Khi mạng xã hội là nền tảng cho báo chí
Không chỉ có một fanpage, nhiều cơ quan báo chí có hàng trăm fanpage cho từng chuyên mục, chương trình, hay các dự án, chiến dịch ngoài mặt báo khác nhau. Nhiều tờ báo, đài truyền hình mở hàng chục kênh trên mạng xã hội YouTube để đưa thông tin đi xa hơn, rộng hơn và khai thác nguồn thu hiệu quả hơn.
Ở đâu có công chúng, ở đó có báo chí
Cách đây chừng 5 năm, nói tới mạng xã hội, không ít nhà báo và cán bộ quản lý báo chí còn tỏ ra nghi ngại, thậm chí, còn xem như đối thủ. Nhưng hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí ở Việt Nam đều khai thác môi trường truyền thông mới này như một nền tảng phát hành miễn phí mà hiệu quả để tiếp cận công chúng, để tăng nguồn thu…
Trung tâm Sản xuất và phát triển nội dung số (VTV Digital - thường được gọi với tên cũ VTV24) - một đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam - hiện đã tổ chức hệ thống social media khá mạnh. Đó là 3 fanpage trên Facebook: (1) Trung tâm Tin tức VTV24 hiện có gần 3,5 triệu người theo dõi; (2) VTV24 Money có gần 1 triệu người theo dõi; và (3) Kết nối miền Tây có hơn 1 triệu người theo dõi. Kênh YouTube của VTV Digital nằm trong top 40 các kênh mạnh nhất Việt Nam. Ngoài ra, VTV Digital cũng khai thác các nền tảng phổ biến khác như Zalo, Instagram và mới đây là TikTok. Instagram và TikTok của VTV Digital là nỗ lực của Đài Truyền hình Việt Nam trong việc tiếp cận công chúng trẻ hơn, chủ yếu là thế hệ Z (sinh từ 1995 trở về sau). Cuối năm 2020, kênh TikTok VTV24 đã xuất sắc đoạt giải “News Media Channel Of The Year – Kênh Thông Tin Của Năm”.
Báo Thanh Niên cũng là cơ quan báo chí khá mạnh về khâu khai thác mạng xã hội, đặc biệt là mạng YouTube: bốn kênh YouTube của báo trên nền tảng này là (1) Báo Thanh Niên, (2) Ihay TV, (3) NGON TV và (4) Thể Thao 360 cũng thu hút hơn 4 triệu người theo dõi và cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho cơ quan báo này.
Bên cạnh việc xây dựng các nền tảng mới như ứng dụng cho thiết bị di động, các cơ quan báo chí hôm nay đã xem mạng xã hội là một đối tác quan trọng trong việc nối dài cánh tay phát sóng, phát hành, giành lại khán, thính, độc giả của mình. Ở đâu có công chúng truyền thông, báo chí phải biết tìm đến để phục vụ!

Công chúng báo chí là đồng chủ thể sáng tạo
Nhưng mạng xã hội không chỉ là nền tảng miễn phí để báo chí chuyển tải nội dung mà còn là cơ chế giúp báo chí lan tỏa thông tin, kéo công chúng vào sân chơi truyền thông. Có thể lấy một ví dụ từ VTV6 với chương trình Bữa trưa vui vẻ, chương trình đầu tiên của VTV tận dụng ưu thế của mạng xã hội Facebook để tạo ra không gian tương tác rộng. Đây là một talkshow trực tiếp mà các câu hỏi, ý kiến bình luận của khán giả trên fanpage được chọn lọc để xuất hiện gần như đồng thời trên màn ảnh truyền hình. “Quyền lực” của khán giả được thể hiện thông qua việc vừa xem chương trình trên màn ảnh tivi truyền thống vừa dùng màn hình thứ hai là điện thoại di động, máy tính bảng hoặc máy tính bàn để tương tác, đóng góp ý kiến bình luận. Nội dung những bình luận, phản ứng, cảm xúc của khán giả sẽ được đưa vào một bộ lọc - với đội ngũ biên tập giỏi - trước khi lên sóng truyền hình.
Công cụ mạng xã hội cũng góp phần thu hút rất nhiều khán giả trẻ quay lại với truyền hình truyền thống. Sau 4 năm hoạt động, fanpage Buổi trưa vui vẻ đã có hơn 1,5 triệu người theo dõi và tham gia tương tác. Thống kê bình quân mỗi bài viết hoặc nội dung live stream trước giờ lên sóng thu hút từ trên 300 đến 1.000 khán giả theo dõi trực tiếp, 3.000 đến 4.500 bình luận và có từ 10.000 đến 30.000 lượt xem sau khi kết thúc chương trình; chỉ số loyalty đạt 70% (có 70% khán giả ở lại màn hình theo dõi chương trình trọn vẹn) (nguồn VTV).
Năm 2018, chương trình này cho ra đời 3 format chạy song song. Mỗi format có hình thức thể hiện và cách thức tương tác riêng. Bằng cách này, khán giả sẽ trực tiếp tham gia và là một phần không thể thiếu trong việc tạo ra nội dung cho chương trình. Với hệ thống tương tác hoàn toàn khác biệt, giao diện thân thiện, mỗi chia sẻ, mỗi bình luận của các khán giả sẽ ngay lập tức được thể hiện trên màn hình tivi (Khán giả càng tương tác nhiều với chương trình, càng có cơ hội lên hình với người nổi tiếng, tích điểm để nhận quà sau mỗi tuần mỗi tháng và quà cuối năm).
Những ví dụ về việc tận dụng ưu thế miễn phí, toàn cầu và tương tác của mạng xã hội trong việc làm báo, để công chúng truyền thông cùng tham gia như đồng chủ thể sáng tạo cho tác phẩm rất nhiều. Ngày càng có nhiều cơ quan báo chí nhận ra rằng khai thác mạng xã hội như những nền tảng mới cho báo chí cũng chính là thu hút trí tuệ của công chúng truyền thông, biến cơ quan báo chí đúng nghĩa là “diễn đàn của nhân dân”.

Đa phương tiện trên đa nền tảng
Báo chí đa nền tảng (multi platform journalism) là xu hướng báo chí giúp công chúng có thể tiếp cận thông tin trên nhiều các nền tảng khác nhau: máy tính, thiết bị di động, báo trực tuyến và đặc biệt là các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Zalo... Đa nền tảng là xu thế buộc báo chí phải “biến đổi” để công chúng có thể tiếp cận thông tin bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào họ muốn, trên bất cứ nền tảng nào mà họ có.
Nền báo chí Việt Nam hiện đang trong quá trình đổi mới, đó là sự thay đổi nếp tư duy làm nghề từ mô hình cũ sang mô hình mới: Mang đến những nội dung công chúng cần, chứ không phải sản xuất nội dung mình có.
Việc khai thác mạng xã hội đối với báo chí không chỉ có tạo ra các nền tảng mới để phát hành nội dung, mà là tạo ra sân chơi, để biến công chúng, từng thành viên mạng xã hội, thành kênh truyền thông thứ cấp của mình. Công chúng vừa là đối tượng phục vụ, vừa là người tiêu dùng tin tức của báo chí nhưng đồng thời lại là kênh phân phối, kênh PR quảng cáo cho báo chí.
Báo chí phải được định vị lại để phát huy vai trò của mình trong hệ sinh thái truyền thông mới, trong cuộc cách mạng truyền thông trong kỷ nguyên Internet vạn vật. Đặc điểm nổi bật trong hệ sinh thái truyền thông mới là sự tham gia bình đẳng của nhiều bên vào những quá trình truyền thông. Môi trường truyền thông đa chiều, đa hình thái, đa nền tảng, đa tiếp nhận. Nội dung có thể được chuyển tiếp, chia sẻ và tương tác giữa những người dùng mà không cần bộ lọc, kiểm chứng thông tin của bên thứ ba. Công chúng không còn đơn thuần là khách hàng của báo chí chính thống mà là một khâu quan trọng trong sáng tạo sản phẩm truyền thông. Và vì thế, công việc của báo chí hôm nay là tạo ra một cộng đồng công chúng tích cực hơn, dân chủ hơn để họ đồng hành với cơ quan báo chí./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 17.02.2021
Bài liên quan
- Tích hợp giảng dạy AI trong đào tạo báo chí, truyền thông: Tiếp cận từ đặc điểm người học
- Truyền thông hình ảnh về Tổng Bí thư Tô Lâm trên báo Nhân Dân điện tử
- Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
- Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
- Báo chí phản biện xã hội để tạo sự đồng thuận
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
3
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
5
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
6
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
Điều đặc biệt nguy hiểm là các thế lực thù địch sử dụng báo chí như một công cụ đắc lực tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Với chiêu bài “tự do báo chí”, cổ xúy “báo chí tư nhân”, chúng âm mưu và thúc đẩy phi chính trị hóa báo chí cách mạng Việt Nam, vu cáo Đảng, Nhà nước “vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Để bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng, chúng ta phải vạch trần âm mưu thâm hiểm, bẻ gãy thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của chúng.
Tích hợp giảng dạy AI trong đào tạo báo chí, truyền thông: Tiếp cận từ đặc điểm người học
Tích hợp giảng dạy AI trong đào tạo báo chí, truyền thông: Tiếp cận từ đặc điểm người học
Trong bối cảnh giáo dục hiện đại với công nghệ phát triển mạnh mẽ, AI vừa là đối tượng để học tập, vừa là yếu tố thúc đẩy học tập chủ động và kiến tạo tri thức thông qua quá trình học. Dựa trên khảo sát về nhu cầu, nhận thức, năng lực sử dụng AI và kỳ vọng về các kỹ năng mong muốn được đào tạo của sinh viên báo chí và truyền thông, bài viết đưa ra các đề xuất chính về phát triển chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục báo chí truyền thông Việt Nam hiện nay.
Truyền thông hình ảnh về Tổng Bí thư Tô Lâm trên báo Nhân Dân điện tử
Truyền thông hình ảnh về Tổng Bí thư Tô Lâm trên báo Nhân Dân điện tử
Truyền thông hình ảnh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần thể hiện sinh động uy tín, phong cách và hoạt động lãnh đạo của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, qua đó tăng cường niềm tin của nhân dân, củng cố sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2024, hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm được thể hiện trên báo Nhân Dân điện tử một cách trang trọng, nhất quán, phù hợp với định hướng chính trị – tư tưởng, phản ánh đầy đủ các mặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong nước và đối ngoại. Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng truyền thông hình ảnh về lãnh đạo cấp cao cần tiếp tục được quan tâm toàn diện cả về nội dung, hình thức, đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí và các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông nhằm phát huy vai trò của báo chí trong việc lan tỏa hình ảnh lãnh đạo, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong tình hình mới.
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
Bối cảnh toàn cầu hóa và kỷ nguyên số ngày nay đang mở ra nhiều không gian hơn bao giờ hết cho sự giao thoa và tiếp biến của các nền văn hóa trên toàn cầu. Trong điều kiện đó, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi phải có sự đổi mới về tư duy, phương pháp, cách thức thực hiện. Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ, lan tỏa và các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho những giá trị ấy luôn có sức sống qua các thế hệ cộng đồng. Bối cảnh mới hiện nay đòi hỏi những phương thức truyền thông mới, có khả năng kết nối cảm xúc và thích ứng với thói quen tiếp nhận đa dạng của công chúng hiện đại. Chiến lược kể chuyện đa nền tảng (transmedia storytelling) nổi lên như một giải pháp hiệu quả, cho phép truyền tải giá trị văn hóa thông qua hệ sinh thái nội dung phong phú, kết nối nhiều nền tảng và phương tiện truyền thông khác nhau.
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số diễn ra sâu rộng, báo chí cách mạng Việt Nam đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, hiện đại hóa nhưng vẫn giữ vững bản chất cách mạng. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng không chỉ là đòi hỏi mang tính thời sự, mà còn là cơ sở lý luận cho việc tiếp tục xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Bình luận