Những trải nghiệm quý giá trong tác nghiệp
Nghĩa cử thật cao đẹp
Là một phóng viên theo dõi lĩnh vực y tế - sức khỏe, công việc của tôi là thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với những người ốm đau, bệnh tật. Chứng kiến họ vượt qua khó khăn, chống chọi với bệnh tật để tôi thấy rằng trong cuộc sống, vốn quý nhất là sức khỏe.
Và ở một góc độ khác, công việc này cũng cho tôi nhiều cơ duyên gặp những người say sưa làm thiện nguyện, cống hiến cho cuộc đời từ dòng máu trong huyết quản; ngay cả khi trút hơi thở cuối cùng họ cũng hiến phần nội tạng của mình để mang lại sự sống và ánh sáng cho người khác.
Trong hơn 10 năm làm lĩnh vực này, mỗi nơi tôi đi qua, mỗi con người tôi gặp đều để lại những cảm xúc, ấn tượng khác nhau. Đó là chuyến công tác về huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, tôi được nghe nhiều câu chuyện, tiếp xúc với nhiều con người ở làng “hành thiện” của xã Văn Hải. Một huyện với số dân theo đạo Thiên chúa giáo chiếm phần nhiều và có số người đăng ký hiến giác mạc lên tới hơn 10.000 người và số người đã hiến giác mạc là gần 300 người (ở thời điểm năm 2018). Người trong họ mạc, trong gia đình đều noi gương nhau đăng ký hiến giác mạc nếu không may qua đời. Tâm niệm “hành thiện” đã trở thành “cha truyền, con nối” ở những làng quê này...
Và rồi, khi làm phóng viên theo dõi lĩnh vực này, tôi cũng có dịp chứng kiến sự hy sinh, nghĩa cử nhân đạo cao quý hơn nữa: Đó là những người dâng hiến toàn bộ nội tạng của mình khi qua đời. Sự dâng hiến đó đã giúp 5 - 6 người khác được hồi sinh, được nhìn lại ánh sáng cuộc đời. Đó là sự hy sinh cao cả của họ cũng như của người thân trong gia đình vì mục đích duy trì sự sống. Không phải ai cũng dễ dàng đưa ra được những quyết định này trong giây phút sinh - tử chuẩn bị lìa xa. Vì thế, chứng kiến những giây phút, nghĩa cử cao đẹp và sự quyết định đó, khiến con tim tôi rung lên nhịp đập đầy cảm phục và xúc động.
Tất cả vì cộng đồng
Vẫn là những người làm việc thiện trong quãng đường làm nghề mà tôi từng gặp, đó là một người mang quốc tịch Thái Lan, anh Chinorros, nhưng lại tình nguyện hiến máu tại Việt Nam tới 27 lần trên tổng số 48 lần hiến máu trong cuộc đời. Tên gọi của anh bằng tiếng Việt là Đỗ Bá Tý.
Sống và làm việc tại Việt Nam 17 năm, anh Chinorros đã duy trì niềm vui hiến máu khi còn là sinh viên ở Thái Lan. Không những thế, người đàn ông này còn tuyên truyền, vận động mọi người trong công ty tham gia với số lượng 500 người hiến máu thường xuyên và 300 người sẵn sàng hiến máu khi cấp bách.
Điều khiến tôi cảm thấy cảm kích nhất là anh Chinorros quan niệm thật giản dị: Hiến máu ở Việt hay ở Thái đều như nhau. Máu lúc nào cũng cần thiết. Người bệnh ở đâu cũng cần được cứu chữa, người bệnh cần máu mình có máu thì giúp đỡ - đó là việc nên làm. Cũng là một cơ duyên khi tôi gặp anh Hoàng Xuân Thuỷ, thành viên CLB hiến máu khẩn cấp của huyện đảo Cát Bà, huyện Cát Hải tại lễ hội tôn vinh người hiến máu tình nguyện.
Khi đọc qua danh sách những người được tôn vinh, tôi đã chú ý đến câu chuyện của anh: Giữa đêm tối mưa rét có ca cấp cứu đã lao đi hiến máu; đồng thời anh vận động mọi người tham gia hiến máu... Thế rồi, khi còn đang tìm kiếm “nhân vật” đặc biệt này, tôi tình cờ chú ý đến người ngồi kế bên đang loay hoay chụp ảnh. Quay sang bắt chuyện, tôi mới biết đó chính là người mình cần tìm.
Nhớ lại thời điểm 7 năm trước khi phong trào hiến máu tình nguyện ở huyện đảo Cát Hải còn chưa phát triển, buổi tiếp nhận máu đầu tiên, anh Thủy còn là người căng bạt, chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi hiến máu diễn ra thành công. Sau “lần đầu tiên” ấy, anh Thủy đã tham gia vận động hàng trăm người hiến máu góp phần cung cấp máu kịp thời cho quá trình điều trị.
Đặc biệt, là thành viên của CLB hiến máu dự bị, anh Thủy như “tủ máu di động”, khi có ca cấp cứu anh Thủy đã lên đường đến cơ sở y tế. Điều khiến tôi cảm kích chính là thái độ đầy nhiệt thành của anh khi tham gia hiến máu: Anh luôn “xí phần” ở đầu danh sách người hiến máu khẩn cấp và dặn bác sỹ rằng, “có ca cấp cứu nào cứ gọi tôi đầu tiên”. Mâm cơm đã dọn ra, nhưng có ca cấp cứu cần máu, anh đã lẳng lặng đi hiến mà không nói cho ai. Khi máu của mình cứu được người bệnh cũng đủ khiến anh cảm thấy vui sướng và duy trì niềm vui đó để tiếp tục... tham gia hiến máu.
Đi và gặp để cảm nhận
Nhưng trong quá trình tác nghiệp, tôi cũng gặp không ít kỷ niệm buồn. Đó là những người mẹ mang trong bình căn bệnh ung thư quái ác, nhưng vẫn từ chối điều trị để không ảnh hưởng đến con; vẫn quyết tâm vượt qua bạo bệnh để con được sinh ra. Sức mạnh kỳ diệu, thiêng liêng của tình mẫu tử đã giúp họ có nghị lực, niềm tin để vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc đời, để vượt cạn thành công, để gieo mầm sống mới...
Còn vô vàn những mảnh đời, số phận bất hạnh khác mà tôi từng tiếp xúc, chứng kiến. Điều tôi cảm nhận được ở họ chính là tinh thần lạc quan, niềm khát khao được sống. Chính ý chí, nghị lực ấy của họ đã mang đến cho tôi nhiều cách nhìn mới về cuộc sống.
Cảm động, khâm phục với những hành động nhân văn, những nghĩa cử đẹp của cộng đồng, tôi đã có sự đổi thay trong suy nghĩ của chính mình. Tôi đã tham gia hiến máu tình nguyện khi có thể, san sẻ chút vật chất nhỏ của mình cho người có hoàn cảnh khó khăn. Và hơn hết, tôi biết trân quý những giá trị đích thực trong cuộc sống: Đó là sức khỏe, sự bình an trong tâm hồn. Tôi cho rằng, đó chính là những người “nên gặp” trong cuộc đời, bởi nhờ gặp gỡ họ, tiếp xúc trò chuyện với họ mới thấy cuộc đời này còn nhiều điều tốt đẹp với những thanh điệu trong trẻo của tình yêu thương, sự bao dung.
“Những người nên gặp, những việc cần xảy ra” trong cuộc đời làm báo của tôi chỉ đơn giản như vậy, nhưng tôi vô cùng trân quý. Đó chính là những sự trải nghiệm không dễ gì có được với tất cả mọi người. Vì khi trực tiếp trải qua, chúng ta mới thực sự thấm thía những giá trị đích thực, những điều thực sự cần thiết với chính mình. Có những lúc, tôi thầm cảm ơn nghề báo đã không từ chối sự lựa chọn của tôi...
Hà Dũng
Nguồn: http://nguoilambao.vn/nhung-trai-nghiem-quy-gia-trong-tac-nghiep-n14991.html
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý thông tin về bảo hiểm nhân thọ trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, báo mạng điện tử trở thành kênh thông tin quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức của công chúng về nhiều lĩnh vực, trong đó có bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, sự bùng nổ thông tin cũng đặt ra thách thức lớn trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng nội dung, đảm bảo tính chính xác, khách quan và minh bạch. Thực tế cho thấy, bên cạnh những bài viết cung cấp thông tin hữu ích về quyền lợi, chính sách bảo hiểm nhân thọ, vẫn tồn tại không ít nội dung thiếu kiểm chứng, mang tính giật gân hoặc gây hiểu lầm, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng quản lý thông tin về bảo hiểm nhân thọ trên báo mạng điện tử Việt Nam, từ đó, đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng quản lý, là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng thông tin, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và góp phần phát triển thị trường bảo hiểm bền vững.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận