Phương pháp giáo dục thuyết phục bằng tự nêu gương và tác phong quần chúng của người cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Phương pháp giáo dục thuyết phục bằng tự nêu gương và tác phong quần chúng là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp, tác phong công tác của người cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ trong quân đội nói riêng. Nó bao gồm những luận điểm tư tưởng rất cơ bản, được hình thành và phát triển trong quá trình tổ chức, lãnh đạo cách mạng gắn liền hữu cơ với tư tưởng đường lối quân sự, đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cũng như toàn bộ tư tưởng, đường lối cách mạng của Người và là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam, một di sản tinh thần vô giá của Đảng, quân đội và nhân dân ta. Nội dung cơ bản tư tưởng đó bao gồm:
1. Giáo dục thuyết phục bằng phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của người cán bộ tự nêu gương trước quần chúng, trước cấp dưới và chiến sĩ, theo Hồ Chí Minh là lấy cái tốt đẹp, cái mẫu mực của chính bản thân người cán bộ để làm gương cho cấp dưới, cho quần chúng noi theo.
Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên phải mẫu mực nêu gương trước quần chúng, chiến sỹ. Theo Người, người cán bộ là cán bộ của Đảng, không phải là “quan cách mạng”, mà là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Cho nên “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”(1). “Mỗi người chỉ huy về quân sự cũng như về chính trị, phải làm kiểu mẫu”(2). Làm mực thước, làm kiểu mẫu với tư cách “người lãnh đạo” - tiêu biểu cho tinh thần, trí tuệ của Đảng. Đồng thời với tư cách là “người đầy tớ” - quan tâm chăm lo dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ quần chúng. Tác dụng cảm hoá, lôi cuốn, thuyết phục quần chúng của người cán bộ phụ thuộc rất lớn vào sự tự nêu gương, nhất là gương mẫu trong hoàn cảnh chiến đấu, trong khó khăn thử thách, những thời điểm nhiệm vụ khẩn trương, quyết liệt, gay go, phức tạp... “Đội trưởng và chính trị viên phải tỏ tinh thần và năng lực lãnh đạo của mình. Khó khăn nguy hiểm chừng nào thì hai người ấy phải xung phong trước chừng ấy để dìu dắt bộ đội”(3). Người yêu cầu cán bộ phải: “... Dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát”(4).
Cùng với yêu cầu mẫu mực nêu gương trong chiến đấu, công tác, trong tình thân ái, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chân lý, chống lại cái xấu, cái ác... Hồ Chí Minh đặc biệt đòi hỏi người cán bộ phải mẫu mực nêu gương về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người đặc biệt đề cao lòng trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Nó phải được biểu hiện cụ thể ở sự đấu tranh không mệt mỏi cho việc quán triệt, giữ vững và thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng một cách tốt nhất trong đơn vị mình.
Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương mẫu mực ở mọi phương diện: về đạo đức cách mạng và tài năng xuất chúng; về học tập, tu dưỡng, rèn luyện; về tinh thần lạc quan cách mạng, lòng tin, sự tôn trọng và tình yêu thương con người; về cách lãnh đạo, cách nói, cách viết; về đấu tranh tự phê bình và phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân và những thói hư tật xấu... ở mọi lúc, mọi nơi, với mọi việc, dù là những việc tưởng chừng rất nhỏ, Người vẫn luôn chú ý làm mẫu, nêu gương trước, kết hợp miệng nói, tay làm, tai lắng nghe. Là một điển hình mẫu mực trong phương pháp giáo dục thuyết phục bằng tự nêu gương, Hồ Chí Minh đã cảm hoá, thuyết phục cán bộ, đảng viên và quần chúng, dìu dắt mọi người rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu, từng bước hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp theo con đường cách mạng. Đây chính là một trong những nét đặc sắc Hồ Chí Minh trong phương pháp giáo dục thuyết phục.
2. Đặc sắc trong phương pháp công tác của Hồ Chí Minh còn được biểu hiện cụ thể, rõ nét và hết sức sinh động ở tác phong quần chúng. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong tác phong công tác người cán bộ của Đảng nói chung, cán bộ quân đội nói riêng. Tác phong quần chúng là những cách thức, lề lối, phong cách làm việc dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta - quan niệm “lấy dân làm gốc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “... cách làm việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo... của chúng ta, đều phải lấy câu này làm khuôn phép: “Từ trong quần chúng mà ra. Về sau trong quần chúng””(5).
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên ý thức tôn trọng quần chúng, thương yêu, tin cậy quần chúng. Phải dựa vào nhân dân, vì nhân dân, bởi “... nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội”(6). Người đòi hỏi: “Cán bộ phải thương yêu đội viên... người đội trưởng, người chính trị viên phải là người anh, người chị, người bạn của đội viên”(7). Người thường căn dặn: người ta ai cũng có mặt hay, mặt dở, mặt tốt, mặt xấu. Do vậy người cán bộ phải giữ lòng tin cậy, tình thương yêu chân thành mà dìu dắt, giúp đỡ họ. Cởi mở trong quan hệ, chân thành trong cuộc sống; lấy biểu dương mặt tốt để hạn chế, khắc phục mặt xấu; lấy bồi đắp, phát triển phần thiện để hạn chế, đẩy lùi phần ác.
Tôn trọng và thương yêu quần chúng, theo Hồ Chí Minh phải được biểu hiện ra trong hành động cụ thể hàng ngày. “Tôn trọng có nhiều cách, không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ...”(8). Phải hăng hái đánh giặc, siêng giúp dân, giữ vững kỷ luật, tiết kiệm tiền của, sức lực của dân, tuyên truyền giác ngộ nhân dân... Phải thực sự “làm cho dân tin, dân phục, dân yêu...”(9). Đối với bộ đội, hơn ai hết, người cán bộ, nhất là cán bộ chính trị càng phải luôn quan tâm, săn sóc đời sống vật chất, tinh thần mọi mặt của bộ đội, từ cơm ăn nước uống, áo quần, đến bát cháo, viên thuốc lúc ốm đau...; từ chuyện công tác, chuyện sinh hoạt đến chuyện hậu phương, gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền, thậm chí cả những chuyện riêng sâu kín của họ. Phải sâu sát tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng cán bộ, chiến sĩ; chia sẻ, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện, bàn bạc và cùng họ tìm cách giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, những băn khoăn vướng mắc hay vượt qua những mặc cảm tự ty, những sai lầm khuyết điểm, tận tình tận nghĩa. Càng lúc gian khổ khó khăn, người cán bộ càng phải đề cao trách nhiệm. Bác luôn nhắc cán bộ quân đội rằng: “Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt”(10).
Tác phong quần chúng của người cán bộ, theo Hồ Chí Minh còn là: “Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng, mà lại phải học hỏi quần chúng.
Câu đó nghĩa là gì?
Nghĩa là: Người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu. Sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình cũng chưa đủ cho sự lãnh đạo đúng đắn. Vì vậy, ngoài kinh nghiệm của mình, người lãnh đạo còn phải dùng thêm kinh nghiệm của đảng viên, của dân chúng để thêm cho kinh nghiệm của mình.
Nghĩa là một giây, một phút cũng không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng. Nghĩa là phải lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng””(11). Hồ Chí Minh còn đòi hỏi “việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng. Tin vào dân. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết”(12). Tôn trọng và thương yêu quần chúng, nhưng không a dua, theo đuôi quần chúng.
Ân cần giản dị nhưng vô cùng sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dạy rằng: “Cán bộ có thân đội viên như chân tay, thì đội viên mới thân cán bộ như ruột thịt”(13). Và chỉ có như thế đội viên mới hết lòng chấp hành tích cực và triệt để mọi chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch của cấp trên đưa xuống. Thực tế cũng chứng minh rằng: ở đâu đội ngũ cán bộ sâu sát quần chúng, quan tâm, tôn trọng, thương yêu quần chúng, cán bộ có tác phong quần chúng tốt, thì ở đó kỷ luật của bộ đội được giữ vững, nhiệm vụ được thực hiện và hoàn thành tốt, đơn vị đoàn kết, vững mạnh toàn diện.
Những quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục thuyết phục bằng nêu gương và tác phong quần chúng của người cán bộ của Đảng nói chung, cán bộ quân đội nói riêng cùng với hoạt động thực tiễn phong phú, sinh động và kiểu mẫu của Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng, quá trình lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện quân đội ta thực sự là những nét đặc sắc về phương pháp, tác phong công tác. Nó đã và sẽ mãi là những bài học vô giá, những chuẩn mực sáng ngời cho lớp lớp các thế hệ cán bộ học tập và noi theo.
Quán triệt, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lại được sự quan tâm tổ chức, lãnh đạo giáo dục và rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ quân đội, trong đó có cán bộ chính trị - nhân tố quan trọng trong xây dựng quân đội về chính trị đã hình thành, phát triển, phát huy vai trò to lớn của mình trong xây dựng quân đội về chính trị cũng như trong toàn bộ quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta 60 năm qua.
Tuy nhiên trong thực tế thực hiện chức trách, nhiệm vụ hiện nay, cũng còn không ít cán bộ, kể cả cán bộ chính trị có lúc, có nơi chưa thực sự quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thay vì giáo dục thuyết phục bằng việc gương mẫu, tự giác, tích cực tu dưỡng rèn luyện và nêu gương sáng về mọi mặt của chính bản thân mình thì lại quan liêu, hách dịch, làm việc bàn giấy, sách vở, ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón bằng mệnh lệnh hành chính, áp đặt chủ quan, lơ là trách nhiệm. Không ít cán bộ mắc bệnh công thần, kiêu ngạo, cá nhân chủ nghĩa, coi thường tập thể, coi thường quần chúng, bảo thủ trì trệ, kinh nghiệm chủ nghĩa hoặc tình trạng kém dân chủ, thiếu kỷ luật, thiếu sâu sát, tỉ mỉ cụ thể, hoặc thiếu quan tâm chăm lo bồi dưỡng, giúp đỡ, tạo điều kiện cho quần chúng, thiếu tính đồng chí, đồng đội, không vì sự tiến bộ của quần chúng, thậm chí định kiến, trù dập, ức hiếp hay quân phiệt, thô bạo với quần chúng là cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền... Đó là những hiện tượng hoàn toàn xa lạ với bản chất, phương pháp, tác phong công tác của người cán bộ quân đội, cán bộ của Đảng. Nó đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín, chất lượng, hiệu quả công tác của người cán bộ, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành nhiệm vụ của từng đơn vị và toàn bộ công tác xây dựng quân đội về chính trị.
Ngày nay, trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin, dẫn đến sự đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục con người, nhiều cách thức, biện pháp giáo dục mới ra đời và phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống. Song, phương pháp giáo dục bằng nêu gương và tác phong quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy, ra sức học tập, tu dưỡng rèn luyện, làm theo những tư tưởng trên của Người vẫn là nhiệm vụ cơ bản, cấp bách hiện nay của cán bộ quân đội ta./.
______________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 (tháng 5+6).2005
(1), (2), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12): Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, T.5, tr.252, 204, 252, 248, 393, 207, 132, 285, 297.
(3). Sđd, TIII, tr.496
(9), (10), (13). Sđd, T.6, tr.109, 207, 109.
Nguyễn Quang Minh
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận