Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số - nhiệm vụ chiến lược của công tác dân tộc
Nhiều chủ trương, chính sách trực tiếp liên quan đến giáo dục-đào tạo đã được ban hành và tổ chức thực hiện như: Chính sách xây dựng và phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú; Chính sách cử tuyển học sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về cán bộ là người dân tộc thiểu số tại địa phương; Chính sách ưu tiên điểm đối với học sinh thi đại học, cao đẳng tạo cơ hội cho học sinh tại các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Chính sách hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn; Đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg; Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo.
Nhà nước cũng ban hành một số chính sách có ảnh hưởng gián tiếp đến phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc miền núi, tiêu biểu: Chương trình 135 giai đoạn II; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững với 62 huyện nghèo giai đoạn 2009 - 2020...
Như vậy, Đảng, Nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách ưu tiên nhằm tạo nguồn, xây dựng đội ngũ lao động, trí thức là người dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đến nay, trình độ dân trí của vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được nâng lên đáng kể. Về cơ bản, đã thực hiện thành công sự nghiệp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng với tốc độ cao; trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của lao động từng bước được nâng lên; tiềm lực và trình độ khoa học - công nghệ đã có bước phát triển đáng kể... Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú không ngừng được củng cố và phát triển. Hiện có 346 trường với gần 60.000 học sinh thuộc 45/53 dân tộc thiểu số. Vùng miền núi đã có 4 trung tâm đại học khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Hệ thống trường đào tạo nghề, trường cao đẳng được củng cố, phát triển. Đến nay, đồng bào các dân tộc thiểu số đã có trên 13.000 người có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng; hơn 78.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp...
Tuy nhiên, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ tái mù chữ còn cao, tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều, nhất là học sinh nữ con em các gia đình nghèo. Một số dân tộc ít người chưa có người tốt nghiệp trung học phổ thông. Đến nay, vẫn còn hơn 95% số lao động là người dân tộc thiểu số chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật và chưa qua đào tạo. Trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện còn thấp (khoảng 11,32%). Trong tổng số 48.200 cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã, số người có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm 45,7%, tiểu học 18,7%, chỉ có 1,9% có trình độ cao đẳng và đại học.
Những tồn tại, bất cập trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Vùng miền núi có cơ cấu kinh tế là nông - lâm - công nghiệp nhưng ngành nông nghiệp chưa có sự thay đổi rõ nét giữa trồng trọt, chăn nuôi và chế biến; sản xuất hàng hóa chưa phát triển, tỷ lệ nông dân sống tự cấp, tự túc cao. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng.
Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chưa có sự lồng ghép chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao, nhất là các chương trình về văn hóa, giáo dục, đào tạo, dân số có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.
Công tác quản lý về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực miền núi chưa được quan tâm đúng mức nhất là việc xây dựng chính sách, cơ chế, quy hoạch phát triển mạng lưới đào tạo nghề. Hệ thống các cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập. Nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề từ ngân sách nhà nước đối với đặc thù của vùng miền núi chưa thỏa đáng, thiết bị dạy nghề còn thiếu, một bộ phận cán bộ quản lý dạy nghề chưa có kinh nghiệm thực tiễn, giáo viên thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng; chương trình và nội dung đào tạo nghề chậm đổi mới để bắt kịp với yêu cầu của thị trường lao động. Mặt khác, các cơ sở đào tạo nghề chưa chủ động gắn kết giữa đào tạo với giải quyết việc làm, chưa bắt tay được với các doanh nghiệp để tìm “đầu ra” cho học sinh học nghề.
Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh còn nhiều hạn chế, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông gặp nhiều khó khăn. Tâm lý phổ biến của học sinh và cha mẹ học sinh vẫn mong muốn học đại học, cao đẳng, không muốn học nghề hoặc trung học chuyên nghiệp. Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nên không muốn cho con em học nghề.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong thời gian tới cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp chủ yếu sau:
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển toàn diện nguồn nhân lực. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; thông tin công khai, rộng rãi, đầy đủ về các chương trình hỗ trợ, chính sách cử tuyển, cơ hội học tập và nghề nghiệp; phổ biến các mô hình, các tấm gương trong học tập và nghề nghiệp ở địa phương làm nhân tố để nhân rộng; gây dựng và củng cố niềm tin về các cơ hội học tập và nghề nghiệp cho người dân tộc thiểu số, từ đó tạo động cơ thúc đẩy phụ huynh và học sinh nỗ lực phấn đấu theo học, chứ không chỉ dừng lại “học chỉ đủ để biết chữ”.
Hai là, đổi mới chính sách giáo dục - đào tạo ở các cấp. Mở rộng việc dạy và học ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông; đổi mới, nâng cao hiệu quả các chính sách cử tuyển dành cho con em các dân tộc thiểu số vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả trường phổ thông dân tộc nội trú; mở rộng các khoa dự bị đại học trong các trường đại học cho người dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số theo từng cấp học, ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn. Có chính sách huy động mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trường học, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ba là, đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc thiểu số. Ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở đào tạo nhân lực ở các địa phương, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên; tập trung đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh, sinh viên người dân tộc, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; phát triển các mô hình trường dạy nghề gắn với các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực hiện các chương trình, mô hình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, hình thành thế hệ nông dân mới, biết ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thích ứng với cơ chế thị trường.
Bốn là, chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao. Tăng cường thu hút con em là người địa phương tham gia đào tạo nghề sư phạm; phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là người dân tộc thiểu số; có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ nhân lực chất lượng cao để thu hút các nhà khoa học, nhà quản lý giỏi tham gia phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng cao, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
Năm là, nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng; tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, từng bước giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc ở vùng dân tộc thiểu số.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là một quá trình lâu dài và có nhiều khó khăn, thách thức. Song, đây là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu cần tập trung thực hiện, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho vùng dân tộc và miền núi phát triển một cách bền vững. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp, với sự nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành, nhất là sự phấn đấu tự vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Dân tộc học ngày 25.11.2014
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận