Những lời dạy của Bác Hồ là cơ sở để nhìn nhận trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo
Trong điện gửi Hội nhà báo á Phi, Bác Hồ viết: Đối với những người viết báo chúng ta cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng. Với các nhà báo trong nước, Bác dạy “Ngòi bút của các bạn là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà”.
Chủ đề trung tâm của báo chí ta, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Bác Hồ luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tác động to lớn của báo chí. Bác nói: “Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen thì người ta có thể viết tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư yêu đương”.
Bác lại nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Đối với một vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý”.
Chân lý là cái gì có lợi của Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý”.
Bác Hồ dặn dò: “Báo của ta có một địa vị quan trọng trong dư luận thế giới. Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết”.
Xuất phát từ vai trò và tác động của báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nói đến báo chí trước hết phải nói đến những người làm báo chí”. Và gặp dịp là Người nhắc nhở các nhà báo phải tu dưỡng rèn luyện, tại Đại hội lần thứ II của Hội Nhà báo (1959) Bác dạy: “Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tốt chính trị, đứng vững lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình”. Đến Đại hội lần thứ III của Hội (1962) Bác lại nói: “Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Báo cũng là một ngành kinh tế và một tờ báo không được đại đa số (dân chúng) ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo. Nhưng Bác luôn luôn dạy báo chí không chỉ là vì kinh tế mà xa rời mục đích tôn chỉ của mình.
Nhưng lời dạy bảo của Bác Hồ càng mang tính thời sự nóng hổi và ý nghĩa giáo dục sâu sắc hơn lúc nào hết. Loại hình báo chí, công nghệ tin học, phương thức biểu đạt, truyền tải thông tin thay đổi và rồi đây sẽ còn tiếp tục đổi thay đến mức chóng mặt. Song bản chất của báo chí nói chung và những nguyên lý cơ bản của báo chí cách mạng thì vẫn giữ nguyên giá trị của chúng./.
____________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 1+2.2005
Hồng Dương
Bài liên quan
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
- Chuyển đổi số báo chí và giải pháp cho chuyển đổi số báo chí tại Việt Nam -nhìn từ góc độ nguồn nhân lực
- Những yếu tố làm nên giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức trong cơ quan báo Đảng
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Thực trạng việc làm của phụ nữ trong độ tuổi lao động tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
-
3
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đảng cách mạng và định hướng giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay
-
4
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
-
5
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
6
Đấu tranh phản bác luận điệu lợi dụng vấn đề “quyền của người bản địa” kích động “ly khai, tự trị” dân tộc
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý thông tin về bảo hiểm nhân thọ trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, báo mạng điện tử trở thành kênh thông tin quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức của công chúng về nhiều lĩnh vực, trong đó có bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, sự bùng nổ thông tin cũng đặt ra thách thức lớn trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng nội dung, đảm bảo tính chính xác, khách quan và minh bạch. Thực tế cho thấy, bên cạnh những bài viết cung cấp thông tin hữu ích về quyền lợi, chính sách bảo hiểm nhân thọ, vẫn tồn tại không ít nội dung thiếu kiểm chứng, mang tính giật gân hoặc gây hiểu lầm, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng quản lý thông tin về bảo hiểm nhân thọ trên báo mạng điện tử Việt Nam, từ đó, đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng quản lý, là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng thông tin, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và góp phần phát triển thị trường bảo hiểm bền vững.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, việc quản lý và truyền tải thông điệp về quy hoạch đô thị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, có trách nhiệm và sứ mệnh tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận về các vấn đề quy hoạch đô thị. Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về “quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay”, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần vào sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam.
Chuyển đổi số báo chí và giải pháp cho chuyển đổi số báo chí tại Việt Nam -nhìn từ góc độ nguồn nhân lực
Chuyển đổi số báo chí và giải pháp cho chuyển đổi số báo chí tại Việt Nam -nhìn từ góc độ nguồn nhân lực
Đến thời điểm hiện nay, báo chí thế giới đã bước vào giai đoạn chuyển đổi số thứ 3, với việc ứng dụng công cụ Open AI, ChatGPT vào sản xuất, sáng tạo nội dung. Chuyển đổi số đang dẫn dắt báo chí khai phá những tiềm năng truyền thông siêu lớn dựa trên nền tảng công nghệ tân tiến và năng lực sáng tạo vô tận của con người. Nhưng tại Việt Nam, nhiều cơ quan báo chí vẫn đang loay hoay với câu hỏi, chuyển đổi số như thế nào, bởi thiếu kinh phí, cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ, đặc biệt là thiếu nhân lực am tường công nghệ và năng lực sáng tạo…, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí và cơ sở đào tạo.
Bình luận