Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024
Tham dự Hội nghị, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh còn có đại diện lãnh đạo Vụ Quản lý đào tạo, Vụ Quản lý khoa học, Văn phòng Học viện.

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có, PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện; PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện; PGS, TS. Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí trong BCH Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Bí thư Đoàn Thanh niên, đại diện cán bộ, viên chức, người lao động các đơn vị trực thuộc, các tập thể và cá nhân được khen thưởng.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện nhấn mạnh: Hội nghị được tổ chức với mục đích đánh giá toàn diện những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong năm 2023; thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khó khăn, thách thức, vướng mắc và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát huy những mặt tích cực, khắc phục hạn chế để triển khai tổ chức và thực hiện hoàn thành xuất sắc hơn nữa các nhiệm vụ chính trị được giao trong năm 2024.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, GS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chúc mừng và biểu dương những kết quả nổi bật Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đạt được trong năm 2023. Những kết quả đó thể hiện được uy tín, vị thế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong hệ thống trường Đảng, trong hệ thống các trường đại học.
Để Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, GS, TS. Lê Văn Lợi đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và lưu ý một số nội dung lãnh đạo Nhà trường cần chú trọng thực hiện trên các mặt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, công tác tổ chức- cán bộ, đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất...

GS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 do PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện trình bày. Báo cáo đã nêu rõ những thành tích nổi bật, có tính đột phá trong năm học vừa qua của Nhà trường, đặc biệt là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, công tác tổ chức cán bộ, hành chính - hậu cần... Bên cạnh đó, báo cáo cũng đã chỉ ra những mặt hạn chế còn tồn tại, cần phải khắc phục trong thời gian tới; đưa ra những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trên các mặt công tác cần triển khai thực hiện trong năm 2024.

Trên tinh thần trao đổi cởi mở, thẳng thắn nhằm phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, đại diện lãnh đạo các đơn vị đã tập trung tham luận các vấn đề mang tính chiến lược về các lĩnh vực, hoạt động của nhà trường nói chung, tại các đơn vị, bộ phận nói riêng.





TS. Trần Thị Thu Hiền, Trưởng Khoa Giáo dục đại cương và Nghiệp vụ sư phạm tham luận tại Hội nghị

Cũng tại Hội nghị, Ban lãnh đạo Học viện đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông; các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua cho các cá nhân và tập thể đạt thành tích xuất sắc…



PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Chủ tịch Hội đồng trường trao tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho tập thể lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền




PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện, PGS, TS. Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng trường trao tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm liên tục

PGS, TS. Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện trao tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm liên tục

TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện trao tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho đồng chí Đặng Mỹ Hạnh, giảng viên chính Khoa Xuất bản có thành tích xuất sắc trong huấn luyện đội dự bị cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt” cho đoàn Lưu học sinh Lào tại Việt Nam năm 2023

Kết luận Hội nghị và phát động phong trào thi đua năm 2024 với chủ đề: Phát huy truyền thống, thực hiện tốt phương châm “Dân chủ - Kỷ cương - Nêu gương - Sáng tạo - Chất lượng - Hiệu quả”, nâng cao vị thế và thương hiệu trường Đảng, trường Đại học trọng điểm quốc gia, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2024 như:
Thứ nhất, tiếp tục phát huy bản sắc của trường Đảng, một cơ sở đào tạo đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục quốc dân; giữ vững khối đoàn kết thống nhất, tăng cường trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường, phát huy dân chủ, năng động, sáng tạo, đổi mới, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị; đẩy mạnh các phong trào thi đua trong cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên.
Thứ hai, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, đáp ứng tốt yêu cầu công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước, trong thời kỳ mới. Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ các mặt hoạt động, tập trung vào những nhiệm vụ then chốt của công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện các quy định về công tác tổ chức cán bộ; tăng cường công tác quản lý - điều hành, đổi mới các thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng tiện ích của công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Đẩy mạnh hiện đại hóa đồng bộ hóa cơ sở vật chất phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng công sở, môi trường thân thiện văn minh phục vụ các hoạt động và đời sống của cán bộ, giảng viên và người học.
Thứ ba, tiếp tục phát động và hưởng ứng mạnh mẽ, sâu rộng các phong trào thi đua. Nội dung các phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Học viện và của từng đơn vị để khuyến khích các cá nhân tích cực tham gia.
Thứ tư, cán bộ chủ chốt trong từng đơn vị phải phát huy vai trò, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua; phải gắn thi đua với việc phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố mới; tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt, nhằm thúc đẩy, cổ vũ các phong trào thi đua; bảo đảm khen thưởng chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, có tác dụng động viên, nêu gương.
Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền kết thúc tốt đẹp trong không khí đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao của các đại biểu tham dự Hội nghị./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
4
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông về sản phẩm OCOP trên báo mạng điện tử địa phương vùng Trung du Bắc Bộ
Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, gắn với phát huy giá trị bản địa và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Trong quá trình đó, báo chí -truyền thông đặc biệt là báo mạng điện tử địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, khơi dậy niềm tin người tiêu dùng, đồng thời kết nối sản phẩm OCOP với thị trường. Tại các tỉnh vùng Trung du Bắc Bộ - nơi có tiềm năng phong phú về đặc sản nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, hệ thống báo mạng địa phương đã có nhiều nỗ lực đưa thông tin về sản phẩm OCOP đến với công chúng. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông này vẫn còn phân tán, thiếu chiều sâu và chưa khai thác hiệu quả các thế mạnh của báo điện tử trong tích hợp đa phương tiện, tương tác hai chiều. Bài viết phân tích thực trạng truyền thông về sản phẩm OCOP trên báo mạng điện tử địa phương các tỉnh vùng Trung du Bắc Bộ, chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông, góp phần đưa sản phẩm OCOP thực sự trở thành thương hiệu nông thôn mới.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận