có khủng hoảng không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn là nhiệm vụ tự thân của chính các cơ quan, tổ chức, của chính từng cán bộ, công chức. Ngày nay, với xu thế phát triển chung, chúng ta không thể coi nhẹ, không thể không chăm lo, xử lý tốt mối quan hệ với công chúng xã hội/khách hàng và nhân dân nói chung. Mối quan hệ hết sức quan trọng và ý nghĩa này đang được nâng tầm thông qua báo chí - truyền thông.
2- Để giải quyết khủng hoảng truyền thông về đạo đức công vụ một cách căn cơ, cần hệ thống giải pháp đồng bộ từ bên trong thể chế, nhất là vấn đề pháp trị cho đến các “vành đai” kiểm soát xã hội, thông qua giám sát xã hội và phản biện xã hội của nhân dân. Cụ thể:
Thứ nhất, cần nhận định đúng và trúng tính chất, nguyên nhân xảy ra sự kiện, vấn đề mấu chốt đang gây “nóng” dư luận; tránh nhận thức chủ quan, duy ý chí, áp đặt hay nể nang, tìm cách bao che; cần phân tích khu vực và hướng tác động, ảnh hưởng của sự kiện gây khủng hoảng để có phương án khoanh vùng, hạn chế, đi đến dập tắt khủng hoảng. Tổ chức rút kinh nghiệm và khôi phục tình trạng ban đầu. Đây là việc không dễ, càng phức tạp và khó khăn hơn trong bối cảnh lợi ích nhóm dễ thao túng.
Thứ hai, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước sau khi nhận định, đánh giá một cách nghiêm túc, nắm bắt thông tin một cách toàn diện, cần tổ chức họp báo, cung cấp thông tin chính thức cho báo chí truyền thông để ngăn ngừa các luồng ý kiến lệch lạc, xuyên tạc, bất lợi cho tâm lý và tâm trạng xã hội. Trong phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí - truyền thông, cần tuân thủ nguyên tắc nói nhanh, nói hết và nói đúng. Nói nhanh để chiếm lĩnh diễn đàn và có cơ hội chi phối dư luận. Nói hết là không giấu thông tin liên quan đến sự kiện gây khủng hoảng. Nói đúng là để tạo sự chia sẻ, thể hiện thái độ chân thành, nhận trách nhiệm với công chúng xã hội. Thực tế vừa qua một số sự kiện gây “bão” không những xử lý chậm trễ, còn xử lý sai lệch đã tạo ra “vòng xoáy im lặng” tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Người lãnh đạo đứng đầu với những yêu cầu trách nhiệm cơ bản là tạo dựng niềm tin xã hội, thuyết phục công chúng và nhân dân bằng uy tín, niềm tin và sự tôn trọng thực tế luôn phải đặc biệt chú ý yếu tố này. Quản trị khủng hoảng truyền thông có thể là "cơ hội vàng" cho người lãnh đạo nhưng cũng có thể là cái bẫy nhấn chìm uy tín của họ.
Thứ ba, quản trị nội bộ tốt, tức là các cơ quan phải nhanh chóng nhận ra sai sót (nếu có), không né tránh sự thật, không tìm cách bao che cho nhau, cần nghiêm khắc kiểm điểm, nhận sai sót trước tổ chức; từ đó cầu thị và chân thành sửa chữa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, phê bình và tự phê bình cần phải làm như rửa mặt hằng ngày và phải công khai cho mọi người biết để cùng rút kinh nghiệm. Đây là vấn đề quản trị khủng hoảng.
Thứ tư, đặc tính chung của khủng hoảng là sự kiện xảy ra bất ngờ, thậm chí không ngờ, gây căng thẳng, tạo tâm điểm thu hút, mất kiểm soát thông tin, gây xáo trộn nhận thức và thường có xu hướng tác động xấu đến các mối quan hệ hiện tồn, làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của công dân/công chúng/khách hàng và xã hội nói chung. Trong bối cảnh môi trường truyền thông số và mạng xã hội, những rủi ro và tác động xấu của khủng hoảng càng gia tăng theo cấp số nhân, do vậy để xử lý được khủng hoảng thì các cơ quan quản lý trước hết phải làm chủ được công nghệ, biết cách thiết lập quan hệ truyền thông trên mạng xã hội và quản trị quan hệ trên mạng xã hội; đồng thời khi có khủng hoảng xảy ra chú ý xử lý các nguồn tin và địa chỉ trên mạng xã hội nhanh và hiệu quả.
Thứ năm, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cần quan tâm thiết lập, phát triển mối quan hệ với cộng đồng, với nhân dân thông qua báo chí - truyền thông xã hội, coi đây là việc quan trọng trong quan hệ với quần chúng nhân dân; bảo đảm quyền được biết, được thông tin và quyền tiếp cận thông tin của nhân dân theo luật định. Quan điểm, thái độ và cung cách ứng xử trong quan hệ với cộng đồng chính là đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Thứ sáu, giải pháp quan trọng nhất là thường xuyên chăm lo sinh hoạt nội bộ cơ quan/tổ chức để giáo dục cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan; tăng cường kỷ luật và phát huy dân chủ nội bộ để bảo đảm đạo đức công vụ được quán triệt, nhắc nhở, thực hiện thường xuyên./.
(1) Điều 8, khoản 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
________________________
Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 02.10.2020
PGS, TS Nguyễn Văn Dững
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nguồn: tapchicongsan.org.vn
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận