Quản lý tòa soạn tạp chí sau khi thực hiện quy hoạch
Thách thức trong quản lý
Thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03.4.2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, trong năm 2020, cả nước đã giảm 71 cơ quan báo chí so với năm 2019.
Tính đến 31.12.2020, cả nước có 779 cơ quan báo chí, trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập.
Thực hiện quy hoạch, hệ thống báo chí nước ta bước đầu được tinh gọn, nhiều cơ quan báo chí chuyển đổi từ báo thành tạp chí hoạt động chuyên sâu, chuyên ngành, theo đúng tôn chỉ mục đích, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của độc giả. Qua khảo sát một số tòa soạn tạp chí như: Người cao tuổi; Đời sống và Pháp luật; Doanh nghiệp và Tiếp thị cho thấy sau khi thực hiện xong quy hoạch, các tòa soạn tạp chí gặp không ít khó khăn, thách thức.
Một trong những thách thức lớn nhất đó là việc chuyển đổi mô hình tòa soạn, quy trình tổ chức nội dung, tổ chức sản xuất tác phẩm, thay đổi tư duy và phong cách quản lý, tác nghiệp của lãnh đạo tòa soạn, thư ký tòa soạn, BTV, PV, nhân viên tòa soạn cho phù hợp với loại hình tạp chí mà trước đó vốn đã quá quen với hoạt động của tòa soạn báo. Bên cạnh đó, sau quy hoạch có tòa soạn tạp chí thay đổi tên gọi, thay đổi tên miền tạp chí điện tử cho phù hợp, khiến việc xây dựng thương hiệu gần như phải bắt đầu lại từ đầu. Cùng với đó là việc giữ đối tác quảng cáo, duy trì các mối quan hệ hợp tác vốn có để làm sao không bị ảnh hưởng sau khi chuyển đổi mô hình, loại hình hoạt động.
Vấn đề đặt ra trong quản lý tòa soạn tạp chí
Thứ nhất, việc xác định phạm vi tôn chỉ, mục đích của cơ quan tạp chí trực thuộc như thế nào cho đúng, cho phù hợp vẫn còn là một vấn đề còn gây lúng túng đối với cơ quan chủ quản. Hoạt động quản lý của cơ quan chủ quản nhìn chung vẫn chưa được thường xuyên, sát sao.
Việc nắm bắt thông tin hoạt động của cơ quan tạp chí còn chậm do nhân sự quản lý của cơ quan chủ quản vẫn còn ít và kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, chủ yếu nắm bắt hoạt động của tạp chí qua báo cáo tuần, tháng, quý hoặc qua xin ý kiến trực tiếp từ lãnh đạo tòa soạn tạp chí.
Thứ hai, việc thay đổi mô hình tòa soạn, chuẩn hóa mô hình tòa soạn và sắp xếp, tổ chức bộ máy tại một số tạp chí vẫn còn chậm và chưa đồng đều. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phóng viên, nhân viên sau khi thực hiện xong quy hoạch vẫn chưa được chú trọng, đa phần cán bộ, phóng viên nhân viên tự học, tự tìm hiểu về mô hình, về loại hình tạp chí là chính.
Thứ ba, chất lượng tin bài trên các tạp chí nhìn chung vẫn chưa có nhiều nổi bật. Trên thực tế, tư duy đề tài tại các tòa soạn tạp chí có sự thay đổi để bám sát với tôn chỉ, mục đích được cấp phép, nhưng nhiều tin/bài đăng trên tạp chí in và điện tử vẫn chỉ mới dừng lại ở phản ánh đơn thuần. Các chuyên đề, tuyến bài hay vẫn còn ít, các bài viết sâu thể hiện góc nhìn, quan điểm vẫn chưa nhiều. Bên cạnh đó, cách thức trình bày, thiết kế tạp chí in ở một số tạp chí vẫn ít có sự thay đổi so với trước quy hoạch, các tác phẩm dạng báo chí đa phương tiện như Longform, Megastory, eMagazine… vẫn chưa được triển khai nhiều trên tạp chí điện tử.
Thứ tư, chuyên mục nghiên cứu – trao đổi trên các tạp chí mới chủ yếu đăng các bài viết ở dạng trao đổi, thiếu những bài nghiên cứu chuyên sâu. Đa số các bài viết chỉ mới dừng lại ở mức độ trao đổi chung chung chứ chưa có nhiều bài viết là các công trình nghiên cứu công phu với các luận cứ, luận điểm và đưa ra giải pháp, kiến nghị khoa học.
Thứ năm, hiệu quả về kinh tế báo chí tại các tòa soạn tạp chí chuyển đổi từ báo nhìn chung chưa cao. Nguồn thu chủ yếu vẫn từ quảng cáo và phát hành, tuy vậy lượng phát hành tạp chí in giảm, khai thác quảng cáo trên tạp chí in và điện tử giảm sút, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của các tòa soạn tạp chí và đời sống của cán bộ, phóng viên, nhân viên tạp chí. Bên cạnh đó, việc vận dụng mạng xã hội vào hoạt động của một số tòa soạn vẫn còn nhiều hạn chế. Một số tạp chí đang xem nhẹ vai trò của mạng xã hội, dù có lập ra các trang Fanfage của tòa soạn nhưng không được quan tâm, đầu tư đúng mực nên lượng theo dõi trang không cao và không mang lại nhiều hiệu quả.
Một số giải pháp
Về giải pháp có thể đưa ra hai nhóm giải pháp thuộc nhóm quản lý ở cấp độ vĩ mô dành cho cơ quan chủ quản và nhóm giải pháp cho quản lý cấp độ vi mô là nhóm quản lý trong nội bộ tòa soạn.
Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô
Thứ nhất, quan tâm bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, tập huấn nâng cao kiến thức về loại hình tạp chí, kiến thức quản lý nhà nước về báo chí nói chung và nhất là nắm rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng của quy hoạch báo chí cho cán bộ quản lý tạp chí trực thuộc của cơ quan chủ quản.
Thứ hai, nâng cao hơn nữa vai trò của người đứng đầu cơ quan chủ quản trong việc giám sát hoạt động quản lý cơ quan tạp chí và hoạt động của cơ quan tạp chí trực thuộc. Thực hiện thanh kiểm tra hoạt động của cơ quan tạp chí để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý những hạn chế, thiếu sót.
Đối với cán bộ cơ quan chủ quản được giao nhiệm vụ quản lý cơ quan tạp chí nhưng xem nhẹ vai trò quản lý, bao che vi phạm của cơ quan tạp chí để các cơ quan tạp chí hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích, xa rời chức năng nhiệm vụ được giao, vi phạm pháp luật cần phải kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy chế hoạt động của tòa soạn tạp chí. Về cơ bản, việc ban hành quy chế đã được các cơ quan chủ quản thực hiện sau khi thực hiện xong quy hoạch báo chí, tuy nhiên cần có những đánh giá thực tiễn hoạt động sau khi chuyển đổi mô hình để xây dựng và hoàn thiện quy chế cho phù hợp với thực tế. Các điều khoản, nội dung quy chế phải cụ thể, phân cấp rõ ràng phạm vi quyền hạn, trách nhiệm, bám sát thực tế hoạt động của tòa soạn tạp chí. Đồng thời, quan tâm công tác xây dựng Đảng tại cơ quan tạp chí trực thuộc.
Thứ tư, lựa chọn, bổ nhiệm người có chuyên môn, có năng lực đứng đầu cơ quan tạp chí, quan tâm quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế cận. Ngoài các tiêu chí được quy định theo Luật Báo chí 2016, Tổng Biên tập của cơ quan tạp chí cần có thêm các tiêu chí như, am hiểu về hoạt động của cơ quan chủ quản, am hiểu về hoạt động nghiên cứu khoa học, am hiểu về công nghệ… Bên cạnh đó, độ tuổi của người đứng đầu các cơ quan tạp chí thuộc các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp không nên quá cao. Nên chăng, cần nghiên cứu và quy định cụ thể về độ tuổi của người đứng đầu cơ quan tạp chí thuộc các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tránh trường hợp làm không muốn nghỉ.
Thứ năm, định hướng, xây dựng kế hoạch tuyên truyền rõ ràng về hoạt động của cơ quan chủ quản để cơ quan tạp chí có kế hoạch thực hiện tuyên truyền hiệu quả nhất. Đồng thời cần có giải pháp thực hiện cơ chế đặt hàng với tòa soạn tạp chí hoặc có những định hướng cho tạp chí trong việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị liên quan đến hoạt động cơ quan chủ quản để thu hút cơ chế đặt hàng từ Nhà nước.
Thứ sáu, bên cạnh hoạt động quản lý của cơ quan chủ quản, trong thời gian tới các cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí và các cơ quan chủ quản cần tiếp tục nghiêm túc và quyết liệt trong thực hiện Quyết định 362/QĐTTg ngày 03.4.2019 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời đúc kết thực tiễn và nghiên cứu để chuẩn hóa mô hình tòa soạn báo chí sau quy hoạch, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí và quản lý báo chí cho phù hợp với thực tiễn hoạt động.
Nhóm giải pháp quản lý vi mô
Thứ nhất, người đứng đầu tòa soạn tạp chí cần chủ động học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, học tập bồi dưỡng chính trị, chủ động đổi mới tư duy quản lý để bắt nhịp với xu thế phát triển của báo chí hiện đại, nhất là phải hiểu biết sâu về loại hình tạp chí. Bên cạnh đó, Tổng Biên tập phải nắm rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng của quy hoạch báo chí và pháp luật liên quan, cũng như am hiểu về công nghệ để quản trị, vận hành tòa soạn hoạt động đúng hướng, đúng tôn chỉ mục đích.
Thứ hai, hoàn thiện và chuẩn hóa mô hình tòa soạn. Tổng kết thực tiễn sau một thời gian hoạt động để đánh giá những mặt đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục từ đó tìm ra giải pháp phù hợp. Tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình tòa soạn đã thành công trên thế giới và Việt Nam để chọn lọc và ứng dụng vào xây dựng mô hình phù hợp với thực tế của tòa soạn. Với xu thế hội tụ truyền thông hiện nay, các tạp chí có thể xây dựng theo mô hình tòa soạn hội tụ, tùy theo khả năng, đặc thù của mỗi tạp chí để lựa chọn tạp chí điện tử hoặc tạp chí in làm trung tâm hội tụ cho phù hợp.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quy trình tổ chức nội dung, quy trình tác nghiệp và sản xuất tác phẩm phù hợp với loại hình tạp chí, nâng cao chất lượng nội dung. Xây dựng các quy trình cần dựa trên tính chất, đặc điểm của loại hình tạp chí, tôn chỉ mục đích hoạt động của tạp chí để từ đó xây dựng các khâu từ tuyển chọn đề tài, định hướng đề tài, tác nghiệp, sản xuất tác phẩm, biên tập tác phẩm một cách chi tiết, phù hợp nhất. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng nội dung theo hướng chuyên sâu, chuyên ngành, hoạt động bám sát tôn chỉ mục đích để dẫn dắt thông tin ở thị trường ngách, tạo thương hiệu riêng theo phân khúc thị trường.
Hoạt động dàn trang cho tạp chí in cũng nên chăm chút, sáng tạo tránh theo lối mòn, thiếu hấp dẫn, mới lạ. Đối với tạp chí điện tử cần đẩy mạnh thực hiện các tác phẩm báo chí đa phương tiện, hay “siêu tác phẩm” báo chí dạng Longform, Megastory, eMagazine… Ngoài ra, cần chú trọng vai trò của mạng xã hội để ứng dụng mạng xã hội vào các hoạt động của tòa soạn như chia sẻ thông tin, xuất bản tin/bài, tạo ra các diễn đàn để thu hút và tương tác với bạn đọc,…
Thứ tư, xây dựng quy chế nội bộ. Các quy chế phải xác định rõ, cụ thể vai trò, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của từng vị trí, phòng ban trong tòa soạn. Các công cụ phân loại, đánh giá hiệu quả công việc cũng phải được xây dựng rõ ràng, khoa học và áp dụng một cách nghiêm túc trong toàn cơ quan.
Thứ năm, quan tâm đào tạo bồi dưỡng nhân sự, chiêu mộ nhân tài, xây dựng đội ngũ cộng tác viên, chuyên gia. Đối với nhân sự trong cơ quan, ngoài việc cử đi học ở các trường đào tạo chuyên ngành, mời chuyên gia đến tòa soạn nói chuyện trao đổi kinh nghiệm, cần có cơ chế cử đi học ở nước ngoài để nâng cao kiến thức, học hỏi mô hình phục vụ cho tiến trình phát triển dài hạn của tòa soạn.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách tốt về thu nhập, môi trường làm việc, cơ hội phát triển để thu hút nhân tài từ các cơ quan, đơn vị về công tác tại tạp chí. Hàng năm tổ chức hội nghị cộng tác viên để cộng tác viên có điều kiện giao lưu, đóng góp ý kiến cho tòa soạn. Xây dựng hệ thống chuyên gia viết bài, góp ý nội dung, phối hợp tổ chức nội dung, thậm chí là khai thác nguồn tin để trở thành nguồn tin chất lượng cao, đúng, trúng và nóng cho các tòa soạn.
Thứ sáu, chú trọng công tác quy hoạch, phát triển cán bộ kế cận. Đối với những nhân sự trẻ có tài năng, chuyên môn và khả năng quản lý tốt, lãnh đạo tòa soạn cần có các chiến lược trong việc cử đi đào tạo, bổ nhiệm, tạo điều kiện để những nhân sự này phấn đấu, phát triển, gắn bó với cơ quan.
Đối với các tòa soạn tạp chí thuộc các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp các vị trí như Phó Tổng biên tập phụ trách điện tử, Phó Tổng biên tập phụ trách kinh tế, trưởng/ phó các phòng ban cũng nên ưu tiên quy hoạch và bổ nhiệm những người ở trong độ tuổi lao động. Đối với nhân sự đã hết tuổi lao động và nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng làm việc có thể bố trí, sắp xếp công việc như cố vấn, biên tập viên cao cấp hoặc chuyên gia làm việc tại tòa soạn.
Thứ bảy, về kinh tế báo chí. Ngoài việc thu hút, khai thác quảng cáo trên tạp chí in và điện tử, tổ chức các hoạt động truyền thông, tọa đàm, hội thảo… Việc đầu tư vào nội dung, khẳng định chất lượng thông tin, thu hút bạn đọc là tiền đề quan trọng để các tạp chí thực hiện mô hình thu phí độc giả đọc báo online (paywall).
Về lâu dài, các tạp chí cần đầu tư công nghệ, nâng cấp hệ thống quản trị tạp chí điện tử, đa dạng hóa khai thác quảng cáo trên tạp chí điện tử, xây dựng hệ thống dữ liệu ngày càng quy mô, song song với đó là đào tạo các cây viết chuyên nghiệp, chuyên sâu, hướng đến xây dựng tờ tạp chí có uy tín về thông tin, có góc nhìn, dẫn dắt quan điểm, định hướng dư luận sẽ dễ dàng thu hút đầu tư và quảng cáo.
Dù hoạt động theo cơ chế tự chủ, nhưng không vì chạy theo kinh tế báo chí mà các tạp chí lơ là vai trò nhiệm vụ, hoạt động xa rời tôn chỉ, các tòa soạn tạp chí cần lưu ý hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đúng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử 17.6.2021
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận