Từ phép biện chứng của Ph.Ăngghen bàn về mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nguồn nhân lực
Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người - chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá tinh thần. Mặt khác, với tính tất yếu khách quan của cuộc cải tạo xã hội một cách toàn diện, của sự nghiệp phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa thì sự nghiệp CNH, HĐH và vấn đề phát triển nguồn nhân lực là hai mặt thống nhất không thể tách rời của quá trình phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Với yêu cầu đó, việc nghiên cứu các quan điểm biện chứng của các nhà kinh điển Mác, Ăngghen, Lênin và việc vận dụng các quan điểm này vào thực tiễn nước ta hết sức cần thiết.
1. Tư tưởng của Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNH, HĐH không đơn giản chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc về chất ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong mối quan hệ và tác động đến quá trình CNH, HĐH, yếu tố con người luôn giữ vị trí, vai trò quyết định. Vì con người là chủ thể là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội; con người là động lực cơ bản nhất của sự nghiệp CNH, HĐH.
Xét dưới góc độ kinh tế, xã hội hay kỹ thuật công nghệ thì chủ thể của quá trình CNH, HĐH vẫn chính là con người. Thực tế cho thấy, quá trình CNH, HĐH sẽ không thể thực hiện thành công nếu thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt và nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nguồn nhân lực này là lực lượng duy nhất với những năng lực của mình như kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh xác định mục tiêu, nội dung và những giải pháp tiến hành CNH, HĐH. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ có những bước phát triển nhanh và tác động ngày càng mạnh vào đời sống xã hội như hiện nay thì nguồn nhân lực được xem là yếu tố cơ bản nhất trong hệ thống các nguồn lực của quá trình thực hiện CNH, HĐH. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao trở thành yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công.
Quá trình công nghiệp hoá diễn ra do sự quy định của nhiều yếu tố, trong đó, trước hết và chủ yếu là chất lượng nguồn nhân lực. Không thể nói đến CNH, HĐH đất nước trong thời đại văn minh trí tuệ, thời đại cách mạng khoa học và công nghệ mà lại thiếu đội ngũ cán bộ khoa học giỏi.
Khả năng sáng tạo của con người là rất to lớn. Khi nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến thành công trong phát triển kinh tế của các nước châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc... nhiều ý kiến cho rằng, họ đã biết kết hợp giữa thành tựu khoa học công nghệ với tinh thần dân tộc và đặc biệt biết phát huy năng lực sáng tạo của con người. Trước đây khi nói về vai trò của con người đối với sự phát triển, trước hết là sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất, Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh rằng, "... chỉ có phương tiện cơ giới và hoá học phù trợ thì không đủ. Còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó nữa"(1).
Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, các nước có thể khắc phục sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ thông qua con đường chuyển giao, nhập khẩu hoặc gia tăng nguồn vốn bằng cách vay từ các nước trên thế giới. Nhưng người ta lại không thể nhập khẩu hay vay mượn được khả năng sáng tạo của con người. Vì thế, có thể khẳng định rằng năng lực sáng tạo nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực nói chung, là yếu tố nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội.
Như đã trình bày ở trên, giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh CNH, HĐH có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vì thế, khi khẳng định vai trò quan trọng và sự tác động có tính chất quyết định của nguồn nhân lực đối với thực hiện CNH, HĐH, cần phải thấy rằng, quá trình CNH, HĐH cũng có tác động trở lại đối với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực.
CNH, HĐH với những thành tựu của nó, là điều kiện vật chất quyết định để thay đổi nếp nghĩ, nếp làm còn mang nặng dấu ấn tiểu nông, sản xuất nhỏ của một bộ phận đáng kể lực lượng lao động. Thực tế nước ta, xét về phương diện sức lao động xã hội, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, chiếm 80% dân số cả nước. Họ chủ yếu vẫn là những người tiểu nông, sản xuất nhỏ, ý thức tổ chức, kỷ luật thấp... Vì thế, đẩy mạnh CNH, HĐH sẽ tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ, tích cực lực lượng lao động ở Việt Nam hiện nay. Do đó, sự hình thành và phát triển của các yếu tố hiện đại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là trong sản xuất do CNH, HĐH đất nước mang lại, sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đối với lực lượng lao động.
Đẩy mạnh CNH, HĐH sẽ thúc đẩy phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Một mặt, sự phát triển của nó tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để con người tiếp cận với những dịch vụ xã hội ngày càng đầy đủ, hoàn chỉnh hơn: giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ... Mặt khác, quá trình CNH, HĐH lại đặt ra những nhu cầu mới buộc con người, phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi với những điều kiện mới... Có thể nói, những tác động đó đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và làm nên giá trị vô tận "khai thác không bao giờ cạn" của nguồn nhân lực so với các nguồn lực khác.
CNH, HĐH còn là cơ sở quan trọng để thực hiện mục tiêu giải phóng và phát triển con người một cách toàn diện. Đúng như các nhà kinh điển đã khẳng định: thực chất của tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài người là vì con người, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn cho con người, phát triển con người toàn diện và giải phóng con người. Nói theo Ăngghen là đưa con người "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do"(2), là làm cho "có người cuối cùng là người chủ của tồn tại xã hội của chính mình, cũng đồng thời trở thành những người chủ của tự nhiên, người chủ của bản thân mình - trở thành những người tự do".
2. Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và CNH, HĐH, những vấn đề đang đặt ra ở nước ta hiện nay
Xuất phát từ tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về sự phát triển vì con người, giải phóng nhân loại, chúng ta có thể khẳng định rằng sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay chính là cuộc cách mạng - cách mạng con người. Đẩy mạnh CNH, HĐH là phương tiện, phương thức để đạt mục tiêu cao cả, đầy tính nhân văn mà nhân loại đang phấn đấu đó là vì cuộc sống hạnh phúc và ngày càng tốt đẹp của con người, vì sự giải phóng và phát triển toàn diện con người.
Trong sự nghiệp đổi mới và thực tiễn CNH, HĐH đất nước, quan niệm coi con người là "mục tiêu và động lực" của sự phát triển kinh tế xã hội trở thành quan niệm phổ biến. Phát triển nguồn nhân lực được coi là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng ta luôn coi hướng phát triển con người Việt Nam "con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: CNH, HĐH phải hướng đến mục tiêu "... tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội..." và "chúng ta cần phải nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả phát triển, đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp sức thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Với định hướng chiến lược đó, trong những năm gần đây việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được quan tâm đặc biệt và đạt được nhiều tiến bộ. Báo cáo phát triển con người 2003 của chương trình Liên hợp quốc đã nhận định: trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc về giảm nghèo và phát triển con người. Sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta thời gian qua đã có những đóng góp quyết định vào sự nghiệp CNH, HĐH. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được duy trì khá cao và ổn định, mặc dù tình hình thế giới và trong nước có những khó khăn lớn (bệnh SARS, thiên tai...). Tuy nhiên, nguồn nhân lực ở nước ta còn chưa phù hợp, thiếu cân đối để đáp ứng với sự phát triển của CNH, HĐH. Chất lượng nguồn nhân lực còn kém so với yêu cầu của CNH, HĐH như: tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ít, trình độ chuyên môn thấp, không phát triển cân đối giữa các ngành nghề, trình độ... Nguyên nhân chủ yếu do thiếu tính kế hoạch của giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, "thừa thầy, thiếu thợ". Tâm lý trọng bằng cấp và xem nhẹ kỹ năng nghề nghiệp còn khá phổ biến, người học nghề không thấy tương lai của mình trong nghề; lĩnh vực đào tạo nghề còn chưa thực sự được quan tâm. Cụ thể, kinh phí dành cho dạy nghề rất hạn hẹp, chưa tới 5% tổng chi cho giáo dục - đào tạo. Vì thế, dẫn đến tình trạng mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa các trình độ, ngành nghề và thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao. Hơn nữa, chúng ta còn thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ giỏi. Đội ngũ này là lực lượng nòng cốt trong nguồn nhân lực, là nhân tố đảm bảo thắng lợi của CNH, HĐH. Tiếc thay, không phải chúng ta không nhận được thức điều này mà chính là cơ chế sử dụng, quản lý khoa học, cơ chế đào tạo người làm khoa học đỉnh cao và bồi dưỡng nhân tài còn nhiều bất cập. Thực tế đang diễn ra ngày càng trầm trọng trình trạng "chảy máu chất xám". Đây là nguy cơ khó lường nếu không sớm được khắc phục. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng chủ yếu là do đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cán bộ khoa học - công nghệ vốn đã không hợp lý lại thực hiện rất chậm. Cuộc sống và làm việc của cán bộ khoa học - công nghệ có nhiều khó khăn. Vì vậy, một số người phải chuyển nghề phải "chân trong, chân ngoài" để kiếm sống hoặc làm việc với đối tác nước ngoài. Một nguyên nhân khác là trong đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ có tình trạng lão hoá cả về tuổi tác và tri thức; chính sách và cơ chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của khoa học - công nghệ.
3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng cho sự nghiệp CNH, HĐH
Để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thực sự có khả năng tiến hành thành công sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện hiện nay, cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ trên quy mô toàn xã hội.
Một là, căn cứ vào yêu cầu phát triển các ngành, vùng lãnh thổ cần tổ chức bố trí lại lực lượng lao động một cách hợp lý trên phạm vi cả nước theo hướng CNH, HĐH phù hợp với từng địa phương, từng vùng, lãnh thổ.
Hai là, cần tăng đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, đồng thời quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Nên xuất phát từ nhu cầu thị trường bởi lẽ chính thị trường sẽ thúc đẩy kích thích tính tích cực các cơ quan giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chỉ có như vậy giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học mới mang lại hiệu quả đích thực.
Ba là, để có nguồn nhân lực thực sự có khả năng tiến hành thành công sự nghiệp CNH, HĐH cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách đúng đắn, hợp lý, trong đó vấn đề quan trọng trước hết là đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực thể hiện:
+ Xây dựng cơ cấu ngành nghề đào tạo phải đáp ứng và phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng: tiếp tục duy trì quy mô, tốc độ đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo đại học và trên đại học. Cần tăng quy mô, tốc độ và nâng cao chất lượng đào tạo nghề vì hiện nay nhân lực qua đào tạo nghề của nước ta còn rất thấp.
+ Đổi mới cơ chế, chính sách đánh giá, sử dụng, đãi ngộ đối với người lao động nhất là những người lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Cần sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc đúng chuyên môn để khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ; cần có chính sách luân chuyển cán bộ, chính sách thu hút nhân tài; cải cách căn bản tiền lương để tiền lương thực sự là thu nhập chủ yếu của người lao động./.
______________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 (tháng 5+6).2005
(1), (2) C.Mác và Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập, T.6, Nxb. CTQG, Hà Nội, Tr.474.
Nguyễn Thị Thuý Nga
Bài liên quan
- Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
- Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thư cảm ơn của PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng biên tập Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)” và đón nhận Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin được gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thủ trưởng các đơn vị, các nhà khoa học, các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các đồng chí cộng tác viên và bạn đọc lời cảm ơn trân trọng. Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được tình cảm và sự quan tâm của các đồng chí !
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
Phát triển nguồn nhân lực không những góp phần đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng mà còn góp phần đảm bảo phúc lợi cho người lao động. Vì thế, trong quá trình hội nhập, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực – yếu tố then chốt để Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của nguồn nhân lực, Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã có những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và đã đạt được những kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Song, bên cạnh những thành tựu, vẫn con những hạn chế nhất định, vì vậy, cần xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng yếu tố quyết định thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo lợi thế cạnh tranh của tỉnh hiện nay trong thời gian tới.
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp sâu sắc đối với sự phát triển lý luận của Đảng về quyền con người. Những quan điểm của Tổng Bí thư sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và định hướng quan trọng cho các hoạt động về quyền con người trong thời kỳ mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Bình luận