Thú chơi báo tết
Ngoài cái thú chơi chim, chơi hoa cảnh, cá cảnh và đá cảnh, một số người trong những năm gần đây lại chuyển sang nghề chơi báo Tết. Thú chơi này không phân biệt tuổi tác nhưng đòi hỏi phải có trình độ, chịu khó, có tri thức và cũng phải có tiền nữa. Tôi thuộc diện người lớn tuổi và cũng đã chơi báo Tết từ hơn mười năm nay.
Nói đến chuyện chơi báo Tết trước tiên phải nói đến tiền bạc. Giá mỗi tờ báo Tết trung bình từ 10-15.000 đ/tờ. Nếu mua cho thật đầy đủ cũng phải mất bạc triệu. Hiện nay, mỗi tỉnh có đến từ 5-7 tờ báo ngành, báo Đảng. Nếu nhân lên tất cả tỉnh thành khắp nước thì cũng non 400 tờ. Đó là chưa kết các báo tập trung ở Trung ương hàng trăm tờ nữa.
Báo Tết tờ nào cũng đẹp, cũng hấp dẫn muốn mua hết cả. Nhìn lên các sạp báo Tết, giống như nhìn vào vườn hoa cảnh, mỗi tờ mỗi vẻ, chỉ còn ngại vào túi tiền thôi. Cũng giống như chơi cây cảnh, phải chăm sóc, bảo quản từng tờ báo. Báo phải lưu giữ ở những nơi thông thoáng, tránh ẩm thấp, phải luôn xem chừng các chú mối mọt. Vài ba tháng làm vệ sinh các đống báo một lần, nghĩa là quét, lau bụi bặm, xịt thuốc chống mối mọt chung quanh, ngoài ra còn phải đặt thêm cái túi bột long não, kiểm tra từng đống từng loại, theo từng khổ để dễ truy tìm tài liệu mỗi khi cần đến. Chỉ liếc nhìn qua những chồng báo xếp đặt có hệ thống, có ngăn nắp thì cũng biết người chơi báo ưa thích, say mê nó đến mức nào rôi.
Thú chơi báo Tết rất bổ ích, đưa cuộc sống của mình ngày càng đến Chân – Thiện – Mỹ. Đọc báo Tết còn là niềm vui, là chất tố để bồi dưỡng trí tuệ, và vừa để thư giãn tinh thần. Ngày thường, báo vốn đã có nhiều mục nhưng báo Tết lại càng đa dạng, phong phú hơn. Tờ báo Tết nào cũng có hình thức đẹp, nội dung phong phú, và càng về sau càng phong phú hơn nữa. Bởi lẽ, làm báo Tết có sự cạnh tranh giữa tờ báo này với tờ báo khác để bán được số lượng nhiều, ngoại trừ một số báo và tạp chí còn bao cấp thì vẫn còn ung dung… phát hành tới đâu hay tới đó, và thường phát hành rất trễ, nội dung và hình thức còn nghèo nàn. Tựu trung báo Tết phục vụ bạn đọc hết mình và người đọc càng khoái và càng bổ ích cho vốn kiến thức của mình.
Tất cả báo Tết ở những trang đầu đều có những bài viết ca ngợi về Đảng quang vinh, về Bác Hồ kính yêu của nhiều tác giả. Nếu sưu tập đầy đủ các báo có thể in thành bộ sách lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và cuộc đời vĩ đại của Bác. Mỗi tác giả đều có cách viết riêng, tư duy riêng, không trùng lặp và luôn luôn mới mẻ, hấp dẫn. Các báo còn có những bài viết chiến lược về tiềm năng kinh tế, du lịch, về giáo dục, về y tế, về nông nghiệp và quốc phòng. Đặc biệt, tất cả các báo Tết đều dành vài trang về thể thao, phim ảnh, kịch trường. Nhất là trang thơ Xuân ngày Tết rất phong phú và rất hay, quy tụ nhiều nhà thơ khắp mọi miền đất nước qua nhiều thế hệ. Rồi đến những món ăn đặc sản của mỗi địa phương, mỗi miền. Nhỏ nhặt như chuyện bếp núc, mẹo vặt, hướng dẫn cách nấu nướng, cắm hoa, chưng quả ngày Tết. Các báo Tết còn giới thiệu các danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục mừng Xuân đón Tết khắp nơi trong nước và quốc tế. ở trang cuối tờ báo, hầu hết đều có mục thơ vui, tiểu phẩm, tranh biếm họa để thư giãn những ngày đầu năm mới. Đó là chưa kể đến những trang quảng cáo đủ màu sặc sỡ, hấp dẫn, xem mãi không chán.
Báo Tết quả là một “kho” tài liệu quý, nếu xếp đặt có hệ thống theo chuyên mục sẽ là một bộ “Bách khoa toàn thư”. Sưu tập báo Tết là một cái thú thanh cao, bồi dưỡng kiến thức, trau dồi trí tuệ, là nguồn tư liệu vô giá để con cháu học tập…/.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
3
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
5
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
6
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hoạt động báo chí trong quá trình định hình Võ Nguyên Giáp như một nhà chỉ huy quân sự: tiếp cận từ lý thuyết trường của Pierre Bourdieu
Tiếp cận từ lý thuyết "trường" (field) của Pierre Bourdieu, bài viết đặt giả thuyết rằng việc hình thành tư duy chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không đơn thuần như một sản phẩm của “trường” quân sự, mà là kết quả của một quá trình dịch chuyển vốn và tập tính từ trường báo chí sang trường quân sự. Bài viết hướng đến làm rõ hoạt động báo chí của Võ Nguyên Giáp giai đoạn 1927 – 1944 không chỉ là hình thức tuyên truyền, đấu tranh chính trị, mà còn là một không gian rèn luyện tư duy tổ chức, năng lực huy động và năng lực tổng hợp – những yếu tố nền tảng cấu thành tư duy chiến lược quân sự sau này của ông. Trong điều kiện chưa tiếp cận đầy đủ các văn bản báo chí gốc, bài viết chọn hướng phân tích theo lối cấu trúc xã hội (social structure), sử dụng các khái niệm như vốn (capital), tập tính (habitus), và động lực liên trường (inter-field dynamics) để phân tích quá trình hình thành năng lực chiến lược quân sự ở Võ Nguyên Giáp, từ đó, mở ra hướng tiếp cận liên ngành giữa báo chí học, xã hội học và lịch sử tư tưởng quân sự.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận