Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố hiện nay
1. Đặt vấn đề
Dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội cũng là bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân chủ đã trở thành mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới. Vấn đề dân chủ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Thời gian qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều đột phá mang lại hiệu quả cao trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Những thành tựu trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố đã và đang góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố
Một là, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng nghị quyết, chương trình công tác của Thành ủy về lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở đạt kết quả cao. Trên cơ sở đó, “Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện dân chủ ở cơ sở của Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ đến các địa phương trong cả nước và có những đóng góp quan trọng vào quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và phát triển lý luận của Đảng về phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, nhất là dân chủ ở cơ sở”(1).
Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong toàn hệ thống chính trị với mục tiêu trọng tâm là phát huy quyền làm chủ của Nhân dân gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và công tác xây dựng chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị. Trong đó, các trọng tâm tuyên truyền, quán triệt tổ chức thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 01/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội... Lãnh đạo cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo theo dõi, nắm tình hình việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức tuyên truyền Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đồng thời tích cực tham gia góp ý đối với các nội dung do Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố triển khai.
Hai là, Thành ủy tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tiêu biểu là thành phố Thủ Đức, đã tổ chức 966 hội nghị tuyên truyền, triển khai các nội dung liên quan đến thực hiện dân chủ, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở(2).
Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Tiếp tục phát huy hiệu quả các mô hình tự quản về an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, tổ hòa giải ở cơ sở và triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, xây dựng không gian văn hóa tại các địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở tôn giáo, hội quán đồng bào người Hoa… tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Việc tổ chức công khai cho nhân dân biết 11 nội dung công khai theo quy định của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH 11 đã được cấp ủy, chính quyền các cấp nghiêm túc thực hiện, từng bước đi vào nề nếp, phát huy dân chủ, bảo đảm đúng hướng dẫn tại Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhiều nội dung của Pháp lệnh số 34 liên quan đến trách nhiệm của Chính quyền cơ sở, quyền và lợi ích của Nhân dân được cụ thể hóa trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được Nhân dân tích cực hưởng ứng, thực hiện.
Ba là, Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền Thành phố thực hiện dân chủ ở cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ đạt nhiều kết quả tích cực. Lãnh đạo chính quyền Thành phố thể chế hóa nghị quyết của Thành ủy thành kế hoạch, quy hoạch, chiến lược có tính pháp quy để các lực lượng xã hội thực hiện. Trên cơ sở đó, hướng tới xây dựng chính quyền thực sự vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả để làm tốt các chức năng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính quyền các cấp tích cực thực hiện dân chủ ở cơ sở tại địa bàn phụ trách theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình. Chú trọng đổi mới phương thức, nội dung tổ chức, điều hành các kỳ họp, quyết định các vấn đề lớn của Thành phố phù hợp với chủ trương của Đảng, bám sát thực tiễn. Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thực hiện chính quyền đô thị, nhiệm kỳ 2021-2026” đi vào nền nếp, có hiệu quả. Lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành, thành phố Thủ Đức, quận, huyện đẩy mạnh việc thực hiện công tác dân vận của chính quyền, triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản mới của Chính phủ. Các cơ quan tư pháp tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật, trọng tâm là đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp.
Bốn là, Thành ủy đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với chính quyền các cấp tham gia xây dựng, triển khai nghị quyết, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trên cơ sở đó, xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện công tác giám sát đảm bảo nội dung, yêu cầu đề ra, sát hợp với thực tiễn. Đồng thời, chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia các đoàn giám sát về công tác dân vận chính quyền gắn với phát huy dân chủ ở cơ sở đối với các ban, ngành, địa phương. Chỉ tính riêng năm 2023, trên địa bàn Thành phố đã tổ chức giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với 08 địa phương, đơn vị(3).
Riêng ở thành phố Thủ Đức, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tổ chức 08 buổi tuyên truyền về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ cho 850 người lao động, người sử dụng lao động. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở đã tổ chức 1.922 lớp tập huấn cho 38.192 cán bộ công đoàn cơ sở về Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ. Phối hợp tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí về các nội dung liên quan pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội với 650 lượt người tham dự(4).
Năm là, lãnh đạo công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo trong thực hiện dân chủ ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đó, các cơ quan, đơn vị luôn chú trọng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người dân được cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Công tác hòa giải ở cơ sở được quan tâm đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại cộng đồng khu dân cư. Việc lấy ý kiến của người dân về tính minh bạch, công khai trong giải quyết thủ tục hành chính và sự hài lòng của người dân về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức luôn được quan tâm thực hiện. Ban tiếp dân ở cơ sở ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng làm việc, có lịch tiếp dân cụ thể và phân công cán bộ trực tiếp dân để tiếp nhận các đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc của Nhân dân, chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết… Cụ thể, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2023, công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đã được giải quyết lên tới 676/1.129 đơn (chiếm tỷ lệ 59,8%), thực hiện nghiêm túc việc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân(5).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một số hạn chế nhất định. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của quy chế dân chủ ở cơ sở. Chưa thường xuyên trong lãnh đạo quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Một số cơ quan, đơn vị có lúc, có nơi còn buông lỏng thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Công tác phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình triển khai dự án và giải quyết những vụ việc phát sinh, bức xúc, nổi cộm trên địa bàn một số nơi thiếu đồng bộ, chặt chẽ, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư. Chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Một số địa phương còn chưa thường xuyên, còn thụ động, thiếu sáng tạo, chưa chủ động, kịp thời trong tham mưu cấp ủy kiểm tra, giám sát và chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thời gian tới
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng về vai trò lãnh đạo trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Trọng tâm là Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; phong trào thi đua “Dân vận khéo”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 08/7/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản liên quan đến công tác dân vận, phát huy dân chủ, triển khai đến các cấp ủy, chính quyền trong toàn hệ thống chính trị thành phố. Chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền theo hướng tăng cường đối thoại, trao đổi, tương tác phù hợp với đặc điểm của từng nhóm dân cư. Hiện đại hóa và sử dụng các phương tiện tuyên truyền hiện đại, nhiều chức năng, dịch vụ, tiện ích nhằm góp phần hữu ích, thiết thực trong việc tương tác, chia sẻ…
Hai là, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Để làm tốt công tác này, người đứng đầu cần nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quy chế dân chủ; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân được chú trọng nhiều hơn...
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan, đơn vị gắn với phát động phong trào thi đua yêu nước, các đợt thi đua cao điểm gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” và chủ đề hằng năm của thành phố. Quán triệt thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, duy trì nền nếp, chế độ giao ban theo định kỳ, thường xuyên lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, công chức, viên chức, người dân về những vấn đề vướng mắc trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thực hiện nghiêm Luật Tiếp công dân; quan tâm giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân, doanh nghiệp.
Xác định rõ vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm tạo điều kiện để người đứng đầu phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo.
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đẩy mạnh việc cụ thể hóa các nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” theo hướng đồng bộ, phù hợp với tình hình của địa phương, cơ sở. Tăng cường vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng ở một số nội dung giám sát như: Giám sát thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trần; việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn; các dự án đầu tư ở cộng đồng; việc thu các loại phí, lệ phí; việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách địa phương; công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế một cửa; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc xây dựng chương trình nông thôn mới...
Đồng thời, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm, lãnh đạo Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thành phố tổng kết xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ban hành chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra, tổng kết việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Đôn đốc Ban Chỉ đạo quy chế dân chủ các cấp tích cực tham mưu cho cấp ủy tổng kết thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hằng năm, triển khai nhiệm vụ năm tiếp theo. Các chương trình kiểm tra của cấp ủy có kết hợp nội dung kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cùng với định kỳ tiến hành sơ kết thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện đánh giá, xếp loại thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở đối với các chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc.
Bốn là, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các cấp.
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo cần theo dõi, nắm tình hình việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức tuyên truyền Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, tích cực tham gia góp ý đối với các nội dung do Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố triển khai; phối hợp tham gia các đoàn giám sát về công tác dân vận chính quyền gắn với phát huy dân chủ ở cơ sở đối với các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Chủ động, tích cực trong công tác tham mưu, chuẩn bị các nội dung, nhiệm vụ theo yêu cầu của Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố và Ban Chỉ đạo Trung ương.
Đổi mới công tác chỉ đạo theo hướng sát dân, gần dân, công khai, minh bạch và hướng mọi hoạt động về cơ sở nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để xem xét, giải quyết. Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở các cấp; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề, tọa đàm về công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và tái kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Định kỳ tổng kết, đánh giá việc xây dựng mô hình “mẫu”, điển hình tiên tiến trong thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo”...
Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh việc đưa hoạt động về cơ sở. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương triển khai các văn bản của Đảng, tổ chức tuyên truyền Luật Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền gắn với việc lãnh đạo, hướng dẫn thực hiện và sơ kết 2 năm thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU về nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân giám sát tổ chức đảng, đảng viên và hoạt động của chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa giữa chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đặc biệt, cần cụ thể hóa trách nhiệm của chính quyền trong công tác phối hợp, tạo điều kiện và tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia phản biện, góp ý xây dựng chính quyền. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần chú trọng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc tham gia các hoạt động, cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào thi đua “Dân vận khéo”, các hoạt động xã hội, từ thiện, an sinh xã hội. Chủ động trong tham mưu, phối hợp triển khai các chương trình, kế hoạch hằng năm; phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền...
4. Kết luận
Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, quá trình xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở thời gian qua đã có những tiến bộ. Đó là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, nhằm tạo động lực cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách thực sự nghiêm túc và khoa học sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng./.
__________________________________
(1) Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng cường kiểm tra, giám sát về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/tp-ho-chi-minh-tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-ve-xay-dung-va-thuc-hien-quy-che-dan-chu-o-co-so-682586.html, ngày 7/11/2024.
(2) Ban Cán sự Đảng ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo Kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận của chính quyền 6 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, tháng 6/2024, tr.7-8.
(3) Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo số 06-BC/BCĐ về kết quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, tháng 1/2024, tr.6.
(4) Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo số 06-BC/BCĐ về kết quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, tháng 1/2024, tr.13.
(5) Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo số 06-BC/BCĐ về kết quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, tháng 1/2024, tr.11.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đối với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới
- Giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh, thành phố ven biển vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
- Tư tưởng hồi hướng công đức trong giáo lý của đạo Phật – tính hợp lý và giá trị đạo đức
- Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Ninh trong sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay
Xem nhiều
-
1
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
2
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
3
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
4
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ TỪ NĂM 2025
-
5
Chi bộ Văn phòng Đảng – Hội đồng trường – Đoàn thể tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
6
Chi bộ Ban Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tăng cường hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong giai đoạn mới – kinh nghiệm của Đảng bộ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, giúp Đảng bổ sung vào hàng ngũ của mình những lực lượng mới để từng bước trẻ hóa đội ngũ đảng viên, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, suy đến cùng là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Phát triển đảng viên là yêu cầu khách quan trong quá trình tồn tại và phát triển của Đảng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, trong những năm vừa qua, Đảng bộ thành phố Hạ Long đã chú trọng chỉ đạo sát sao công tác phát triển đảng viên, từ đó giúp tăng cường năng lực chiến đấu và nâng cao chất lượng của đảng viên trong tổ chức. Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được cả về số lượng và chất lượng công tác phát triển đảng viên, vẫn còn những hạn chế cần nhận thức đúng đắn và khắc phục để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Để công tác phát triển đảng tại Đảng bộ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thời gian tới đạt được kết quả tích cực cả về số lượng và chất lượng, cần phải có những giải pháp, biện pháp, cách thức và mô hình cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đối với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới
Một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đối với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới
Trong bối cảnh hiện nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Trước yêu cầu đó, Huyện ủy Tân Uyên, tỉnh Lai Châu với vai trò là lực lượng lãnh đạo cần chủ động đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả triển khai công tác này trong thời gian tới, từ đó củng cố và phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện mục tiêu cao cả vì dân, vì nước, xây dựng huyện Tân Uyên trở thành huyện phát triển khá của tỉnh.
Giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh, thành phố ven biển vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
Giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh, thành phố ven biển vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu phát triển bền vững, kinh tế biển đang ngày càng khẳng định vai trò trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vùng Đồng bằng sông Hồng là khu vực có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế biển nhờ lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống cảng biển, nguồn nhân lực dồi dào và hệ sinh thái ven biển phong phú. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả các tiềm năng đó theo hướng bền vững, công tác tuyên truyền đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bài viết này phân tích thực trạng tuyên truyền phát triển kinh tế biển ở các tỉnh, thành phố ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả tuyên truyền, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
Trong toàn bộ sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Đảng ta xác định là một trong những nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quan trọng, là giải pháp trọng yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị tỉnh, trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Yên Bái luôn chú trọng công tác này và đây chính là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường, với mục tiêu là đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ của Tỉnh có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tư tưởng hồi hướng công đức trong giáo lý của đạo Phật – tính hợp lý và giá trị đạo đức
Tư tưởng hồi hướng công đức trong giáo lý của đạo Phật – tính hợp lý và giá trị đạo đức
Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới có khởi nguồn từ đất nước Ấn Độ và du nhập vào Việt Nam đến nay đã gần 20 thế kỷ. Với những giáo lý mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, Phật giáo dễ dàng hòa nhập với đời sống văn hóa, tinh thần người Việt Nam. Một trong những giáo lý có ảnh hưởng và ý nghĩa sâu sắc với các tín đồ đạo Phật và mỗi người dân Việt Nam là tư tưởng hồi hướng công đức. Bài viết này sẽ góp phần làm rõ thuật ngữ “hồi hướng”, “hồi hướng công đức”, nội dung, tính hợp lý và giá trị đạo đức của giáo lý này đối với đời sống tinh thần của người Việt.
Bình luận