Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
1. Ra mắt công chúng nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2022), cuốn sách gồm 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Nội dung xuyên suốt 29 bài viết là sự phân tích biện chứng, lý giải thấu đáo những câu hỏi lớn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của đồng chí Tổng Bí thư. Cuốn sách là một công trình có tầm khái quát lý luận cao, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng có của Đảng ta về mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam khẳng định, cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tài liệu quý, một công trình có tầm khái quát lý luận cao, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng có của Đảng ta về mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Để lan tỏa giá trị của cuốn sách đến đông đảo bạn đọc, các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đảng viên..., song song với việc xuất bản sách giấy truyền thống, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản phiên bản điện tử cuốn sách. Đồng thời, cuốn sách cũng được in bằng nhiều thứ tiếng để phổ biến đến bè bạn quốc tế.
Cuối năm 2023, chuẩn bị cho chuyến công tác đến Pháp và Anh, khi xem chương trình làm việc, chúng tôi được biết sẽ có buổi đến thăm và làm việc với Thư viện Karl Marx và Trường Công nhân mang tên Karl Marx, nên nghĩ đến việc tặng sách cho thư viện là quý nhất.
Chúng tôi xin phép lãnh đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật để được mang sách làm quà tặng. Đồng chí Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập đồng ý. Chúng tôi cũng xin được từ Nhà xuất bản cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” cùng một số cuốn sách quý khác, trong đó có cuốn “Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Những cuốn sách này được chúng tôi đóng gói cẩn thận, sang trọng với mục đích để tặng Thư viện Tưởng niệm Karl Marx, London.
Chúng tôi đến thăm Thư viện Tưởng niệm Karl Marx và Trường Công nhân tại thủ đô London. Có thể khẳng định, đây là nơi một “kho báu” lưu giữ giá trị của chủ nghĩa Marx giữa lòng chủ nghĩa tư bản.
Từ tháng 4/1902 đến tháng 5/1903, khi sống và hoạt động ở London, Lenin làm việc tại tòa nhà này. Trong thời gian này, Lenin đã làm việc cùng Harry Quelch - Giám đốc Nhà xuất bản Thế kỷ 20. Ông đã biên tập và in Tạp chí ISKRA (The Spark) để bí mật chuyển về Nga.
Năm 1933, nhân kỷ niệm 50 năm ngày mất của Karl Marx, đoàn viên công đoàn và các nhà xã hội thuộc đảng Lao động và đảng Cộng sản Anh cùng đại diện Phòng Nghiên cứu lao động và Nhà xuất bản Martin Lawrence đã thống nhất lập ra một nơi tưởng niệm, lưu giữ những tài liệu liên quan đến Karl Marx, đặc biệt trong bối cảnh Đức Quốc xã đang tiêu hủy các cuốn sách liên quan đến ông ở Đức. Đây cũng chính là thời điểm lịch sử đánh dấu sự ra đời của Thư viện Tưởng niệm Karl Marx và Trường Công nhân.
Ngài Alex Gordon - Bí thư Thành viên đảng Cộng sản Anh, Chủ tịch Liên đoàn Công nhân đường sắt, hàng hải và vận tải quốc gia Anh, Chủ tịch Thư viện và bà Davis - Giáo sư Lịch sử lao động và Thư ký thư viện nhiệt tình tiếp đón, dẫn tham quan, giới thiệu kỹ lưỡng từng hạng mục lưu trữ tại thư viện. Trong hơn 90 năm hoạt động, thư viện đã thu thập tài liệu, xuất bản và lưu trữ nhiều tài liệu quý giá về chủ nghĩa Marx, giai cấp vô sản và phong trào công nhân quốc tế.
Hiện nay, thư viện lưu trữ hơn 60.000 sách, tài liệu và tạp chí khoa học xuất bản định kỳ về chủ nghĩa Marx, lịch sử phong trào giai cấp công nhân, chủ nghĩa công đoàn, chống chủ nghĩa phát xít và các chiến dịch hòa bình và đoàn kết. Trong đó có những tư liệu tiêu biểu về chống chủ nghĩa phát xít, chống chủ nghĩa phân biệt giới tính và phong trào phụ nữ; lịch sử đen và chống phân biệt chủng tộc, phong trào hòa bình và phản chiến...
Tại thư viện, có nhiều hiện vật, tài liệu liên quan đến cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ tại Việt Nam và phong trào phản chiến thế giới. Trong số đó có nhiều tranh, ảnh cổ động về phản đối chiến tranh ở Việt Nam.
Thư viện hiện đang lưu trữ 2.000 áp phích vẽ các chủ đề như: Cách mạng Nga, nội chiến Tây Ban Nha, phong trào hòa bình quốc tế và các chiến dịch chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Anh và các nước trên thế giới. Gần đây, thư viện nhận thêm 175 áp phích do một nhóm các nhà chuyên sản xuất áp phích về các chủ đề xã hội và chính trị trong suốt những năm 1970-1980 ở Anh tài trợ. Những bức ảnh, áp phích của thư viện là một nguồn tài nguyên quý giá về lịch sử giai cấp công nhân thế giới trong suốt thế kỷ 20.
Hằng tuần, thư viện thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan có hướng dẫn. Ông Alex Gordon - Chủ tịch thư viện cho biết, thư viện còn là địa chỉ lý tưởng để sinh viên đại học các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Anh đến tham quan, học tập. Thư viện đang xuất bản tạp chí có tên gọi là “Lý thuyết và Đấu tranh”. Tạp chí được Nhà xuất bản Đại học Liverpool phát hành định kỳ hằng năm. Tạp chí đăng tải các bài viết đề cập đến các cuộc tranh luận diễn ra trong giới Marxist cũng như nghiên cứu những phát triển quan trọng trong các phong trào lao động và tiến bộ ở Anh và quốc tế. Tạp chí là một diễn đàn học thuật quan trọng để các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu của mình về chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa xã hội, công đoàn và giai cấp công nhân, cộng sản thế giới.
Chúng tôi tặng Thư viện Karl Marx cuốn sách quý “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (bản dịch tiếng Anh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2023) mà chúng tôi chủ ý mang từ Việt Nam sang. Cuốn sách quý này được ông Alex Gordon và nữ Giáo sư Mary Davis đón nhận vui vẻ và đặt trang trọng trong một ngăn trưng bày tại thư viện.
Tạm biệt những người cộng sản Anh, chúng tôi thực sự trân trọng họ đang làm nhiệm vụ quan trọng lưu giữ những giá trị của chủ nghĩa Marx, xã hội chủ nghĩa và phong trào công nhân, cộng sản quốc tế. Chúng tôi tự hào đã đưa được cuốn sách quý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến đến lưu giữ giữa lòng chủ nghĩa tư bản. Hy vọng, những người quan tâm đến chủ nghĩa Marx và phong trào công nhân trên thế giới khi đến nghiên cứu, học tập tại thư viện này sẽ đọc và hiểu hơn về đường lối, nền tảng tư tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ cuốn sách quý giá của một người cộng sản xuất sắc, mẫu mực, liêm chính của Cách mạng Việt Nam.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Công an nhân dân online ngày 24/07/2024
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận