Hội thảo khoa học “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay”
Tham dự Hội thảo, về phía khách mời có GS, TS Hoàng Chí Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương; GS, TS Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Về phía Ban Quản lý khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền có TS Nguyễn Thúy Hà, Phó Trưởng Ban điều hành Ban Quản lý khoa học. Về phía Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh có PGS, TS Doãn Thị Chín, Trưởng Khoa; TS Lê Đình Năm, Phó trưởng Khoa; cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên trong Khoa.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS, TS Trần Thị Minh Tuyết, Chủ nhiệm đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay” đã khẳng định tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn của đề tài và xác định những nội dung mà Hội thảo cần đi sâu, làm rõ. PGS, TS Trần Thị Minh Tuyết nhấn mạnh: “Hội thảo đã nhận được 22 tham luận khoa học của cá nhà khoa học trong và ngoài Học viện, trong đó có các chuyên gia hàng đầu của ngành Hồ Chí Minh học. Thông qua Hội thảo, Ban Chủ nhiệm đề tài mong muốn được lắng nghe quan điểm, sự tư vấn của các nhà khoa học về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Hội thảo sẽ giúp các thành viên của Ban chủ nhiệm đề tài có cái nhìn đa chiều hơn, sâu sắc hơn về những vấn đề cần giải quyết”.

Phát biểu tại Hội thảo, TS Nguyễn Thúy Hà, Phó Trưởng Ban điều hành Ban Quản lý khoa học Học viện khẳng định, Ban Chủ nhiệm đề tài tổ chức Hội thảo là đảm bảo đúng theo yêu cầu của kế hoạch. Các tham luận gửi đến Hội thảo đã bám sát chủ đề, có chất lượng tốt, mang tính thời sự cao, giải quyết được nhiều vấn đề đang đặt ra trong công tác xây dựng và chỉnh dốn Đảng hiện nay.

Chia sẻ tại Hội thảo, PGS, TS Doãn Thị Chín, Trưởng khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh cho rằng, hội thảo có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nội dung trình bày của các nhà khoa học tại Hội thảo sẽ được khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh lựa chọn để làm tư liệu tham khảo đưa vào trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho các giảng viên, sinh viên của Khoa trong thời gian tới.



Trong 3 giờ đồng hồ làm việc khẩn trương và nghiêm túc, các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận sâu về các câu hỏi như: Xây dựng Đảng về tư tưởng gồm những nội dung nào? xây dựng Đảng về chính trị, tổ chức thực chất là gì? đạo đức của tổ chức Đảng và của đảng viên, chỉnh đốn Đảng phải đi theo hướng nào? mục tiêu vận dụng và phương pháp vận dụng là gì? nguyên tắc vận dụng ra sao? nội dung vận dụng thế nào?
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đánh giá thực trạng công tác xây dựng Đảng hiện nay, đồng thời xác định các vấn đề đặt và hệ thống giải pháp tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Hội thảo đã hoàn thành các nội dung, mục tiêu đề ra và thành công tốt đẹp./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
4
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận