Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam

Quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn đan xen, song quá trình thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn.
Song với mục đích, động cơ đen tối, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại luôn tìm mọi cách để phủ nhận kết quả thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta. Thủ đoạn chúng thường thực hiện đó là lợi dụng những hạn chế, tiêu cực trong xã hội; những thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật ở từng bộ phận, địa phương, tổ chức, cá nhân, nhất là cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn của một bộ phận nhân dân, những người nghèo, vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo; sự phân hóa, chênh lệch giàu nghèo… để xuyên tạc, chống phá. Chúng ra sức tuyên truyền luận điệu vu cáo Đảng, Nhà nước ta không quan tâm, chăm lo đến cuộc sống của người dân, thậm chí “bỏ mặc” nhân dân, chỉ chăm lo cho lợi ích của Đảng, lợi ích của cán bộ, đảng viên… Từ việc dựng lên một hình ảnh Việt Nam không có “dân chủ”, mất “công bằng”, các thế lực phản động, thù địch không ngừng kêu gọi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy, những luận điệu vô căn cứ nói trên xuất phát từ góc nhìn phiến diện, một chiều và động cơ chính trị đen tối của các thế lực thù địch, phản động. Cần khẳng định rõ, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó cũng chính là đường lối, chủ trương xuyên suốt của Đảng, hiện thực sinh động về tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta. Với việc khởi xướng công cuộc đổi mới, Đại hội VI (1986) đã đánh dấu bước đổi mới căn bản tư duy của Đảng ta về xây dựng CNXH, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam. Về bản chất, việc phát triển kinh tế trong CNXH đã hướng đến và bao hàm tiến bộ, công bằng xã hội. Tiến bộ, công bằng xã hội là mục tiêu hướng đến, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm để kinh tế phát triển lành mạnh. Như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”; “không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”(1). Bám sát thực tiễn, Đảng ta đã kiên trì lãnh đạo thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển đất nước.
Đặc biệt, đến nay sau hơn 35 năm đổi mới, quá trình thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đã đạt được những thành tựu to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc gắn kết phát triển kinh tế với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội đã được thực hiện có hiệu quả; tạo cơ sở kích thích, khơi dậy và phát huy tính tích cực, năng động của con người. Nhờ vậy, các giai tầng xã hội và các chủ thể kinh tế tự do, tự chủ đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm từ 6,9% của năm 2001 xuống 3,22% năm 2021.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong 35 năm qua đạt khoảng 7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng hơn 23 lần, từ 159 USD/năm (1985) lên 3.743 USD/năm (2021). Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng từ 2,4 tỷ USD (1990) lên 660 tỷ USD (2021). Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều… Đây là cơ sở, điều kiện có tính quyết định để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Công tác an sinh xã hội được thực hiện có hiệu quả trên phạm vi cả nước. (Ảnh minh họa)
Trên phạm vi cả nước, an sinh xã hội được thực hiện ngày càng tốt hơn. Chính sách bảo trợ, hỗ trợ xã hội có nhiều tiến bộ. Riêng trong giai đoạn 2015-2020, cả nước đã hỗ trợ nhà ở cho 335,8 nghìn hộ người có công; hỗ trợ nhà ở cho hơn 181,4 nghìn hộ nghèo ở nông thôn và các vùng thường xuyên bị bão lụt; xây dựng hơn 6 triệu m2 nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị và công nhân các khu công nghiệp. Mới đây nhất, trong đại dịch Covid-19, Nhà nước dành nhiều nguồn lực, biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, như giảm, giãn thuế, phí, lệ phí; giảm giá điện, nước, dịch vụ viễn thông; khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất tín dụng...
Nhất quán chủ trương thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều thành tựu. Quy mô giáo dục phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững. Số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 chiếm 99%; số trẻ đi học và hoàn thành tiểu học sau 5 năm chiếm trên 92% (thuộc nhóm đầu của ASEAN). Hiện có 95% số người lớn biết đọc, biết viết; đã phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010. Hệ thống y tế được tổ chức đến tận cơ sở thôn, bản không những phát huy tốt hoạt động y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu mà trong nhiều lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật khám, điều trị, chữa bệnh đã đạt trình độ tiên tiến của thế giới, nhất là kỹ thuật ghép chi, ghép tạng và sản xuất vắc-xin... Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2021.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu nổi bật nêu trên, vẫn “có biểu hiện chưa quan tâm đúng mức bảo đảm phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa;... bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường; chưa bảo đảm phát triển tổng thể, đồng bộ các vùng, miền, địa phương theo lợi thế so sánh và phát huy điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù”(2).
Khách quan nhìn nhận, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là vấn đề phức tạp; vừa phụ thuộc vào các điều kiện khách quan, nhất là trình độ kinh tế, vừa phục thuộc vào năng lực chủ quan của các chủ thể xã hội. Ở nước ta, chủ trương của Đảng về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội được triển khai thực hiện đồng bộ, thường xuyên đã tạo điều kiện để các giai cấp, tầng lớp nhân dân với đặc điểm, nhu cầu đa dạng, phong phú đều có cơ hội đóng góp cho đất nước; đồng thời, được thụ hưởng xứng đáng, phù hợp với thành quả phát triển từ các chính sách kinh tế, xã hội của đất nước.
Rõ ràng, với quan điểm xuyên suốt, nhất quán, Đảng và Nhà nước đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới. Những kết quả tích cực, toàn diện trên mọi mặt đời sống xã hội đã không chỉ khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa do Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực xây dựng; mà còn là những minh chứng sinh động để đập tan các âm mưu, luận điệu phủ nhận kết quả thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam.
Mọi âm mưu, hành động xuyên tạc, phủ nhận kết quả thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua sẽ không thể đánh lừa được dư luận trong nước và quốc tế. Trực tiếp thụ hưởng thành quả thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, mọi người dân Việt Nam sẽ tiếp tục đoàn kết một lòng, hiện thực hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
______________________________________________________________
(1) Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 16/5/2021.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, T.I, Nxb. Chính trị quốc gia, H., tr.108.
Nguồn: Bài đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12/12/2022
Bài liên quan
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
- Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
- Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thực hành tiết kiệm
- Một số vấn đề đặt ra trong việc phát hiện và sử dụng cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia gian trưng bày tại Hội báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội báo toàn quốc 2025 khai mạc với chủ đề "Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia gian trưng bày tại Hội báo toàn quốc 2025 nhằm giới thiệu các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu tiêu biểu, qua đó khẳng định vai trò của Học viện là trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị. Hoạt động này cũng góp phần tăng cường kết nối, lan tỏa hình ảnh Học viện trong không gian báo chí toàn quốc, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng, cư trú xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, người có uy tín có vai trò quan trọng trong triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới.
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khẳng định những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội IV của Đảng đã viết: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ qua mãi mãi gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh…”(1). Bài viết khẳng định những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là biểu tượng bất diệt của tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập, tự do và là nguồn cổ vũ to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Thực hành tiết kiệm
Thực hành tiết kiệm
Tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, là hai trụ cột để đi tới thịnh vượng, giàu có đối với cả phạm vi gia đình, đất nước và xã hội. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là điều cần làm trong cuộc sống của từng cá nhân và toàn xã hội, là “hòn đá tảng” góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Đó phải là trách nhiệm chung và cần trở thành nếp sống, thành văn hóa hằng ngày của mỗi chúng ta.
Bình luận