Cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ
Ngày 3.10.2022, sau phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, Trung ương đã thảo luận và quyết định một số nội dung về công tác cán bộ. Theo đó, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm, căn cứ quy định của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, quyết định thi hành kỷ luật khai trừ Đảng 1 người và biểu quyết, thống nhất để 3 người thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Trước đó, trong Báo cáo kết quả công tác phòng chống tham nhũng 10 năm qua, Ban Nội chính Trung ương cho biết, tính đến tháng 6.2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Đặc biệt, thời gian gần đây, công cuộc phòng chống tham nhũng càng trở nên “nóng” hơn với khởi nguồn từ vi phạm pháp luật của Công ty Việt Á. Chỉ sau 6 tháng điều tra hàng loạt sai phạm liên quan đến công ty này đã có hơn 60 cá nhân đã bị khởi tố. Điều này cho thấy, quyết tâm rất lớn của Đảng, của các cơ quan tư pháp trong phòng chống tham nhũng với một tinh thần không khoan nhượng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Và việc cho thôi chức 3 Ủy viên Trung ương sau khi những cán bộ này bị kỷ luật cũng chính là bước cụ thể hóa Thông báo số 20-TB/TW, ngày 8.9.2022 về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Điều này khẳng định phương châm “có vào, có ra”, “có lên, có xuống” trong công tác cán bộ đã được đề cập từ nhiều năm trước đã trở thành bình thường trong công tác cán bộ. Công tác này không phải luôn “đóng khung”, tức là đã “vào” rồi thì không có “ra”, đã “lên” rồi thì không có “xuống” như một số ý kiến trước kia hay đề cập. Điều này cũng khẳng định sự lãnh đạo thống nhất, sát với thực tế hiện nay. Không còn có hiện tượng cán bộ bị xử lý kỷ luật xong lại được cất nhắc ở vị trí tương đương, thậm chí sau một thời gian lại được “nâng đỡ” thăng chức.
Như vậy, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, 7 Ủy viên Trung ương Đảng đã lần lượt nhận các hình thức kỷ luật Đảng gồm cách chức, thôi chức, khai trừ Đảng. Đó là các ông: Trần Văn Nam (SN 1963), cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; Chu Ngọc Anh (SN 1965) cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Nguyễn Thanh Long (SN 1966) cựu Bộ trưởng Bộ Y tế; Phạm Xuân Thăng (SN 1966) cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; Huỳnh Tấn Việt (SN 1962) Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên; Nguyễn Thành Phong (SN 1962) nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Bùi Nhật Quang (SN 1975), Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Có thể nói, những chuyển động thời gian gần đây trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân dân. Nhiều người cho rằng, việc một lúc nhiều cán bộ cấp chiến lược ra khỏi Trung ương, dù với bất cứ lý do gì cũng là nỗi buồn chung, nỗi xót xa chung và thật là đau xót. Bởi để đào tạo một cán bộ cấp cao không phải ngày một, ngày hai, trong đó có những người đang ở độ tuổi gần như “chín” về mọi mặt. Mặt khác, các cấp ủy đảng từ Trung ương xuống cơ sở đã tiến hành rất bài bản công tác quy hoạch, lựa chọn, đào tạo, thực hiện 5 bước quy trình công tác cán bộ, nhưng vẫn để lọt những người hư hỏng.
Nhưng dù sao thì việc thực hiện nghiêm minh này cũng thêm một lần khẳng định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thật sự nói đi đôi với làm và sẵn sàng đưa ra khỏi đội ngũ những người không còn xứng đáng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với diễn biến từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định giúp các tổ chức Đảng và đảng viên sớm nhận diện các biểu hiện vi phạm, tránh suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chính vì thế khi xem xét vi phạm của đảng viên, tổ chức Đảng cũng sẽ sớm kết luận, đánh giá mức độ cũng như tính chất của các khuyết điểm để có hình thức xử lý.
Chống tham nhũng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp. Trong lĩnh vực này dù "không có tiếng súng" nhưng cũng đầy nguy hiểm. Nhưng chúng ta tin rằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, "trên - dưới đồng lòng", “dọc ngang thông suốt”, cùng với việc hoàn thiện khung khổ pháp luật, nạn tham nhũng chắc chắn sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi, niềm tin của nhân dân với Đảng chắc chắn sẽ được củng cố, nâng cao. Quyết tâm lớn đã biến thành hành động lớn! ./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhật, 09.10.2022
Bài liên quan
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
- Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão và đóng vai trò then chốt cho sự phát triển, công tác tư tưởng, lý luận cũng đang đứng trước cơ hội để nâng tầm và hoạt động mạnh mẽ, hiệu lực, hiệu quả nếu biết tận dụng tốt những lợi thế cuộc cách mạng chuyển đổi số 4.0 mang lại.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Bình luận